Quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục phục vụ triển khai chương trình, sách giáo khoa tiểu học và trung học cơ sở

 Hiện nay giáo dục nước ta đang đổi mới một cách toàn diện từ mục tiêu, nội dung đến phương pháp dạy học. Định hướng cơ bản của công cuộc đổi mới giáo dục đã được chỉ rõ trong các nghị quyết của Trung ương Đảng, đó là: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”; “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh viên đại học. Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân”.

 Thiết bị giáo dục (TBGD) là một thành tố không thể thiếu được trong quá trình dạy học. Muốn đổi mới phương pháp dạy học phải đổi mới cả nội dung dạy học, thiết bị giáo dục, tổ chức dạy học và cách kiểm tra đánh giá.

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục phục vụ triển khai chương trình, sách giáo khoa tiểu học và trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là ngân sách của địa phương. Điều đó chứng tỏ các địa phương đã quan tâm đến giáo dục. - Đánh giá thực trạng trang bị TBGD lớp 6, ở Hội nghị thiết bị tổ chức tại Công ty TBGD I tháng 2/2003, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Vọng đã khái quát: TBGD lớp 1, lớp 6 có thể khái quát bằng 3 chữ: Chậm, Thiếu, Yếu nghiã là chậm về thời gian cung ứng, thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. - Nhiều GV không biết sử dụng TBGD -Hiện chỉ có 20% số trường TH có chỗ chứa TBGD của các bộ môn. Các trường THCS chỉ có 1 kho chứa toàn bộ TBGD. Rất ít trường có PHBM. - 47 doanh nghiệp tham gia cung ứng TBGD thì nhiều doanh nghiệp có hạn chế: CSVC không đảm bảo, công nghệ lạc hậu, nhiều TBGD được làm thủ công, chất lượng TBGD còn yếu kém… Những nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng TBGD kém và sử dụng không hiệu quả 1.Từ các cấp quản lí giáo dục. Bộ GD&ĐT và Ban chủ nhiệm Dự án TH và THCS quá chậm khâu duyệt danh mục TBDH, khâu duyệt mẫu, khâu đấu thầu, kiểm tra sản xuất những công ty trúng thầu, kiểm tra khâu trang bị Ngoài 2 công ty lớn của nhà nước, năm học 2002-2003 đã có 31 công ty TNHH khác đã sản xuất và cung ứng TBGD. Đến năm học 2004-2005 con số công ty TNHH trên đã là 51, trong đó có công ty tự chuẩn bị mẫu mà không qua hội đồng duyệt mẫu hoăc sản xuất nhái lại mẫu của các công ty khác nên chất lượng không đảm bảo. Có công ty nhập ngoại cả những lô hàng kém chất lượng. Để rút kinh nghiệm khâu sản xuất vội vàng của năm 2002, Bộ GD&ĐT và Dự án THCS chủ trương duyệt mẫu sớm hơn, nhưng lại mắc phải một sơ xuất khác. Ngày 28/3/2003 Bộ mới kí Q/Đ chính thức danh mục tối thiểu TBGD lớp 7 nhưng ngày 26-30/4/2003 các đơn vị đã phải nộp mẫu TBGD để đấu thầu. Để đối phó với thực trạng đó, buộc các đơn vị làm mẫu phải sao chép mẫu hoặc sáng chế mẫu một cách vội vàng, chất lượng mẫu đã kém thì khi sản xuất đại trà, chất lượng còn kém hơn nhiều. 2.Tiêu chí kĩ thuật cho từng TBGD trong danh mục trang bị, đôi chỗ còn chưa cụ thể, chi tiết nên các công ty tùy tiện sản xuất hoặc nhập ngoại. Ví dụ TBGD vật lí lớp 7 có TB “ nguồn âm”, có công ty dùng nguồn âm là vi mạch được gắn vào các đồ chơi của trẻ em, có công ty lại sản xuất chuông điện loại nhỏ, nguồn phát âm như chuông đồng hồ bỏ túi… 3.Khâu kiểm tra, giám sát bị buông lỏng. + Danh mục yêu cầu một đằng, trang bị một nẻo. Nhiệt kế là một thiết bị đòi hỏi sự chính xác cao, sai lệch sẽ gây ra nhiều hậu quả. Ví dụ nhiệt kế Y tế chỉ cần sai 1 độ C sẽ làm Bác sĩ chuẩn đoán bệnh sai, dẫn đến điều trị sai. Trong thí nghiêm cũng như vậy. Thí nghiêm vật lí 6 có 3 bài dùng đến nhiệt kế 100 độ C là: Sự sôi, với mục đích thí nghiệm, nước lã sạch và ở độ cao tương đương mặt nước biển sẽ sôi ở 100 độ C. Chương trình thời sự Đài truyền hình trung ương ngày 10/4/2003 đã phản ánh thực trạng chất lượng TBGD ở tỉnh Bắc Ninh: Các nhiệt kế bách phân trang bị cho một trường THCS khi đo nhiệt độ nước đang sôi chỉ có 90 hay 91 độ C. + Việc mua TBGD của các công ty SGK-TBGD ở các tỉnh cũng chưa được kiểm soát chất lượng. Số lượng danh mục bị cắt xén nhiều, nhất là ở các môn KHXH. Quan điểm của các tác giả danh mục và các tác giả SGK thì tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ là những TBGD chủ yếu. Danh mục lớp 7 đã bị cắt rất nhiều tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ do đó các tác giả cho rằng khó có thể đổi mới PPDH. +Tỷ lệ HS/lớp quá cao, bàn ghế chưa đúng quy cách, chật chội...