Sáng kiến kinh nghiêm: Tăng cường hứng thú của học sinh trong việc học môn Lịch sử thông qua kể chuyện nhân vật lịch sử - Nông Duy Khánh

I. MỞ ĐẦU 4

1. Lý do chọn đề tài 4

2. Đối tượng nghiên cứu 5

3. Phạm vi nghiên cứu 5

4. Phương pháp nghiên cứu 5

II. NỘI DUNG 6

1. Cơ sở lý luận 6

2. Cơ sở thực tiễn 7

3. Nội dung vấn đề 7

III. KẾT LUẬN 12

1. Bài học kinh nghiệm 12

2. Hướng phổ biến của đề tài 13

3. Hướng nghiên cứu tiếp củ đề tài 13

IV. NHẬN XÉT VÀ XẾP LOẠI 14

V. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

 

 

 

 

 

doc17 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiêm: Tăng cường hứng thú của học sinh trong việc học môn Lịch sử thông qua kể chuyện nhân vật lịch sử - Nông Duy Khánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chắc về kiến thức hơn và còn nảy sinh sự cảm phục đối với các anh hùng dân tộc và nỗ lực hơn nữa trong học tập và cuộc sống. * Đối với học sinh: - Tìm hiểu thêm về tiểu sử của nhân vật lịch sử đã được học. Ví dụ 5: Sau khi học xong bài 19 “Những cuộc khánh chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV” (chương II, lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX, Ban cơ bản), với việc được giáo viên giới thiệu tài năng của Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, học sinh về nhà sưu tầm thêm một số nội dung về nhân vật lịch sử đã được học như: tiểu sử, vai trò của nhân vật trong lịch sử, những địa danh, những huyền thoại xoay quanh nhân vật lịch sử - Sưu tầm các tư liệu có liên quan đến nhân vật lịch sử đã được giáo viên giới thiệu. Trở lại ví dụ 5: học sinh có thể sưu tầm những tư liệu có liên quan đến nhân vật lịch sử trên báo, ti vi, Internet - Có thể lưu ý tìm các công trình (đường phố), hay lưu nhớ ngày kỷ niệm có liên quan đến nhân vật lịch sử đã được biết để khắc sâu hơn về nhân vật lịch sử. Ví dụ 6: Trên các tuyến đường giao thông hiện nay thường gắn với tên một nhân vật lịch sử nên giáo viên khuyến khích các học sinh khi tham gia giao thông trên các tuyến đường này nếu tên đường (nhân vật lịch sử) mà mình chưa biết thì hãy tìm hiểu cho được người đó là người như thế nào, tiểu sử Như vậy mỗi khi đi qua lại con đường có gắn với tên nhân vật lịch sử đó thì sẽ gợi nhớ lại cho học sinh giúp học sinh khắc sâu kiến thức lịch sử. - Phải hình thành xu hướng khi gặp một yếu tố nào đó có liên quan đến nhân vật lịch sử phải cố gắng tìm hiểu để biết nhân vật đó là người như thế nào? Ví dụ 7: Khi xem sách báo hay ti vi nếu bắt gặp thông tin về một nhân vật lịch sử nào đó mà mình chưa biết hay chưa nắm rõ thì các em có thể tự tìm các nguồn thông tin trên mạng Internet để nghiên cứu kỹ hơn về nhân vật này và sau đó để đảm bảo tính chính xác của thông tin thì các em phải hỏi giáo viên hoặc một ai đó có chuyên môn. * Kết luận: Nhiều năm qua bức xúc trước vấn đề học sinh Việt Nam không biết gì về lịch sử nhân loại cũng như lịch sử dân tộc mình và đặc biệt những năm gần đây tình trạng học sinh thi vào các trường đại học tỉ lệ điểm thấp là rất nhiều. Điều này không chỉ riêng tôi mà rất rất nhiều giáo viên nói chung và giáo viên bộ môn Lịch sử nói riêng, các cấp quản lí phải lưu tâm và suy nghĩ. Do đó tôi mạo muội đưa ra một kinh nghiệm nhỏ để góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp chung. Việc vận dụng kề chuyện nhân vật lịch sử vào giảng dạy lịch sử, theo kinh nghiệm của bản thân tôi cùng nhiều đồng nghiệp khác đã được tham khảo ý kiến là một việc làm rất có hiệu quả nhằm gây hứng thú cho học sinh, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi việc học lịch sử, tìm hiểu lịch sử, nhận thức lịch sử đang có nhiều hướng giảm sút, xuống cấp. Ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, lối suy nghĩ, cách sống thực dụng đang tác động mạnh mẽ đến từng học sinh cùng với sự thiếu thốn phương tiện, đồ dùng dạy học cũng như thái độ dạy học đối phó, qua loa, đại khái của không ít giáo viên đã và đang là những trở ngại không nhỏ đối với việc giảng dạy nói chung và dạy bộ môn Lịch sử nói riêng. Các nhân vật lịch sử với ưu thế của nó: dễ nhớ, dễ ấn tượng, dễ đi vào lòng người sẽ là một thế mạnh trong việc hỗ trợ đắc lực cho việc truyền thụ kiến thức lịch sử thông qua đó góp phần giáo dục đạo đức, lòng biết ơn đối với truyền thống, lãnh tụ cũng như những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh, đã đóng góp xương máu của mình để làm rạng rỡ thêm lịch sử nước nhà. Thông qua việc hướng dẫn học sinh khai thác sách giáo khoa trong quá trình học bộ môn Lịch sử, trải qua năm học lớp 10, kết quả bộ môn của lớp đến thời điểm này như sau: Lớp Cả năm (2009-2010) Học kì I (2010-2011) Trên Tb Dưới Tb Trên Tb Dưới Tb 10A1 90,9% 9,1% 95,35% 4,65% 10A2 73% 27% 88,64% 11,36% 10A3 65,2% 34,8% 79,1% 20,9% 10A4 63,6% 36,4% 79,6% 20,4% 10A5 78,5% 21,5% 84,44% 15,56% III- KẾT LUẬN: 1. Bài học kinh nghiệm: Từ kết quả thu được tôi nhận thấy việc kể chuyện các nhân vật lịch sử trong dạy học là rất cần thiết, đặc biệt đối với môn lịch sử. Việc kể chuyện về các nhân vật lịch sử nếu tận dụng tốt trong tiết dạy sẽ đem lại hiệu quả cao, đây cũng là một trong những nội dung thể hiện sự đổi mới phương pháp dạy học. Điều đó cho thấy đổi mới phương pháp dạy học là một định hướng đúng đắn . Kết hợp kể chuyện về một nhân vật lịch sử trong một sự kiện lịch sử mà giáo viên đang trình bày giúp giáo viên gây được hứng thú, suy ngẫm trong học sinh, hướng các em đến với nội dung của bài học. Học sinh yêu thích bộ môn, hứng thú và tích cực học tập hơn, như vậy sẽ cho kết quả cao hơn. Biện pháp tuy có thể nói không mới gì lắm, nhưng với sự chủ động hướng dẫn của giáo viên và sự tích cực của học sinh đã đem đến một kết quả khả quan hơn trong quá trình học. Dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng yêu cầu người giáo viên phải biết linh hoạt sử dụng các phương pháp trong tiết dạy thì mới giúp cho học sinh khắc sâu kiến thức một cách chủ động. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng cần phải sử dụng kể chuyện về nhân vật lịch sử. Nếu sử dụng không đúng cách, không đúng chỗ sẽ làm giảm chất lượng bài giảng, mất thời gian. Do đó yêu cầu người giáo viên phải có nghệ thuật sư phạm khi kể chuyện. Biết kể và hướng dẫn học sinh "kể" và nắm được những nội dung của các nhân vật lịch sử. Từ đó biết phân tích, nhận xét, đánh giá sự kiện lịch sử. Ngoài ra, để tạo hứng thú và lôi cuốn học sinh đến với bộ môn Lịch sử giáo viên cần phải nhiệt huyết trong quá trình giảng dạy, sưu tầm bổ sung tư liệu phục vụ cho việc dạy, tiếp tục học hỏi kinh nghiệm và tìm cách truyền đạt để có được sự vững chắc trong kiến thức, sự lôi cuốn trong phong cách nhằm lôi cuốn học sinh. Ngoài ra, hình thành cho học sinh tính độc lập, sáng tạo và năng động để tiếp thu và lĩnh hội kiến thức trong quá trình học. 2. Hướng phổ biến của đề tài: Sẽ áp dụng đề tài vào quá trình giảng dạy ở trường THPT Nguyễn Du với các lớp và các khối còn lại. Bên cạnh có thể áp dụng cho một số môn học khác như Văn, GDCD 3. Hướng nghiên cứu tiếp của đề tài: Qua kết quả giảng dạy đã đạt được chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, áp dụng đề tài vào quá trình giảng dạy để nâng cao chất lượng bộ môn và chất lượng giáo dục trong trường học. Trên đây là những vấn đề mà chúng tôi đã đúc kết được trong quá trình giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông Nguyễn Du. Đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót và chưa hoàn thiện nên rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chỉnh sửa của quý thầy cô để đề tài hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử ở các trường phổ thông. Hai Riêng ngày 28 tháng 02 năm 2011 Người thực hiện Nông Duy Khánh IV- PHẦN NHẬN XÉT VÀ XẾP LOẠI NHẬN XÉT Ở TỔ CHUYÊN MÔN a) Nhận xét 1. Đổi mới: .. 