Tiết 17 Bài 9. kĩ thuật trồng cây vải

A- Mục tiêu.

- Biết được giá trị dinh dưỡng của quả vải cũng như đặc điểm thực vật vf yêu cầu ngoại cảnh của cây vải.

- Hiểu được các biện pháp kĩ thuật trong việc gieo trồng, chăm sóc cây vải, các biện pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến quả vải.

- Yêu thích nghề trồng cây vải.

B- Chuẩn bị.

- Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu tham khảo.

- Tranh ảnh và các số liệu cần thiết về sự phát triển của cây vải.

- Tìm hiểu trước nội dung bài 9 SGK.

- Tìm hiểu kĩ thuật trồng và chăm sóc cây vải tại gia đình và địa phương.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2410 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 17 Bài 9. kĩ thuật trồng cây vải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 17. Tuần17. Thứ…ngày…tháng…năm 2006. Bài 9. Kĩ thuật trồng cây vải. A- Mục tiêu. Biết được giá trị dinh dưỡng của quả vải cũng như đặc điểm thực vật vf yêu cầu ngoại cảnh của cây vải. Hiểu được các biện pháp kĩ thuật trong việc gieo trồng, chăm sóc cây vải, các biện pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến quả vải. Yêu thích nghề trồng cây vải. B- Chuẩn bị. Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. Tranh ảnh và các số liệu cần thiết về sự phát triển của cây vải. Tìm hiểu trước nội dung bài 9 SGK. Tìm hiểu kĩ thuật trồng và chăm sóc cây vải tại gia đình và địa phương. C- Tiến trình dạy học. Tổ chức ổn định. Kiểm tra bài cũ. ? Em hãy nêu giá trị dinh dưỡng và yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn? ? Em hãy cho biết các yêu cầu kĩ thuật của việ gieo trồng và chăm sóc cây nhãn? Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Vải là cây ăn quả đặc sản của nhiều tỉnh phía Bắc nước ta, quả vải có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Hiện nay cây vải đang được phát triển mạnh, là cây đi tiên phong trong việc thay đổi cơ cấu cây trồng ở các tỉnh phía Bắc và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hoạt động 2: Giá trị dinh đưỡng của quả Vải. ? Quả vải có giá trị dinh dưỡng như thế nào? ? Hãy nêu giá trị của cây vải? HS trả lời. GV nhân xét và kết luận chung. - Quả vải chứa nhiều chất đường, Vitamin, chất khoáng. - Giá trị của cây vải: + Quả ăn tươi, đóng hộp, sấy khô, chế biến nước hoa quả. + Vỏ thân rễ làm nguyên liệu trông chế biến công nghiệp. + Lá cây cho bóng mát, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Hoạt động 3: Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh. Đặc điểm thực vật. ? Em hãy tóm tắt đặc điểm sinh vật học của cây vải? ? Cây vải có những loại hoa nào? Điều kiện nào sẽ thích hợp cho việ thụ phấn của hoa vải? Cây vải là cây thân gỗ lâu năm, rễ cọc, lá kép lông chim, mọc so le, rìa lá không gợn sóng, trên cây có nhiều loại hoa khác nhau: + Hoa đực cung cấp hạt phấn. + Hoa cái có nhuỵ sau khi thụ tinh thành quả và hạt đây là hoa đơn tính. + Hoa lưỡng tính là hoa có cả nhuỵ và nhị. Yêu cầu ngoại cảnh. Hãy nêu tóm tắt yêu cầu ngoại cảnh của cây vải? Nhiệt độ thích hợp 24 đến 29 độ. Độ ẩm 80 đến 90%, lượng mưa 1280mm. ánh sáng: Ưa nắng, chịu hạn. Đất: Phù sa, đất đồi, độ PH=6 đến 6,5. Hoạt động 4: Kĩ thuật trồng và chăm sóc. ? Em hãy kể tên một số giống vải mà em biết? ? Nêu tên và các nguyên lí kĩ thuật của các biện pháp nhân giống cây vải mà em biết? ? Thời vụ nào trồng cây vải là thích hợp nhất? ? Để trồng cây vải tốt chúng ta cần chú ý thực hiện những công việc gì? ? Nêu những biện pháp kĩ thuật chủ yếu trong quá trình chăm sóc cây vải? Một số giống vải phổ biến. Có 3 loại: Vải chua, vải thiều, vải lai (giữa vải chua và vải thiều). Các biện pháp nhân giống. Gieo hạt: Để lấy cây con làm gốc ghép. Giâm cành, chiết cành, ghép cành. Kĩ thuạt trồng cây. Thời vụ: Thường trồgn vào mùa Xuân và mùa Thu. Khoảng cách: Tuỳ từng loại đất. Đào hố và bón lót: Làm trước khi trồng 1 tháng. Chăm sóc. Tưới nước, làm cỏ, vun xới, bón thúc phân lúc ra hoa, lúc quả non, sau khi thu hoạch, tạo hình, sửa cành, cho cây có dáng đẹp và quang hợp tốt nhất, phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Hoạt động 5: Thu hoạch, bảo quản, chế biến. GV yêu cầu học sinh đọc tông tin trong SGK và tìm ý hoàn thành bảng sau: TT Thu hoạch Bảo quản Chế biến Mục đích. Phương pháp. 4- Củng cố. GV gọi học sinh lên bảng đọc phần Ghi nhớ và phần có thể em chưa biết. GV nhấn mạnh trọng tâm bài học và hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi cuối bài. 5- Hướng dẫn về nhà. Học kĩ bài và áp dụng kĩ thuật trồng và chăm sóc cây vải vào thực tế. Hoàn thành các câu hỏi và bài tập cuối bài. Ôn tập chuẩn bị cho bài kiểm tra học kì I.

File đính kèm:

  • doccn9- t17.doc
Giáo án liên quan