Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2006 - 2007 - Lê Thị Oanh

Trước yêu cầu đổi mới của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế Quốc tế và xu hướng toàn cầu hoá. Chúng ta cần phải phát triển nhanh hơn, mạnh hơn hiệu quả hơn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Bởi yếu tố con người quyết định trong điều 25 của Luật giáo dục là giúp cho Học sinh hình thành các kỹ năng cơ bản ban đầu để Học sinh học tiếp lên học THCS.

Với mục tiêu trên Bộ giáo dục và đào tạo được Chính phủ phê duyệt về chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Đổi mới về nội dung chương trình, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ , phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự học của học sinh . Đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho CNH, HĐH đất nước ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

 

doc10 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2006 - 2007 - Lê Thị Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vụ rèn kĩ năng đọc cho học sinh ,giáo dục lòng ham học và ham đọc sấch và làm giầu kiến thức ,ngôn ngữ đời sống và kiến thức văn học cho các em.kích thích sự hứng thú học tập ,phát triển năng lực trí tuệ,tư duy cho học sinh . Hình thành kĩ năng đọc cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng nhất của việc dạy tập đọc ,kỹ năng đọc được rèn luyện ,phát triển trở thành năng lực đọc thì các mới có thể nắm ngôn ngữ như một công cụ để phát triển tư duy . Khi đó khả năng tiếp cận của các em mới được nâng cao dần ,các em biết tìm hiểu ,đánh giá cuộc sống và mối quan hệ xung quanh mình .Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương các em có rung động tình cảm ,nảy nở những ước mơ cao đẹp ,khơi dậy sức mạnh ,sáng tạo cũng như bồi dưỡng tâm hồn cho các em. II- Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 1- Thực trạng a.Về phía giáo viên - ưu điểm : +Giáo viên đã áp dụng việc dạy học tích cực giúp học sinh lĩnh hội tri thức chính xác , chủ động sáng tạo + Giáo viên thường đọc mẫu rất chuẩn giúp học sinh đọc đúng và đọc diễn cảm + Giáo viên đã tổ chức cho học sinh đánh giá lẫn nhau trong các giờ tập đọc - Nhược điểm : + Một số giáo viên giọng đọc chưa chuẩn ,còn phát âm theo tiếng địa phương + Một số giáo viên còn sa vào tìm hiểu bài quá kĩ cho nên đã chiếm quá nhiều thời gian ,chưa chú trọng vào thời gian luyện đọc cho học sinh b. Về phía học sinh - ưu điểm : Nhìn chung về phía học sinh đã đọc được ,có một số học đã đọc hay và diễn cảm - Nhược điểm : + Một số học sinh còn đọc tiếng địa phương +Một số học sinh còn đọc ngắc ngứ + Nhận thức của học sinh cùng lứa tuổi không đồng đều + Một số học sinh chưa nhận thức rõ việc học + Đời sống vật chất còn gặp nhiều khó khăn,đồ dùng học tập không đầy đủ +Gia đình còn chưa quan tâm + Sức khoẻ chưa tốt 2 – Kết quả, hiệu quả thực trạng Qua tìm hiểu thực trạng dạy học lớp 3 trường tôi, tôi thấy một số em đọc còn yếu, kết quả của các em chưa đáp ứng yêu cầu về hình thành và rèn luyện kỹ năng đọc nhất là chương trình đổi mới hiện nay. Qua khảo sát kết ảu đầu năm học đạt: Tổng số HS khảo sát Giỏi Khá TB Yếu 30 Sl % Sl % Sl % Sl % 3 10 7 23,3 14 46,6 6 20 Do đó tôi thấy việc rèn đọc ở lớp 3 là rất cần thiết B – Giải quyết vấn đề I – Các giải pháp thực hiện 1. Giáo viên trước hết phải giúp Học sinh hiểu kỹ năng đọc là gì ? Tiêu chí đánh giá kỹ năng đọc cho Học sinh 2. Giáo viên phải xây dựng được hệ thống bài tập thích hợp cho phần lên lớp, hình dung ra được mục đích của giờ dạy, trình tự lên lớp của giáo viên. Hệ thống bài tập phải phân ra các nhóm. 3. Giáo viên phải nhiệt tình trong giảng dạy để giúp học sinh đọc tốt hơn II – Các biện pháp để tổ chức thực hiện 1. Kỹ năng đọc và tiêu chí đánh giá kỹ năng đọc cho học sinh - Kỹ năng đọc là sự vận dụng kiến thức đã học vào việc thực hiện có hiệu quả một thao tác, một hoạt động nào đó phù hợ với mục tiêu và những điều kiện thực tế đã cho - Kỹ năng đọc là sự vận dụng những tri thức lý thuyết về đọc và thực hiện đọc đúng, đọc diễn cảm, đọc hiểu một văn bản . Kỹ năm đọc, nghe, nói, viết của học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng nó thể hiện ở khả năng thực hiện có hiệu quả các hoạt động ngôn ngữ trong học tập và trong giao tiếp. - Năng lực đọ được tạo nên từ bốn kỹ năng bộ phận cũng là 4 yêu cầu về chất lượng đọc đó là: đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức ( đọc hiểu ) và đọc diễn cảm ( đọc diễn ý ). - Đọc đúng + Đọc đúng là tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không sót tiếng. Đọc đúng phải thể hiện đượ hệ thống ngôn ngữ âm chuẩn tức là đọc đúng chính âm. Đọc đúng chính âm bao gồm: đọc đúng phụ âm đầu có ý thức phân biệt để không đọc nhầm lẫn với các phụ âm khác. - Đọc nhanh: Học sinh chỉ nhìn lướt qua những tiếng, từ, ngữ qua trực quan. Để đọc nhanh được văn bản hay, một bài tập đọc nào đó, đọc thầm nhanh hơn ở lớp 2 - Đọc hiểu: trong quá trình đọc bài tập đọc, các em nắm được ý chính của đoạn văn biết đặt đầu đề cho đoạn văn, biết nhận xét về một số hình ảnh nhân vật hoặc chi tiết trong bài tập đọc. - Đọc diễn cảm: Giúp HS đọc diễn cảm bài tập đọc qua lần đọc thể hiện đúng lời của từng nhân vật, biết nhấn giọng, ngắt nghỉ đúng. 2 – Quan điểm dạy học tập đọc là gì ? Rèn cho HS các kỹ năng đọc ( đọc thành tiếng, đọc hiểu ) nghe và nói bên cạnh đó thông qua hệ thống bài tập đọc theo chủ điểm và những câu hỏi, những bài tập đọc khai thác nội dung bài đọc, phân môn tập đọc cung cấp cho HS những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ cách diễn đạt những hiểu biết về tác phẩm văn học ( như đề tài, cốt chuyện nhân vật...) và góp phần rèn luyện nhân cách cho HS + Hệ thống bài tập gồm hai nhóm - Nhóm bài tập rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm và nhóm bài tập rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, ngoài ra còn có bài tập để HS thảo luận nhóm và bài tập để tổ chức trò chơi trong giở tập đọc. - Nhóm bài tập rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm: để có thể đọc diễn cảm trước hết phải có khả năng đọc đúng sẽ là tiền đề cho đọc diễn cảm. Chỉ khi nào HS đọc đúng thì khi đó các em mới phối hợp đọc diễn cảm được. - Nhóm bài tập rèn luyện kỹ năng đọc hiểu : Dựa vào mục đích nội dung dạy học mức độ làm bài, việc sáng tạo của HS và yêu cầu rèn luyện kỹ năng đọc hiểu các loại bài tập. 3 – Miêu tả hệ thống bài tập - Nhóm bài tập rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm: + Đọc diễn cảm là một kỹ năng đặc thù của ngôn ngữ Tiếng Việt. Nó đặt ra cho văn chương hoặc các yếu tố ngôn ngữ . Đọc diễn cảm là một việc thể hiện ở kỹ năng làm chủ ngữ diệu để đạt đúng ý nghĩa, tình cảm của tác giả gửi gắm trong văn bản, đồng thời cũng biểu lộ sự thông hiểu cảm thụ của người đọc lời với tác phẩm. + Các loại bài tập: Loại bà tập chính âm, trọng âm, luyện chính âm và trọng âm là nội dung của việc đọc đúng và là tiền đề của đọc diễn cảm tuỳ vào phương ngữ để luyện chính âm. Còn luyện đúng trọng âm sẽ là căn cứ để chúng ta đọc rõ nhấn giọng hay hạ giọng những từ ngữ quan trong của bài. - Bài tập minh hoạ đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng âm vần: + Loại bài tập rèn luyện đọc đúng ngữ điệu: Việc sử dụng các yếu tố âm thanh ngữ điệu như thế nào để thể hiện cho đúng cảm xúc sắc thái chung của bài là rất khó. Phương pháp là cụ thể nó chỉ thật sự hữu ích khi đã được định lượng nghĩa là có thể quan sát, đo được và làm mẫu được. Học sinh nhỏ không thể làm chủ được ngữ điệu mà phải có những chỉ dẫn rõ ràng và phải đúng ký tự kèm theo. Ví dục: đọc