Tiết 44 Đèn huỳnh quang

I/ MỤC TIÊU:

 - Học sinh hiểu được nguyên lý làm việc và cấu tạo của đèn huỳnh quang.

 - Học sinh hiểu được các đặc điểm của đèn huỳnh quang.

 - Học sinh hiểu được ưu - nhược điểm của mỗi loại đèn để biết lựa chọn hợp lý đèn chiếu sáng trong nhà.

 II/ CHUẨN BỊ.

 - Tranh vẽ đèn ống huỳnh quang và đèn compac huỳnh quang.

 - Các đèn ống huỳnh quang và đèn compac huỳnh quang.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2732 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 44 Đèn huỳnh quang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:17/02/2006 - Tiết 44 Đèn Huỳnh Quang I/ MỤC TIÊU: - Học sinh hiểu được nguyên lý làm việc và cấu tạo của đèn huỳnh quang. - Học sinh hiểu được các đặc điểm của đèn huỳnh quang. - Học sinh hiểu được ưu - nhược điểm của mỗi loại đèn để biết lựa chọn hợp lý đèn chiếu sáng trong nhà. II/ CHUẨN BỊ. - Tranh vẽ đèn ống huỳnh quang và đèn compac huỳnh quang. - Các đèn ống huỳnh quang và đèn compac huỳnh quang. III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. Hoạt động của GV và HS Nội dung Bóng thủy tinh Bột huỳnh quang Dây tóc Điện cực Đuôi đèn (nhôm) Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. - Phát biểu nguyên lý làm việc của đèn sợi đốt. Nêu đặc điểm của đèn sợi đốt. - Sử dụng đèn sợi đốt có những ưu, nhược điểm gì ? Hoạt động 2: Giới thiệu bài. Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý, đặc điểm, số liệu kỹ thuật và công dụng của đèn ống huỳnh quang. + Trong thực tế các em thấy có những loại đèn ống nào ? Ống có hình dạng, màu sắc thế nào ? Giáo viên cung cấp thêm các đặc tính kỹ thuật của đèn ống cho học sinh, học sinh quan sát đèn ống (đã hỏng, vỡ) chỉ rõ các bộ phận đã học. Cấu tạo của đèn ống huỳnh quang + Giáo viên giới thiệu nguyên lý làm việc của đèn ống: khi có dòng điện chạy qua xảy ra hợp phóng điện giữa hai điện cực của đèn tạo ra tia tử ngoại, tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang làm phát ra ánh sáng. Tùy lớp huỳnh quang được tráng trong ống, đèn phát ra nhiều loại màu sắc khác nhau. + Giáo viên vẽ hình và giới thiệu hoạt động của tắc te. Hoạt động 4: Đèn compact huỳnh quang Học sinh quan sát đèn compact huỳnh quang, nêu các đặc tính của đèn. Hoạt động 5: So sánh đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang. Học sinh hoàn thành bảng 39.1/SGK. Sau đó nêu so sánh tổng quát về 2 loại đèn. I/ Đèn ống huỳnh quang. 1/ Cấu tạo: Có 2 bộ phận chính: ống thuỷ tinh và điện cực a/ Ống thuỷ tinh: Ống thuỷ tinh dài: 0,3; 0,6; 1,2; 1,5; 2,4m Mặt trong ống có phủ lớp bột huỳnh quang. Người ta hút hết không khí trong ống và bơm vào 1 ít khí hơi thuỷ ngân và khí trơ. b/ Điện cực Làm bằng dây vonfram dạng lò xo có tráng barioxit. Có 2 điện cực, mỗi điện cực đưa ra 2 chân đèn để nối với nguồn điện. 2/ Nguyên tắc làm việc. (SGK) 3/ Đặc điểm của đèn ống huỳnh quang: a/ Hiện tượng nhấp nháy b/ Hiệu suất phát quang cao gấp 5 lần đèn sợi đốt. c/ Tuổi thọ lớn hơn đèn sợi đốt nhiều lần. d/ Mồi phóng điện: Cần phải dùng chấn lưu điện cảm và tắc te để mồi phóng điện cho đèn 4/ Số liệu kỹ thuật: Uđm: 127, 220 l=0,6m Þ Pđm: 18W, 20W l=1,2m Þ Pđm: 36W, 40W 5/ Sử dụng: Cần lau chùi bộ đèn để đèn phát sáng tốt. II/ Đèn compact huỳnh quang. (SGK) III/ So sánh đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang. (SGK) Ghi nhớ (SGK) Hoạt động 6: Củng cố - Hướng dẫn học ở nhà. + Học sinh nhắc lại nội dung chính đã học trong bài. + Trả lời các câu hỏi SGK. + Học bài, trả lời câu hỏi. Tiết sau học thực hành về đèn ống huỳnh quang.

File đính kèm:

  • docgiaoancongnghr8hglkghki (54).doc
Giáo án liên quan