Tiết 32 Thức ăn vật nuôi

1-MỤC TIÊU:

a) Kiến thức:

- HS biết: nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng thức ăn của vật nuôi

- Học sinh hiểu được nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.

b) Kĩ năng:

 - HS thực hiện được: Áp dụng kiếhn tức vào cuộc sống

 - HS thực hiện thành thạo; Gọi tên các thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi

c) Thái độ:

 - Thói quen: Yêu thích học tập bộ môn

 - Tính cách: Có ý thức tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

- Thức ăn vật nuôi

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2467 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 32 Thức ăn vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25-tiết 30 Ngày dạy:: THỨC ĂN VẬT NUÔI 1-MỤC TIÊU: Kiến thức: - HS biết: nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng thức ăn của vật nuôi - Học sinh hiểu được nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi. b) Kĩ năng: - HS thực hiện được: Áp dụng kiếhn tức vào cuộc sống - HS thực hiện thành thạo; Gọi tên các thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi c) Thái độ: - Thói quen: Yêu thích học tập bộ môn - Tính cách: Có ý thức tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: - Thức ăn vật nuôi 3.CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Bảng 4 trang 100 SGK 3.2. Học sinh: Xem bài trước. 4-TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1- Ổn định tổ chức và kiểm diện: 4.2- Kiểm tra miệng: Không 4.3-Tiến trình bài học: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Giới thiệu bài: Thức ăn vật nuôi có nguồn góc từ đâu? Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi như thế nào? Đó là nội dung bài học hôm nay Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguồn góc thức ăn vật nuôi.(20p) * Mục tiêu: - KT: Nắm được nguồn gốc thức ăn vật nuôi - KN: Nghiên cứu thông tin 1- Tìm hiểu khái niệm thức ăn vật nuôi - GV cho học sinh quan sát hình 63 SGK/T.99 Hỏi: Cho biết vật nuôi đang ăn những thức ăn gì? - HS nêu: - Hãy kể tên những thức ăn của trâu, bò, lợn gà mà em biết? - HS thảo luận nhóm nhỏ - Trâu, bò ăn: cỏ, rơm … - Lợn: ăn cám, bả, thức ăn hỗn hợp … - Gà ăn: ngô, lúa, côn trùng, sâu bọ… GV: Con lợn, còn gà có ăn được rơm không? Tại sao? (Không vì mỗi con vật chỉ ăn được loại thức ăn phù hợp với đặc điểm hệ tiêu hoá của chúng) GV: Lợn không ăn được rơm như trâu bò vì: trâu, bò có dạ dày gồm 4 túi: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ lá nmúc khế. Trong dạ cỏ có nhiểu vi sinh vật sống cộng sinh giúp việc tiêu hoá rơm thuận lợi. 2- Tìm hiểu nguồn gốc thức ăn vật nuôi GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 64/100 SGK Tìm hiểu nguồn gốc của từng loại thức ăn rồi xếp chúng vào một trong 3 loại sau: nguồn gốc thực vật, động vật, chất khoáng? - HS thảo luận nhóm sau đó báo cáo kết quả Vậy thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ đâu? Hoạt động 2: Tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng của thức ăn.(15p) * Mục tiêu: - KT: Nắm được thành phần dinh dưỡng của thức ăn - KN: Nghiên cứu thông tin - Gv: treo bảng 4 cho học sinh quan sát. Hỏi: + Có bao nhiêu loại thức ăn (5 loại) GV: Giới thiệu 5 loại thức ăn trong bảng 4 Trong thức ăn có những chất dinh dưỡng nào? + Nước, prôtêin, gluxit, lipit, chất khoáng, vitamin. Những loại thức ăn nào chứa nhiều nước? (Rau xanh, củ quả) - Thức ăn nào nhiều gluxit? + Hạt, rơm lúa -Thức ăn chứa nhiều prôtêin? - Bột cá HS xem hình 65 GV: Các hình tròn biểu thị hàm lượng nước và chất khô ứng với mỗi loại thức ăn ứng với kí hiệu của hình tròn. Kí hiệu hình tròn Tên thức ăn của vật nuôi a b c d e GV nhận xét kết luận về thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi. GDMT: Các chất kích thích sinh trưởng có trong thức ăn……………ảnh hưởng đến sức khỏe con người……. I- Nguồn gốc thức ăn vật nuôi: 1- Thức ăn vật nuôi: Thức ăn phải phù hợp với đặc điểm sinh lí tiêu hoá của vật nuôi. 2- Nguồn gốc thức ăn vật nuôi: Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật và chất khoáng. II- Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi: Gồm 2 thành phần chính nước và chất khô. Phần chất khô của thức ăn có: prôtêin, gluxit, lipit: vitamin và chất khoáng. Tuỳ loại thức ăn mà thành phần và tỉ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau. 4.4-Tổng kết: 1- Thức ăn vật nuôi là gì? (Học sinh nêu) 2- Hãy cho biết nguồn gốc của thức ăn vật nuôi? Thức ăn vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào? (Học sinh nêu) 4.5- Hướng dẫn học tập: - Học bài - Trả lời câu hỏi cuối bài - Xem bài: “Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi” 5-PHỤ LỤC: - Nghiên cứu tài liệu đổi mới phương pháp, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài l;iệu giáo dục môi trường

File đính kèm:

  • docTiet 32.doc
Giáo án liên quan