2. Lợi ích: .. 3. Tính khoa học: .. 4. Tính khả thi: .. 5. Hợp lệ: .. b) Điểm chấm và kết quả xếp loại: TIÊU CHUẨN TIÊU CHÍ ĐIỂM CHUẨN ĐIỂM ĐẠT 1 ĐỔI MỚI 1 Có đối tượng nghiên cứu mới 10 2 Có giải pháp mới và sáng tạo để nâng cao hiệu quả công vụ 10 3 Có đề xuất hướng nghiên cứu mới 10 2 LỢI ÍCH 4 Có chứng cớ cho thấy SKKN đã tạo hiệu quả cao hơn, đáng tin, đáng khen. (phân biệt sáng kiến chưa áp dụng với SK đã áp dụng) 30 3 KHOA HỌC 5 Có phương pháp nghiên cứu, cải tiến phù hợp với nghiệp vụ và tổ chức thực hiện của đơn vị.(NĐ 20 CP/08/02/1965) 10 6 Đạt logic, nội dung văn bản SKKN dễ hiểu 10 4 KHẢ THI 7 Có thể áp dụng SKKN cho nhiều người, nhiều nơi 10 5 HỢP LỆ 8 Hình thức văn bản theo qui định của các cấp quản lý thi đua đã qui định. 10 TỔNG CỘNG 100 XẾP LOẠI NGƯỜI NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM (Kí, ghi rõ họ tên) NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ a) Nhận xét 1. Đổi mới: .. 2. Lợi ích: .. 3. Tính khoa học: .. 4. Tính khả thi: .. 5. Hợp lệ: .. b) Điểm chấm và kết quả xếp loại: TIÊU CHUẨN TIÊU CHÍ ĐIỂM CHUẨN ĐIỂM ĐẠT 1 ĐỔI MỚI 1 Có đối tượng nghiên cứu mới 10 2 Có giải pháp mới và sáng tạo để nâng cao hiệu quả công vụ 10 3 Có đề xuất hướng nghiên cứu mới 10 2 LỢI ÍCH 4 Có chứng cớ cho thấy SKKN đã tạo hiệu quả cao hơn, đáng tin, đáng khen. (phân biệt sáng kiến chưa áp dụng với SK đã áp dụng) 30 3 KHOA HỌC 5 Có phương pháp nghiên cứu, cải tiến phù hợp với nghiệp vụ và tổ chức thực hiện của đơn vị.(NĐ 20 CP/08/02/1965) 10 6 Đạt logic, nội dung văn bản SKKN dễ hiểu 10 4 KHẢ THI 7 Có thể áp dụng SKKN cho nhiều người, nhiều nơi 10 5 HỢP LỆ 8 Hình thức văn bản theo qui định của các cấp quản lý thi đua đã qui định. 10 TỔNG CỘNG 100 XẾP LOẠI CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (Kí, ghi rõ họ tên) NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP NGÀNH a) Nhận xét 1. Đổi mới: .. 2. Lợi ích: .. 3. Tính khoa học: .. 4. Tính khả thi: .. 5. Hợp lệ: .. b) Điểm chấm và kết quả xếp loại: TIÊU CHUẨN TIÊU CHÍ ĐIỂM CHUẨN ĐIỂM ĐẠT 1 ĐỔI MỚI 1 Có đối tượng nghiên cứu mới 10 2 Có giải pháp mới và sáng tạo để nâng cao hiệu quả công vụ 10 3 Có đề xuất hướng nghiên cứu mới 10 2 LỢI ÍCH 4 Có chứng cớ cho thấy SKKN đã tạo hiệu quả cao hơn, đáng tin, đáng khen. (phân biệt sáng kiến chưa áp dụng với SK đã áp dụng) 30 3 KHOA HỌC 5 Có phương pháp nghiên cứu, cải tiến phù hợp với nghiệp vụ và tổ chức thực hiện của đơn vị.(NĐ 20 CP/08/02/1965) 10 6 Đạt logic, nội dung văn bản SKKN dễ hiểu 10 4 KHẢ THI 7 Có thể áp dụng SKKN cho nhiều người, nhiều nơi 10 5 HỢP LỆ 8 Hình thức văn bản theo qui định của các cấp quản lý thi đua đã qui định. 10 TỔNG CỘNG 100 XẾP LOẠI CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG V- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Phương pháp dạy học Lịch sử - Năm 2001. (Nhà xuất bản giáo dục) 2) Tâm lí học đại cương - Năm 2001 (Nhà xuất bản giáo dục) 3) Những mẩu chuyện lịch sử - Năm 2001 (Nhà xuất bản giáo dục) 4) Đại cương lịch sử Việt Nam tập 1 – Năm 2003 (Nhà xuất bản giáo dục) 5) Sách giáo khoa Lịch sử 10 – Cơ bản - Năm 2008. (Nhà xuất bản giáo dục) 6) Sách giáo viên Lịch sử 10 – Nâng cao - Năm 2008. (Nhà xuất bản giáo dục) 7) Lịch sử thế giới trung đại - Năm 2003 ( Nhà xuất bản giáo dục)

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem cua nong duy khanh.doc
Giáo án liên quan