Tìm hiểu về tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (bản đẹp)

Theo nghĩa rộng, dân là những người có gốc lịch sử sống chung trong một nước. Nước là sự kết hợp của ba nhân tố: một lãnh thổ tương đối rộng, một số lượng người ở trên lãnh thổ đó tương đối đông và có sự quản lý của một bộ máy Nhà nước. Khái niệm về dân ra đời, gắn với sự ra đời của nước và Nhà nước. Theo nghĩa rộng này, nếu hiểu về dân Việt Nam, thì mọi người chúng ta, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các tướng lĩnh đều là dân Việt Nam. Nhưng khi nói đến “Dân vận”, thì “Dân” ở đây theo nghĩa hẹp. Dân thuộc lớp người đông đảo nhất trong quan hệ với bộ phận cầm quyền, bộ phận lãnh đạo hoặc quân đội. Ví dụ: Quan hệ giữa Đảng với dân, giữa Nhà nước với dân, giữa quân với dân. Ý thức “lấy dân làm gốc” đã có từ xa xưa. “Dân” ở đây cũng theo nghĩa hẹp. Nhà nước tư sản ra đời, cai trị xã hội dựa vào pháp luật, xuất hiện khái niệm công dân tức là người dân có các tiêu chuẩn về công dân do luật định, không phải người dân nào cũng là công dân. Nhưng khi nói đến quan hệ giữa Nhà nước tư sản với dân, thì dân phải được hiểu theo nghĩa hẹp, là đối tượng cai quản của Nhà nước.