bài “ Cô giáo tý hon ” và ghi vào chỗ trông cho hợp lý - Làm như cô giáo, đưa mắt nhìn đám học trò là ai.? - Giọng đọc ngọng líu là của ai? + Kiểu bài tập giải mã giọng đọc Bài tập này yêu cầu HS thể hiện ra bằng giọng đọc nhấn giọng từ ngữ biểu cảm thể hiện tình cả qua giọng đọc “ Chú Nga đi bộ đội / Sao lâu quá là lâu // Nhớ chú/ Nga thừơng nhắc / Chú bây giờ ở đâu // ” Bài “ Chú ở bên Bác Hồ ” + Nhóm bài tập rèn luyện kỹ năng đọc hiểu : Qua tìm tôi thấy thực tiễn dạy đọc hiểu rất phong phú và sinh động mà không kém phần phức tạp vì thế mà trình bày hệ thống bài tập đọc hiểu với một sự phận loại chặt chẽ lô rích là một việc làm khó khi xem xét các tiêu chí để phân loại bài tập phải xử lý được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức bài tập, xem xét đầy đủ các bình diện các yếu tố của văn bản xem xét mố quan hệ giưã kỹ năng đọc có thể miêu tả chung theo những cách khác nhau. - Kiểu bài tập phát hiện ra các từ ngữ chi tiết hình ảnh của bài tập: Mục đích là tìm ra những từ ngữ “ Chìa khoá ” hiểu nội dung bài khi thực hiện bài tập này HS cần gạch dưới ghi lại đóng khung hoặc những câu hỏi, ai, gì, nào mà câu trả lời có sẵn hiện trên ngôn ngữ văn bản. Ví dụ: - Uyên và các bạn đi dâu ? vào dịp nào ? ( Uyên và các bạn đi chợ hoa vào ngày giáp tết – Bài nắng phương nam – lớp 3 ) Trong văn bản dạy đọc có cấu trúc phức tạp và phần lớn những câu này là những câu chứa ý quan trọng thể hiện nội dung của văn bản vì vậy mục đích của kiểu bài tập này là tìm ra câu quan trọng để tìm ra nghĩa của chúng. Ví dụ : Tìm câu thơ diễn tả lòng yêu quý của các em đối với Cô giáo trong khổ thơ cuối của bài “ Bàn tay Cô giáo ” Lớp 3 – Bàn tay Cô giáo như có phép màu. - Dạy bài tìm ra cái hay trong việc dùng từ: - Dạy bài tìm ra cái hay trong biện pháp tu từ + Nhóm bài tập dùng từ để thảo luận nhóm. Để phát huy tính sáng tạo của HS trong việc cảm thụ bài tập đọc yêu cầu các em phải suy luận sử dụng các thao tác khái quát hoá để suy nghĩ rút ra kết quả, các em phải bàn luận trao đổi những bài tập này chủ yếu bổ sung cho phần bài tập làm rõ mục đích động tác và lời đáp văn bản Ví dụ: Mỗi hành động của Hoà nói lên một điểm tốt của bạn ấy em thích nhất đóng hoạt cảnh trong giờ tập đọc là một hình thứ hỗ trợ cho việc dạy kỹ năng đọc diễn cảm vì vậy muốn đóng đạt hoạt cảnh thì phải nhập vai vào các nhân vật trong bài tập đọc nói, hành động điệu bộ của nhận vật thể hiện sắc thái mà khi đọc thành tiếng. C – Kết luận 1 – Kết quả nghiên cứu Trong hệ thống bài tập đưa ra nhằm rèn luyện các kỹ năng đọc đó là : kỹ năng đọc đúng, đọc diễn cảm, đọc thông hiểu nó có tác dụng bồi dươngc sự cảm thụ văn học cho các em với nhiều hình thức khơi dậy tiềm năng sáng tạo tư duy của học sinh, kích thích sự hứng thú học tập của học sinh. Kết quả học tập được nâng lên rõ rệt so với đầu năn học. Kết quả khảo sát của lớp 3 B thu được như sau: Tổng số HS khảo sát Giỏi Khá TB Yếu 30 Sl % Sl % Sl % Sl % 5 16,6 10 33,3 14 46,6 1 3,3 2 – Kiến nghị, đề xuất + Đối với phòng giáo dục: Tổ chức các cuộc hội thảo để Giáo viên trao đổi những khó khăn gặp phải trong giảng dạy + Đối với nhà trường : Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học để giáo viên tiếp cận thường xuyên vào việc giảng dạy thực tế trên lớp. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ tôi rút ra từ thực tế dạy học ở trường, đây chỉ là một đóng góp nhỏ để nâng cao chất lượng dạy và học, tôi tin rằng sẽ không tránh khỏi những sai sót ; tôi rất mong được sự góp ý của Hội đồng khoa học nhà trường, của ngành cũng như các đồng nghiệp để sáng kến của tôi được hoàn thiện hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Tùng lâm, ngày 20 tháng 3 năm 2007 Người viết Lê Thị Oanh

File đính kèm:

  • docSKKN lop3 - quyen 2011-2012.doc
Giáo án liên quan