Tuần 19 Lịch sử: Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới

I/ YÊU CẦU

-HS hiểu được sau năm 1950, chúng ta đồng thời phải chống lại với địch cả 3 mặt quân sự, kinh tế, văn hóa để tạo được 1 hậu phương vững mạnh, chuẩn bị cho chiến dịch mới.

-Qua đó HS nhận thức được thế nào là kháng chiến toàn dân, toàn diện.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bản đồ miền Bắc.

- Ảnh tư liệu.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2301 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuần 19 Lịch sử: Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 2 tháng 2 năm 2004 Lịch sử HẬU PHƯƠNG NHỮNG NĂM SAU CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI I/ YÊU CẦU -HS hiểu được sau năm 1950, chúng ta đồng thời phải chống lại với địch cả 3 mặt quân sự, kinh tế, văn hóa để tạo được 1 hậu phương vững mạnh, chuẩn bị cho chiến dịch mới. -Qua đó HS nhận thức được thế nào là kháng chiến toàn dân, toàn diện. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ miền Bắc. - Ảnh tư liệu. III/ LÊN LỚP: T.gian Họat động của thầy Họat động của trò ĐDDH 1ph 5ph 30ph 4ph 1- Ổn định lớp : Hát 2- Bài cũ : 3- Bài mới : Sau những chiến thắng vang dội ở Việt Bắc, biên giới, Quân và dân ta vừa lo ổn định hậu phương, vừa phải sẵn sàng chiến đấu để giữ vững thành quả cách mạng . Bài học Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới sẽ cho chúng ta biết điều đó . Chia nhóm thảo luận HĐ 1 1/ Tình hình chiến sự : Em hãy cho biết tình hình chiến sự trong nước sau chiến dịch biên giới năm 1950? HĐ 2 / 2/ Hậu phương : a/ Em hãy cho biết các hoạt động xã hội ở hậu phương sau chiến dịch biên giới ? Bài học SGK 3- Củng cố dặn dò : Trong bài học này các em cần ghi nhớ các ý chính nào? Chuẩn bị : Điện Biên Phủ , pháo đài thực dân sụp đổ. Nêu diễn biến của chiến dịch biên giới ? Ý nghĩa của chiến dịch biên giới ? a/ Phía giặc - Sau chiến dịch Biên giới, chính phủ Pháp cử Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi làm tổng chỉ huy kiêm cao ủy Pháp ở Đông Dương. ( Viên tướng duy nhất của Pháp được trao toàn quyền về hành động cả về chính trị và quân sự trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Đông Dương) - Đờ Tát-xi-nhi đã thiết lập 1 kế hoạch bình định gấp rút kết hợp với phản công quyết liệt, thể hiện sự cố gắng lớn của Pháp và Mĩ nhằm kết thúc chiến tranh. - Đầu năm 1951, địch xây dựng 113 vị trí ( gồm 1300 lô cốt ) từ Hồng Gai, Bắc Ninh qua Hà Đông đến Ninh Bình. Chúng tàn phá hàng trăm làng mạc, cưỡng bức hàng chục vạn dân vào chúng kiểm soát, lập lên “vàng đai trắng”. b/ Phía ta : Những cuộc tiến công quy mô của bộ đội vào các phòng tuyến kiên cố của địch, tiêu diệt 22000 tên địch trong chiến dịch Hòa Bình; phá vỡ từng mảng “ vành đai trắng” của địch. Thu đông 1952, ta mở chiến dịch Tây Bắc, giải phóng được 28500 km với 25 vạn dân gồm toàn tỉnh Nghĩa Lộ, gần hết tỉnh Sơn La… phá tan âm mưu lập: “Xứ Thái tự trị”của giặc Pháp.) -Phong trào thi đua yêu nước sôi nổi. Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất ngày 1-5-1952 - Trong gian khổ, sự nghiệp giáo dục vẫn tiếp tục phát triển. Mọi người hăng say học tập, hiểu rõ học tập cũng góp phần cho kháng chiến. b/ Nội dung của đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc ?( Đã tổng kết và biểu dương những thành tích to lớn của phong trào và chọn được 7 anh hùng. Đại hội đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta). c/ Những chuẩn bị của quân dân ta để trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp ? (Chính trên những thành tựu của xã hội, cuộc kháng chiến càng có đà phát triển. “Làng kháng chiến” mọc lên khắp nơi.) + Chính trị : Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng. Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc. + Kinh tế: Sản xuất được đẩy mạnh. + Văn hóa: phong trào học tập tiếp tục phát triển. +Quân sự : Lập làng kháng chiến . Ta thắng lớn ở khắp nơi.Mở rộng hậu phương . Các ghi nhận , nhận xét , lưu ý : ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • dochau phuong 1950.doc
Giáo án liên quan