Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm vận dụng kiểu dạy học nêu vấn đề trong dạng bài diễn biến lịch sử - Đinh Thị Bích Nga

Lịch sử là những sự kiện, hiện tượng đã lùi xa trong quá khứ, để dạy dạng bài diễn biến lịch sử thường dùng phương pháp diễn giải, tường thuật diễn biến lịch sử và áp đặt những kết luận có sẵn. Phương pháp dạy này đã làm cho học sinh tiếp nhận tri thức dưới dạng một chuyện kể lịch sử nên chỉ nhận thức được những hiện tượng bên ngoài một cách phiến diện, hời hợt chủ quan. Với học sinh, lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc là sự lặp lại đơn thuần của các đơn vị kiến thức: địch mạnh ta yếu, ta thắng địch thua mà không thấy được tính chất ác liệt của từng cuộc kháng chiến bởi quân thù không giống nhau trong từng giai đoạn lịch sử, lúc nào chúng cũng hung bạo, đông đảo, mạnh hơn ta gấp nhiều lần và đều có dã tâm xâm chiếm nước ta. Với phương pháp dạy học một chiều: Thầy nói- trò nghe, thầy đọc - trò chép giáoviên đã dẫn học sinh đến cách học tương ứng: học thuộc lòng nội dung ghi trong sách giáo khoa hoặc vở là đủ, các em chỉ cần có trí nhớ tốt để ghi nhớ các sự kiện đã học không cần nắm bắt bản chất và qui luật lịch sử.

 Để khắc phục tình trạng xem nhẹ lịch sử, nắm bắt bản chất sự kiện, hiểu các quy luật lịch sử, nắm bắt bản chất sự kiện, hiểu các qui luật lịch sử tạo ra những cảm xúc, thái độ lịch sử đúng đắn và sử dụng các kiến thức lý luận đã học để tự mình phân tích các hiện tượng xã hội của quá khứ và hiện tại, tôi đã vận dụng kiểu dạy học nêu vấn đề vào giảng dạy dạng bài diễn biến lịch sử để đặt các em vào trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể, vào ví trí của một nhân vật lịch sử cụ thể, một tình huống lịch sử cụ thể để các em vận dụng khả năng tư duy của mình giải quyết những tình huống có vấn đề góp phần tạo dựng lại đúng bản chất bức tranh lịch sử dân tộc.

 

doc9 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm vận dụng kiểu dạy học nêu vấn đề trong dạng bài diễn biến lịch sử - Đinh Thị Bích Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng trình là: Nội dung tài liệu học tập không tương ứng với thời gian học tập của học sinh. Khi xây dựng chương trình tri thức đã được lựa chọn cho phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh ở mức độ chung nhất, nên trong quá trình giảng dạy , giáo viên trên cơ sở hiểu rõ trình độ nhận thức của các em biết rõ các em đã có cái gì, cần có cáigì để lựa chọn những kiến thức cơ bản phù hợp vớinhững đối tượng cụ thể, trong những tình huống sư phạm cụ thể. 2.2/Xác định và nắm vững những vấn đề sẽ giao cho học sinh giải quyết. Những vấn đề tương ứng với những tri thức khoa học nào cần được truyền đạt? Vấn đề khi đưa ra phải có một phần kiến thức học sinh đã biết và một phần chưa biết phải thông qua họat động tư duy của học sinh vấn đề mới được giải quyết chứ không phải tìm thấy câu trả lời từ trong sách giáo khoa hay sách tham khảo. Khi nêu một sự kiện lịch sử làm nảy sinh vấn đề cần giải quyết cần nêu rõ hoàn cảnh ,thời gian, không gian ra đời, phát triển của