Tài liệu Phân phối chương trình THPT môn Thể Dục

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Khung Phân phối chương trình (KPPCT) này áp dụng cho các lớp cấp THPT từ năm học 2008-2009, gồm 2 phần: (A) Hướng dẫn sử dụng KPPCT; (B) Khung PPCT.

1. Về khung Phân phối chương trình

KPPCT quy định thời lượng dạy học cho từng phần của chương trình (chương, phần, bài học, môđun, chủ đề,.), trong đó có thời lượng dành cho luyện tập, bài tập, ôn tập, thí nghiệm, thực hành và thời lượng tiến hành kiểm tra định kì tương ứng với các phần đó.

Thời lượng nói trên quy định tại KPPCT áp dụng trong trường hợp học 1 buổi/ngày (thời lượng dành cho kiểm tra là không thay đổi, thời lượng dành cho các hoạt động khác là quy định tối thiểu). Tiến độ thực hiện chương trình khi kết thúc học kì I và kết thúc năm học được quy định thống nhất cho tất cả các trường THPT trong cả nước.

Căn cứ KPPCT, các Sở GDĐT cụ thể hoá thành PPCT chi tiết, bao gồm cả chủ đề tự chọn nâng cao (nếu có) cho phù hợp với địa phương, áp dụng chung cho các trường THPT thuộc quyền quản lí. Các trường THPT có điều kiện bố trí giáo viên và kinh phí chi trả giờ dạy vượt định mức (trong đó có các trường học nhiều hơn 6 buổi/tuần), có thể đề nghị để Sở GDĐT phê chuẩn điều chỉnh PPCT tăng thời lượng dạy học cho phù hợp (lãnh đạo Sở GDĐT phê duyệt, kí tên, đóng dấu).

 

