Tiết 40: Thực hành đèn ống huỳnh quang

I/ Mục tiêu:

 - Học sinh biết được cấu tạo của đèn ống huỳnh quang, chấn lưu và tắc te.

 - Hiểu được nguyên lý làm việc và cách sử dụng đèn ống huỳnh quang.

 - Học sinh có ý thức thực hiện các quy định về an toàn điện.

 II/ Chuẩn bị.

 - Đèn ống huỳnh quang 220V- 0,6m

 - Máng đèn.

 - Chấn lưu phù hợp với đèn - nguồn điện.

 - Tắc te

 Vật liệu: - 5m dây điện 2 lõi

 - Băng cách điện

 Dụng cụ: Kìm cắt dây, kìm tuốt dây, tua vit, nguồn điện.

 Học sinh chuẩn bị báo cáo thực hành.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3577 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 40: Thực hành đèn ống huỳnh quang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 16/01/2007 Tiết 40: Thực Hành ĐÈN ỐNG HUỲNH QUANG I/ Mục tiêu: - Học sinh biết được cấu tạo của đèn ống huỳnh quang, chấn lưu và tắc te. - Hiểu được nguyên lý làm việc và cách sử dụng đèn ống huỳnh quang. - Học sinh có ý thức thực hiện các quy định về an toàn điện. II/ Chuẩn bị. - Đèn ống huỳnh quang 220V- 0,6m - Máng đèn. - Chấn lưu phù hợp với đèn - nguồn điện. - Tắc te Vật liệu: - 5m dây điện 2 lõi - Băng cách điện Dụng cụ: Kìm cắt dây, kìm tuốt dây, tua vit, nguồn điện. Học sinh chuẩn bị báo cáo thực hành. III/ Tiến trình dạy - học. *Hoạt động 1: Tìm hiểu đèn ống huỳnh quang. - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cấu tạo đèn ống huỳnh quang. + Hãy đọc và giải thích ý nghĩa số liệu kỹ thuật ghi trên bóng đèn. Học sinh thảo luận, rút ra kết luận: Uđm: 220V; Pđm: 20W ; l = 60m. Học sinh ghi vào mục I báo cáo thực hành. - Giáo viên nêu cấu tạo, chức năng của chấn lưu đèn. + Gồm dây quấn (cách điện) và lõi thép. + Chức năng: tạo sự tăng thế ban đầu để mồi phóng điện, giới hạn dòng điện qua đèn khi đèn phát sáng (Học sinh ghi vào mục 2) - Giáo viên nêu cấu tạo của tắc te: có 2 điện cực trong đó có 1 điện cực động lưỡng kim. Chức năng: tự động nối mạch điện khi U cao ở 2 điện cực và ngắt mạch khi U giảm; mồi đèn sáng lúc ban đầu. (Học sinh ghi vào mục 2) * Hoạt động 2: Tìm hiểu sơ đồ mạch điện của bộ đèn ống huỳnh quang - Giáo viên mắc sẵn mạch điện, học sinh quan sát. Chấn lưu Đèn ống huỳnh quang Tắc te + Bộ đèn ống huỳnh quang gồm có những bộ phận nào? + Cách mắc các phần tử trong mạch điện như thế nào ? (Chấn lưu mắc nối tiếp với ống huỳnh quang, tắc te mắc song song với ống huỳnh quang) (Học sinh ghi vào mục 3) - Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ và vẽ lại sơ đồ và báo cáo. * Hoạt động 3: Quan sát sự mồi phóng điện và đèn phát sáng. - Giáo viên đóng điện, yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng phóng điện trong tắc te, sau khi tắc te ngừng phóng điện quan sát thấy bóng đèn phát sáng bình thường (Học sinh ghi vào mục 4) * Hoạt động 4: Tổng kết: - Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ đánh giá kết quả thực hành. - Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành thông qua mục tiêu bài học. - Giáo viên thu báo cáo. * Công việc ở nhà: Đọc trước bài 41 SGK.

File đính kèm:

  • docgiaoancongnghr8hglkghki (53).doc
Giáo án liên quan