sự kiện. 2.3/Xây dựng câu hỏi nêu tình huống có vấn đề: đây là phương tiện quan trọng để giáo viên định hướng hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình tổ chức tình huống dạy học.Vấn đề có sẵn trong các đơn vị bài học nhưng để chuyển từ vấn đề trở thành tình huống có vấn đề phải có câu hỏi có vấn đề, nhờ vào câu hỏi mà giáo viên sẽ đưa học sinh vào các tình huống có vấn đề cần được giải quyết đã nêu ở mục 1. Hệ thống câu hỏi bao gồm các câu hỏi cơ bản và 3đến 5 câu hỏi dẫn dắt, trong trường hợp này giáo viên đặt câu hỏi để học sinh huy động những kiến thức cần thiết đã thu nhận được trong quá trình học tập, trong hoạt động thực tiễn(quan sát, nhận xét...) để so sánh, để đối chiếu các sự kiện lịch sử bằng suy đoán lôgich và tự tìm ra câu trả lời cho vấn đề đặt ra. Trao đổi tìm tòi phát hiện bao gồm một chuỗi các câu hỏi lần lượt tìm hiểu những vấn đề nhỏ, bộ phận liên quan với nhau, hợp thành vấn đề lớn cơ bản.Việc giải quyết các câu hỏi nhỏ có tính chất gợi ý, bổ trợ sẽ dẫn đến giải quyết vấn đề chính. 2.4 Nghiên cứu những phương án giải quyết vấn đề, xác định những khó khăn, về trình độ tư duy, vốn kiến thức của học sinh để dự kiến khả năng học sinh sẽ giải quyết vấn đề được giao đến đâu và dẫn dắt học sinh giải quyết vấn đề phù hợp với năng lực, trình độ học sinh. Có thể hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề bằng cách nêu những bản chất cơ bản đặc trưng của sự kiện và so sánh với các sự kiện khác hoặc nêu các mặt đối lập, những mâu thuẫn trong sự kiện, quy luật phát triển của sự kiện, liên hệ thực tê... 2.5/Đầu tư thích hợp cho nội dung của phần củng cố, dặn dò bài mới của tiết học. Để giải quyết một tình huống có vấn đề trong lớp học, học sinh sẽ vận dụng những hiểu biết của mình, những kiến thức liên quan nằm trong bàicũ nên giáo viên phải có hệ thống bài tậpvề nhả phù hợp liên quan đến vấn đề sẽ học trên lớp buộc học sinh phải đọc sách giáo khoa, khơi gợi trí nhớ từ bài cũ, sách tham khảo....ở nhà trước khi đến lớp có như vậy mới tránh được tình trạng “lệch pha” giữa thầy và trò trên lớp học: giáo viên nêu vấn đề, hoc sinh không chuẩn bị đầy đủ kiến thức để suy luận để giải quyết nên kéo dài thời gian sẽ dẫn đến hậu quả giáo viên sợ “cháy giáo án “ nên nhanh chóng quay lại phương pháp cũ : thuyết giảng một chiều. Để thực hiện tốt khâu dặn dò trên lớp giáo viên phải chuẩn bị trước những vấn đề cụ thể: hệ thống câu hỏi, hướng dẫn cách giải quyết, điều kiện cơ sở để giải quyết một cách cụ thể tránh hình thức dặn dò chung chung: đọc trước bài mới, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa...Đồng thời giáo viên phải tiến hành đồng thời biện pháp kiểm tra phần bài soạn cuả học sinh trong từng tiết học một cách có hiệu quả. 2.6/Dạy họcnêu vấn đề là con đường tích cực hóa hoạt động học tập chủ động sáng tạo của người học nhưng nó không phải là một phương pháp dạy học cụ thể mà là nguyên tắc chỉ đạo việc tiến hành của nhiều phương pháp dạy học liên kết với nhau, trong đó giáo viên tạo ra tình huống có vấn đề , nêu vấn đề và tổ chức, thúc đẩy hoạt động