doc13 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 3015 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Phân phối chương trình THPT môn Thể Dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu, tác phong thân thiện, khuyến khích, động viên học sinh học tập, tổ chức hợp lý cho học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm; + Dạy học sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng học sinh khá giỏi và giúp đỡ học sinh học lực yếu kém. - Đối với các môn học: Mĩ thuật, Âm nhạc (THCS), Thể dục (THCS, THPT) cần coi trọng truyền thụ kiến thức, hình thành kỹ năng, bồi dưỡng hứng thú học tập, không quá thiên về đánh giá thành tích theo yêu cầu đào tạo chuyên ngành hoạ sỹ, nhạc sỹ, vận động viên. - Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH thông qua công tác bồi dưỡng giáo viên và dự giờ thăm lớp của giáo viên, tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở các tổ chuyên môn, hội thảo cấp trường, cụm trường, địa phương, hội thi giáo viên giỏi các cấp. b) Đổi mới kiểm tra, đánh giá (KTĐG): - Những yêu cầu quan trọng trong đổi mới KTĐG là: + Giáo viên đánh giá sát đúng trình độ học sinh với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá năng lực của mình; + Trong quá trình dạy học, cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan trong KTĐG kết quả học tập của học sinh, chuẩn bị tốt cho việc đổi mới các kỳ thi theo chủ trương của Bộ GDĐT. + Thực hiện đúng quy định của Quy chế Đánh giá, xếp loại học sinh THCS, học sinh THPT do Bộ GDĐT ban hành, tiến hành đủ số lần kiểm tra thường xuyên, định kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành. - Đổi mới đánh giá các môn Mĩ thuật, Âm nhạc (THCS), Thể dục (THCS, THPT): Đánh giá bằng điểm hoặc bằng nhận xét kết quả học tập theo quy định tại Quy chế Đánh giá, xếp loại học sinh THCS, học sinh THPT. c) Đối với một số môn khoa học xã hội và nhân văn như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, cần coi trọng đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG theo hướng hạn chế chỉ ghi nhớ máy móc, không nắm vững kiến thức, kỹ năng môn học. Trong quá trình dạy học, cần từng bước đổi mới KTĐG bằng cách nêu vấn đề mở, đòi hỏi học sinh phải vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng và biểu đạt chính kiến của bản thân. d) Từ năm học 2008-2009, tập trung chỉ đạo đánh giá sâu hiệu quả dạy học của môn Giáo dục công dân để tiếp tục đổi mới PPDH, KTĐG nhằm nâng cao chất lượng môn học này (có hướng dẫn riêng). 5. Thực hiện các nội dung giáo dục địa phương (hướng dẫn tại công văn số 5977/BGDĐT-GDTrH ngày 07/7/2008) II. NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ CỦA MÔN THỂ DỤC 1. Đặc điểm dạy và học môn Thể dục phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất và khí hậu thời tiết ở các vùng miền khác nhau, các Sở GDĐT căn cứ vào KPPCT này để xây dựng PPCT cụ thể. Khi bắt đầu năm học mới, phải đảm bảo cấp cho mỗi GV văn bản PPCT để áp dụng thống nhất. 2. Không bố trí dạy vào tiết 5 buổi sáng và tiết 1 buổi chiều, không bố trí học hai tiết liền cùng buổi hoặc trái buổi (riêng môn Bơi do nhà trường quy định nhưng nội dung học và lượng vận động phải luôn vừa sức HS, bố trí học không quá 2 tiết/buổi). 3. Môn thể thao tự chọn (TTTC): Ngoài 5 môn được biên soạn trong chương trình và sách giáo viên, có thể lựa chọn môn thể thao khác theo sự chỉ đạo của Sở GDĐT, nhằm phát triển các môn Thể thao thế mạnh ở địa phương và phù hợp với điều kiện của nhà trường, trên nguyên tắc: Sở GDĐT tổ chức biên soạn chương trình (xây dựng mục tiêu, lựa chọn nội dung, kế hoạch dạy học, kiểm tra đánh giá và biên soạn chi tiết) bảo đảm thời lượng, nội dung vừa sức HS. Sở GDĐT tổ chức thẩm định và phê duyệt trước khi đưa vào giảng dạy. 4. Môn Chạy bền dạy trong hai học kì hoặc học kì II. Những tiết có nội dung chạy bền, GV cần phải tính toán kĩ lượng vận động của các nội dung trong cùng tiết dạy để đưa ra lượng vận động hợp lí cho HS theo nhóm sức khoẻ và giới tính sao cho vừa sức HS, tránh hiện tượng quá tải. Trong một tiết dạy, nội dung chạy bền được sắp xếp một cách hợp lí vào cuối phần cơ bản, như vậy thời gian chạy bền khoảng 4 – 8phút. Khi HS đã học đủ thời lượng và luyện tập thường xuyên thì GV kiểm tra chạy bền vào học kì II. 5. Về đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng: - Lấy việc góp phần giữ gìn và nâng cao sức khoẻ, thể lực học sinh là mục tiêu xuyên suốt của quá trình dạy học, tổ chức tiết dạy sao cho khoa học, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, tăng cường cách tổ chức phân nhóm (không và có quay vòng), phối hợp hợp lý giữa tập đồng loạt với tập lần lượt để tăng thời gian cho HS tập luyện đạt đến lượng vận động hợp lý. Dạy môn Thể dục ở giáo dục phổ thông là dạy cho học sinh kiến thức, kỹ năng cơ bản để thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, chưa đặt ra mục tiêu đào tạo chuyên nghiệp cho những người làm nghề thể thao. Cùng với một số môn học khác, môn Thể dục góp phần hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về hiểu biết, kỹ năng, ý thức rèn luyện sức khỏe, truyền đạt một số kiến thức cơ bản, cần thiết, mang tính phổ thông nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, đồng thời phát hiện những học sinh có năng khiếu, tạo điều kiện cho các em tiếp tục phát triển năng khiếu thể thao. - Tăng vận dụng phương pháp trò chơi và thi đấu. - Bồi dưỡng cho HS kĩ năng tự quản, tự điều khiển và tham gia đánh giá kết quả học tập. - Sử dụng thiết bị dạy học một cách hiệu quả, tiết kiệm, an toàn, góp phần đổi mới phương pháp dạy học. 6. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Thực hiện theo Quy chế hiện hành và bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình. Sở GDĐT chọn 1 trong 2 hình thức đánh giá kết quả học tập môn thể dục, mỗi trường THPT áp dụng thống nhất 1 hình thức đánh giá. Trong đánh giá kết quả học tập, phải đánh giá hiệu quả của việc giáo dục tình cảm hứng thú, thái độ tích cực, tinh thần chủ động, sáng tạo, ý thức cố gắng vươn lên trong học tập của học sinh, không chỉ thiên về đánh giá thành tích chuyên môn. a) Đánh giá bằng cho điểm: Theo quy định của Quy chế. b) Đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập. Xếp thành 5 loại: - Loại Giỏi (G), có các trường hợp: + Thực hiện đúng kĩ thuật động tác, bài tập hoặc trò chơi (nếu nội dung kiểm tra có tính thành tích thì phải đạt mức “khá” trở lên hoặc tương đương), tham gia học tập đầy đủ với thái độ tự giác, hứng thú học tập. + Nếu kiểm tra về kiến thức (kiểm tra viết, kiểm tra miệng) phải đạt trên 4/5 yêu cầu tối đa. - Loại Khá (K), có các trường hợp: + Thực hiện cơ bản đúng kĩ thuật động tác, bài tập hoặc trò chơi (nếu nội dung kiểm tra có tính thành tích thì phải đạt mức “khá” hoặc tương đương), tham gia học tập đầy đủ, thái độ tự giác. + Thực hiện đúng kĩ thuật động tác, bài tập hoặc trò chơi, tuy nhiên chưa thực sự ổn định (nếu nội dung kiểm tra có tính thành tích thì phải đạt mức “Tb” hoặc tương đương), tham gia học tập đầy đủ với thái độ tự giác, hứng thú học tập. + Nếu kiểm tra về kiến thức (kiểm tra viết, kiểm tra miệng) phải đạt ở mức 3/5 - 4/5 yêu cầu tối đa. - Loại Trung bình (Tb), có các trường hợp: + Thực hiện cơ bản đúng kĩ thuật động tác, bài tập hoặc trò chơi (nếu nội dung kiểm tra có tính thành tích thì phải đạt mức “Tb” hoặc tương đương). + Thực hiện cơ bản đúng kĩ thuật động tác, bài tập hoặc trò chơi, tham gia học tập đầy đủ với thái độ tự giác, hứng thú (trường hợp này không tính thành tích). + Nếu kiểm tra về kiến thức (kiểm tra viết, kiểm tra miệng) phải đạt ở mức từ 1/2 - 3/5 yêu cầu tối đa. - Loại Yếu (Y), có các trường hợp: + Chưa thực hiện được kĩ thuật động tác, bài tập, trò chơi. + Nếu kiểm tra về kiến thức (kiểm tra viết, kiểm tra miệng) phải đạt ở mức 1/5 - 2/5 yêu cầu tối đa. - Loại Kém (kém): Các trường hợp thấp hơn loại yếu Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá đã nêu, hình thức đánh giá bằng xếp loại lấy hệ số 1, GV chủ động xếp loại sau khi HS đã kiểm tra đủ các nội dung học hoặc nếu thấy chưa hợp lý, Sở GDĐT có thể qui định và hướng dẫn cho phù hợp. 7. Về kiểm tra tiêu chuẩn RLTT: Cuối mỗi học kì, GV có thể chọn 2 nội dung để kiểm tra (riêng chạy 500m nữ và 1000m nam đưa vào cuối học kì II). Sử dụng kết quả kiểm tra tiêu chuẩn RLTT để theo dõi, đánh giá thể lực HS hằng năm (chú ý thực hiện quy định về đối tượng được miễn thực hành môn Thể dục). B. KHUNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH Lớp 10 Cả năm: 37 tuần (70 tiết) Học kì I: 19 tuần (36 tiết) Học kì II:18 tuần (34 tiết) Nội dung Thời lượng Chương 1. Tập luyện TDTT và sử dụng các yếu tố thiên nhiên để rèn luyện sức khoẻ 2 (2, 0, 0) Chương 2. Thể dục - Bài TD nhịp điệu (nam, nữ riêng) 8 (0, 7, 1)* Chương 3. Chạy ngắn 6 (0, 5, 1) Chương 4. Chạy bền 6 (0, 5, 1) Chương 5. Nhảy cao 8 (0, 7, 1) Chương 6. Đá cầu 6 (0, 5, 1) Chương 8. Cầu lông 6 (0, 5, 1) Chương 9. Môn Thể thao tự chọn 20 (0, 18, 2) Ôn tập, kiểm tra học kì (I và II), kiểm tra tiêu chuẩn RLTT 8 (0, 4, 4) Cộng 70 (2, 56, 12) * Ghi chú: Con số: 8 (0, 7, 1) nghĩa là tổng số 8 tiết, trong đó gồm: 0 tiết lí thuyết, 7 tiết thực hành tập luyện (ôn và học); 1 tiết kiểm tra. Lớp 11 Cả năm: 37 tuần (70 tiết) Học kì I: 19 tuần (36 tiết) Học kì II: 18 tuần (34 tiết) Nội dung Thời lượng Chương 1. Một số nguyên tắc tập luyện TDTT 2 (2, 0, 0) Chương 2. Thể dục ( Nam: Bài TD phát triển chung ; Nữ: Bài TD nhịp điệu) 7 (0, 6, 1) Chương 3. Chạy tiếp sức 4 x 100m 5 (0, 4, 1) Chương 4. Chạy bền 5 (0, 4, 1) Chương 5. Nhảy xa 6 (0, 5, 1) Chương 6. Nhảy cao 6 (0, 5, 1) Chương 7. Đá cầu 5 (0, 4, 1) Chương 8. Cầu lông 6 (0, 5, 1) Chương 9. Môn Thể thao tự chọn 20 (0, 18, 2) Ôn tập, kiểm tra học kì (I và II), kiểm tra tiêu chuẩn RLTT 8 (0, 4, 4) Cộng 70 (2, 55, 13) Lớp 12 Cả năm: 37 tuần (70 tiết) Học kì I: 19 tuần (36 tiết) Học kì II: 18 tuần (34 tiết) Nội dung Thời lượng Chương 1. Một số hướng dẫn tập luyện phát triển sức mạnh 2 (2, 0, 0) Chương 2. Thể dục ( Nam: Bài TD phát triển chung; Nữ: Bài TD nhịp điệu) 7 (0, 6, 1) Chương 3. Chạy tiếp sức 6 (0, 5, 1) Chương 4. Chạy bền 6 (0, 5, 1) Chương 5. Nhảy xa 8 (0, 7, 1) Chương 6. Đá cầu 6 (0, 5, 1) Chương 7. Cầu lông 7 (0, 6, 1) Chương 8. Môn Thể thao tự chọn 20 (0, 18, 2) Ôn tập, kiểm tra học kì (I và II), kiểm tra tiêu chuẩn RLTT 8 (0, 4, 4) Cộng 70 (2, 56, 12)

File đính kèm:

  • docThe duc-THPT-08-09.doc