doc12 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (bản đẹp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ta: "Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng ta, phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng. Đối với những người có thói hư tật xấu, từ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời". Trong Di chúc, Người căn dặn Đảng: Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên luôn luôn chú ý đến phẩm chất yêu thương con người. Ba là: cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. - Theo Hồ Chí Minh thì: Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ "lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta". Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to; "không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi", không phô trương hình thức, không liên hoan, chè chén lu bù. Liêm tức là "luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân"; "không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân". Phải "trong sạch, không tham lam". "Không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá". Chính, "nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn". Đối với mình: không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình. Đối với người: không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà, không dối trá, lừa lọc. Đối với việc: để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà. Chí công vô tư, Người nói: "Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc". “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”; phải "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ". Bốn là :tinh thần quốc tế trong sáng. Đó là, tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản, mà Hồ Chí Minh đã nêu lên bằng mệnh đề "Bốn phương vô sản đều là anh em"; là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước, mà Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp bằng hoạt động cách mạng thực tiễn của bản thân mình và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc. Là một giáo viên đứng lớp và làm công tác chue nhiệm nhiều năm, bản thân thấy cần phải tu dưỡng đạo đức ở mức cao. Bởi chúng ta là những người làm công tác trồng người, đạo đức của chúng ta phải biểu hiện hàng ngày, hàng giờ, mọi lúc, mọi nơi, mọi góc độ, mọi tình huống. Vì đạo đức của chúng ta thứ nhất là để tạo được niềm tin yêu của lãnh đạo, đồng nghiệp. Sau đó là sự tin tưởng của phụ huynh và đặc biệt là sự noi gương của học sinh. Câu 6: Nội dung trình bày về Đảng trong di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn. TRƯỚC HẾT NÓI VỀ ĐẢNG - Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hǎng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. ĐOÀN KẾT là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Như vậy Bác đã sớm khẳng định rằng cuộc đấu tranh cảu nhân dân ta là hết sức khó khăn gian khổ. Các đồng chí lãnh đạo đảng, cán bộ, chiến sĩ và toàn dân còn phải hy sinh nhiều , nhưng cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta nhất định sẽ toàn thắng. Đó như là một dự đoán tiên tri song cũng là một lời căn dặn, một lời kêu gọi để lại làm động lực cho toàn đảng va toàn dân phấn đấu. Câu 7: Lời căn dặn trong di chúc của Bác khi nói về nhân dân lao động . NHÂN DÂN LAO ĐỘNG ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều nǎm chiến tranh. Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hǎng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng. Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. Câu 8: Câu nói của Bác về trách nhiệm của người đảng viên trong buổi nói chuyện với cán bộ và chiến sĩ Hà Tây vào ngày 10 tháng 2 năm 1967 : Ngày 10-2-1967 là mồng 2 Tết Đinh Mùi, thăm Hợp tác xã Tảo Dương (Thanh Oai, Hà Tây) và phát biểu về vai trò của Đảng, Bác nhấn mạnh “Mình vào Đảng để làm đầy tớ cho dân... Làm đầy tớ nhân dân chứ không phải làm “quan” nhân dân. Muốn có đảng viên tốt thì phải xây dựng được các chi bộ tốt thực sự, nếu không chỉ là tự lừa dối mình”. Câu 9: Qua học tập tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tôi tâm đắc nhất là các nội dung về : “ Cần, kiệm, liêm, chính”. Vì theo lời dạy của Bác Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn tới chí công vô tư; đã có chí công vô tư, một lòng vì nước, vì dân, vì đảng thì nhất định sẽ thực hiện được cần kiệm liêm chính và có được nhiều tính tốt khác. Nói tóm tắt thì tính tốt ấy gồm: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm. Vậy là khái niệm cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư đúng là gốc của con người. Con người, trong đó đặc biệt là người cán bộ đảng viên có gốc ấy thì người vững, nếu gốc ấy mục ruỗng tất yếu con người sẽ đổ. Bác Hồ đã dự báo một cách khoa học, sáng suốt và thiên tài về tư tưởng đạo đức cần, kiệm, liêm, chính đối với bất cứ Đảng cộng sản cầm quyền nào, vì: đạo đức này có tính định mệnh tới sự thắng lợi, tồn vong, hưng thịnh, sự suy yếu thất bại của đảng cầm quyền; Đó là sức mạnh của đảng - sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Cuộc sống đang đòi hỏi, đất nước và nhân dân đang mong chờ Đảng ta phải giữ cho được, thực hiện cho đúng phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư mà cả đời mình Bác Hồ đã dày công chăm lo giáo dục rèn luyện cho Đảng. Người đã đề cập đến phẩm chất này nhiều nhất, thường xuyên nhất trong mọi thời kỳ, giai đoạn của cách mạng, từ “Đường cách mệnh”, cho đến bản Di chúc cuối cùng. Bản thân Người cũng thực hành trước nhất, nhiều nhất từ khi làm cách mạng cho đến phút cuối cùng cuộc đời mình để làm gương cho Đảng - cuộc đời Người thanh bạch chẳng vàng son, Người sống cho tất cả chẳng có gì riêng cho mình, Người sống vượt lên trên hết thảy mọi ham muốn vật chất để thực hiện ham muốn tột bậc nước độc lập, dân tự do, mọi người có cơm ăn. áo mặc và học hành, suốt cuộc đời Người chăm chút lo toan giáo dục rèn luyện Đảng nâng cao phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư để “Đảng là đạo đức, là văn minh” là người đầy tớ của nhân dân. Để làm được đúng lời căn dặn của Bác “mỗi cán bộ, đảng viên phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”, thì lúc này phải thắng được “giặc nội xâm”, “giặc quốc nạn” loại giặc vô ảnh, vô hình là tên giặc tham nhũng ở ngay trong lòng mình, trong tổ chức mình. Vì loại giặc này đang rình rập phá hoại Đảng, phá hoại chế độ và sẽ làm cho Đảng hỏng, nếu mỗi cán bộ đảng viên không thắng được nó. Trước sự sống còn của Đảng, của chế độ hiện nay, đất nước và xã hội đang trông chờ vào sự quyết tâm, tâm huyết của thế hệ lãnh đạo đất nước, mà Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã bày tỏ trước Đảng “Muốn cho các cấp “nói thì phải làm”, trước hết từng đồng chí ủy viên trung ương chúng ta phải gương mẫu. Mỗi đồng chí ủy viên trung ương Đảng và gia đình của mình phải là tấm gương trong xã hội về cuộc sống trong sạch, liêm khiết xứng đáng là đảng viên do Bác Hồ sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện”. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã bày tỏ cùng toàn dân: “Chúng mình nặng nợ quốc gia, chung vai gánh vác nước nhà Việt Nam”. Đảng và Nhà nước “nói” là như vậy, để “làm” được điều nói thì phải làm nghiêm chỉnh, làm thật sự điều Bác Hồ dặn “Chúng ta phải có kế hoạch sẵn sàng, rõ ràng, chu đáo, để tránh khỏi bị động, thiếu sót và sai lầm. Theo ý tôi, việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng”. Điều trước hết của việc làm đó là chỉnh đốn cán bộ. Vì sao? Vì, như Bác Hồ đã chỉ bảo: “Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng bị tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được” Để xứng đáng là người lãnh đạo chính trị đối với xã hội, để lấy lại niềm tin yêu, hy vọng của nhân dân, nhất là đưa Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X vào cuộc sống, mỗi đảng viên, cán bộ của Đảng cầm quyền phải thật sự tự xây dựng, phải thật sự tự chỉnh đốn mình, thật sự làm đúng lời căn dặn của Bác Hồ thật sự cần, kiệm, liêm, chính. Đất nước, nhân dân đang dõi theo, đang trông đợi Đảng, Nhà nước cần có những cố gắng lớn, quyết tâm chính trị cao và thái độ kiên quyết, không nể nang trong phòng ngừa và chống tham nhũng, và trong việc chỉnh đốn Đảng sẽ xây dựng được đội ngũ cán bộ Đảng, chính quyền đúng thực chất như Bác Hồ từng dạy bảo và mong muốn: “Cán bộ Đảng, chính quyền không phải làm quan cách mạng ăn trên ngồi trốc. Cán bộ Đảng, chính quyền, ngay cả Bác là cán bộ cao nhất đều là đầy tớ của nhân dân, phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, phải cần, kiệm, liêm, chính.

File đính kèm:

  • docTAI LIEU TIM HIEU VE TU TUONG TAM GUONG DAO DUC HO CHI MINH.doc
Giáo án liên quan