tìm tòi sáng tạo của học sinh nhằm giải quyết vấn đề. 3/Quy trình của dạyhoc nêu vấn đề: 3.1/Xác định kiến thức trọng tâm của bài học. Trên cơ sở mục đích yêu cầu của từng bài học giáo viên sẽ xác định những kiến nào là trọng tâm mà thầy và trò cùng giải quyết trên lớp. Những yêu cầu nào học sinh sẽ tự giải quyết ở nhà, đọc ở sách giáo khoa. 3.2/Xác định các tình huống có vấn đề. 3.3/Xây dựng hệ thống câu hỏi tình huống có vấn đề. Hệ thống câu hỏi bao gồm câu hỏi tái hiện, so sánh, phân tích, khái quát hóa, tìm tòi phát hiện....để dẫn dắt học sinh giải quyết vấn đề do giáo viên đặt ra .3.4/Học sinh nêu ra những dự đoán giải quyết tình huống có vấn đê. Giáo viên ghi lên bảng và cho học sinh chứng minh hay bác bỏ các dự đoán đưa ra. 3.5/Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ đối chiếu dự đoán với kết quả cuối cùng để kết luận kiến thức đúng, ghi nhận chính thức kiến thức mới vào vở. 4/Minh họa:Trong dạng bài diễn biến lịch sử, mỗi bài đều có những vấn đề khác nhau cần được giải quyết, tôi chỉ xin được trình bày minh họa ở một bài cụ thể .Nội dung trình bày không theo tình tự các bước lên lớp của một giáo án mà trình bày theo quy trình của dạy họcnêu vấn đề nhằm minh họa cho đề tài đã trình bày ở trên. Lịch sử lớp 8:TÂY SƠN ĐÁNH TAN QUÂN THANH (Tiết 40-41) Yêu cầu: Giúp học sinh thấy được âm mưu xâm lược nham hiểm của nhà Thanh, đồng thời nắm được những sự kiện lớn trong chiến dịch đại phá quân Thanh, những tài ba về quân sự của Quang Trung. Lập bảng niên biểu về quá trình hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn từ khi khởi nghĩa đến chiến thắng Ngọc Hồi -Đống Đa qua đó thấy được sức mạnh quật khởi của cha ông thuở trước. Quá trình thực hiện: Bước1:Kiến thức trọng tâm: Tài chỉ huy quân sự của Quang Trung và nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Tây Sơn . Bước 2:Xác định tình huống có vấn đề :Vì sao quân Thanh rất mạnh nhưng lại bị thất bại một cách nhanh chóng? Bước3:Xây dựng hệ thống câu hỏi : 1)Hành động của quân Thanh và Tôn Sỹ Nghị khi kéo sang nước ta.? 2)Thái độ của nhân dân BắcHà đối với quân Thanh và Lê Chiêu Thống? Vì sao? (Phát họa lại hoàn cảnh xã hội ở miền Bắc nước ta với mâu thuẫn xã hôi vừa mới xuất hiện) 3)Vì sao Ngô Thì Nhậm lại chủ động rút lui? 4)Vì sao Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế trước khi xuất binh ra Bắc? 5)Quang Trung đã làm được gì trên đường hành quân ra Bắc? (Câu hỏi nêu vấn đề ) 6)Lời dụ của Quang Trung tại VĩnhDoanh có ý nghĩa gì? 7)Lời tuyên thệ đã thể hiện tinh thần của Quang Trung như thế nào? 8)Vì sao Quang Trung lại quyết định tấn công quânThanh ngay trong tết Kỷ Dậu? *Quang Trung đã chuẩn bị gì cho cuộc chiến đấu sắp đến? (Lựclượng, tinh thần quyết chiến quyết thắng, chọn đúng thời cơ) 10)Trận Gián Khẩu, Hà Hồi đã diễn ra như thế nào? 11)Trận Ngọc Hồi, Đống Đa diễn ra như thế nào? 12)Tình thế của Tôn Sỹ Nghị như thế nào? *Cách đánh của Quang Trung trong trận chiến này? ( Bí mật, thần tốc, bất ngờ , chớp nhoáng) (Những nét cơ bản chủ yếu và mối liên hệ giữa các sự kiện) 14)Vì sao quân Thanh mạnh nhưng lạibị thất bại nhanh chóng? (Tình huống có vấn đề) (Do bị tấn công một cách bất ngờ nên trở tay không kịp) 15)Mục đích khởi nghĩa của phong trào Tây Sơn? 16)Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn? 17)Nguyên nhân thắng lợi của phong trào nông dân Tây Sơn ? Bước 4:Học sinh dự đoán và trả lời. Giáo viên ghi lại các câu trả lời vào bảng phụ và xuất hiện nhu cầu tìm câu trả lời đúng trong học sinh (theo thực tế ) sau đó chứng minh, thực nghiệm để khẳng định hay bác bỏ các dự đoán học sinh đưa ra (diễn ra theo thực tế ) Bước 5: Giáo viên hướng dẫn học sinh đối chiếu kết quả và kết luận. Bước 6 : học sinh chính thức ghi nhận kiến thức mới. 1) Quân Thanh xâm lược và bè lũ bán nước Lê Chiêu Thống : cướp của, giết người, tàn ác, hèn hạ . 2) Nhân dân Bắc Hà căm thù sâu sắc . 3) Quang Trung đã chuẩn bị đầy đủ lực lượng , tinh thần trên đường hành quân nhanh chóng. 6) Ý nghĩa lịch sử: Thể hiện tinh thần đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước sáng tạo của nhân dân ta. Nguyên nhân thắng lợi: Sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân và người chỉ huy tàigiỏi đặc biệt là Quang Trung. PHẦN BA: KẾT LUẬN. Với việc vận dụng kiểu dạy học nêu vấn đề vào dạy diễn biến lịch sử, giáo viên đã làm cho học sinh suy nghĩ, thực hiện tham gia vào sự kiện và tình huống lịch sử, chủ động tìm cách giải quyết vấn đề nên tri thức lịch sử đã trở thành đối tượng suy nghĩ của học sinh. Tri thức lịch sử do tự học sinh tìm ra sẽ được các em ghi nhớ một cách vững chắc và tự giác như là một vốn kiến thức chứ không nhanh chóng bi lãng quên như kiến thức đã được nghe, hiểu qua lời thuyết giảng của thầy, hiệu quả, chất lượng giảng dạy bộ môn được nâng lên rõ rệt, tục ngữ phương Đông có câu:”nghe rồi sẽ quên , nhìn rồi sẽ nhớ ,nhưng làm thì mớihiểu” Đề tài được xây dựng trên cơ sở rút ra từ kinh nghiệm áp dụng lý luận dạy học nêu vấn đề vào thực tế giảng dạy và dựa vào đó mà quá trình vận dụng ngày càng đạt hiệu quả. Từ lý luận được kiểm nghiệm qua thực tế và từ thực tế để nâng cao lý luận dạy học. Đề tài gồm các bước: 1/Xác định các tình huống có vấn đề trong dạng bài diễn biến lịch sử. 2/Những yêu cầu cần thiết khi vận dụng kiểu dạy họcnêu vấn đề. 3/Qui trình thực hiện kiểu dạy học nêu vấn đề. Việc trình bày theo nguyên tắc dạy học nêu vấn đề đòi hỏi giáo viên phải nắm vững sự kiện, biết tạo ra tình huống có vấn đề nhằm phát huy năng lực nhận thức của học sinh, đòi hỏi sự đầu tư cao của giáo viên song nếu tổ chức tốt thì nãng lực trí tuệ của học sinh sẽ phát triển, sự hiểu biết về lịch sử dân tộc sẽ sâu sắc, vững chắc và khoa học hơn. Phạm vi đề tài nghiên cứu nhỏ hẹp gói gọn kinh nghịêm vận dụng lý luận dạy học vào thực tiễn, bản thân đã có sự đầu tư nghiên cứu và áp dụng đạt những thành công nhất định nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại những hạn chế không tránh khỏi rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, xin cảm ơn. Đại Hồng, ngày 2 tháng 11 năm 1999. Người viết. Đinh thị Bích Nga

File đính kèm:

  • docSKKN-2000- C TINH.doc
Giáo án liên quan