điều đó cũng làm cho giáo viên khó triển khai làm thí nghiệm +Đời sống giáo viên còn có khó khăn, nhất là miền núi nên họ không còn tâm huyết cho việc làm thí nghiệm. Những nguyên nhân trực tiếp 1.Trình độ sử dụng TBGD của giáo viên còn thấp do khâu huấn luyện giáo viên sử dụng TBGD chưa thật kĩ và chưa thường xuyên. 2. Đội ngũ quản lí giáo dục ở một vài địa phương cũng chưa chú trọng chỉ đạo việc sử dụng có hiệu quả TBGD. 3. Cơ sở vật chất trường học ở nhiều địa phương còn quá khó khăn nên việc bảo quản TBGD đã khó, việc sử dụng TBGD còn khó khăn hơn nhiều, 4.Tỷ lệ HS/lớp quá cao, bàn ghế chưa đúng quy cách, chật chội...điều đó cũng làm cho giáo viên khó triển khai làm thí nghiệm V. Những biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục ở trường tiểu học và trung học cơ sở 1.Những biện pháp thuộc về quản lí 1.1 Nâng cao nhận thức của lãnh đạo cấp Sở GD&ĐT, cấp Phòng GD&ĐT và đặc biệt là cấp Trường: TBGD phải được sử dụng hiệu quả. Sử dụng là mục tiêu cơ bản và là mục tiêu cuối cùng của toàn bộ công tác thiết bị trường học. Bất cứ một công việc gì thì vai trò chỉ đạo của các cấp lãnh đạo đều rất quan trọng và có ý nghĩa quyết định. Một khi lãnh đạo Sở GD&ĐT có nhận thức đúng và quyết tâm cao thì lãnh đạo các phòng sẽ hưởng ứng và các Ban giám hiệu sẽ quyết tâm thực hiện. Về vấn đề TBGD, các cấp cần phải thấy rõ: + Do chương trình và SGK TH và THCS đã đổi mới, PPDH cũng đổi mới theo, TBGD đã được cung cấp với số lượng nhiều. Trong quá trình phát triển giáo dục Việt nam chưa bao giờ có TBGD nhiều và tương đối đầy đủ như hiện nay. Một phần do đổi mới PPDH yêu cầu phải có TBGD, một phần do nền kinh tế của đất nước đã cho phép trang bị TBGD cho ngành GD&ĐT. + TBGD góp phần đổi mới PPDH. Muốn HS hoạt động nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn thì không thể thiếu TBGD trong quá trình dạy học. Theo chúng tôi lãnh đạo các cấp phải thấm nhuần tinh thần này hơn ai hết. Chỉ có thuấm nhuần như thế, họ mới quyết tâm chỉ đạo GV sử dụng TBGD. +Chúng ta đã chi 1500 tỉ VNĐ để mua TBGD cấp TH và THCS. Số lượng TBGD đó là tài sản rất lớn của ngành GD&ĐT. Lãnh đạo các cấp cần phải nhận thức là: Nếu không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả thì sẽ gây nên sự lãng phí rất lớn tiền bạc của nhà nước và nhân dân, và từ đó có quyết tâm chỉ đạo GV sử dụng TBGD. 1.2 Cung cấp đủ số lượng TBGD của tất cả các bộ môn theo danh mục trang bị tối thiểu ( Cả việc yêu cầu tự làm TBGD). 1.3 Bộ GD&ĐT cần kiểm tra quy định bắt buộc thực hiện đối với các nhà cung ứng TBGD là: Khi cung ứng TBGD thì phải cung cấp kèm theo các tài liệu hướng dẫn sử dụng…và phải huấn luyện giáo viên cách sử dụng. 1.4 Giảm tỷ lệ HS/lớp xuống 40 HS/lớp để GV có thể tổ chức tốt triển khai thí nghiệm. 1.5 Sắp tới Bộ GD&ĐT sẽ ban hành QĐ về biên chế phụ tá phòng thí nghiệm, ít nhất mỗi trường có một phụ tá. Các phụ tá thí nghiệm này phải được đào tạo cơ bản để có thể đáp ứng được yêu cầu phục vụ các bộ môn. 1.6 Tăng cường các TBGD được sản xuất trong nước với chất lượng tốt, đã nhiệt đới hóa để tăng được tuổi thọ của TB, có giá thành hạ để có thể tăng số lượng trang bị, phù hợp nội dung SGK Việt Nam, dễ sử dụng và bảo quản … 2.Những biện pháp trực tiếp 2.1 Nâng cao nhận thức của GV về vai trò của TBGD với chương trình và nội dung SGK TH và THCS mới. Về lí luận và thực tiễn đã cho thấy: GV mãi mãi là người làm chủ TB, là người trực tiếp tổ chức cho HS sử dụng có hiệu quả TBGD. Muốn vậy, ngoài lòng yêu nghề, GV cần phải hiểu rõ vai trò của TBGD với việc đổi mới PPDH. Phải xác định rõ nếu không có TBGD thì không thể chuyển tải được kiến thức mới với những môn khoa học thực nghiệm. Khi đã có TBGD thì vấn đề tiếp theo là GV cần có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có hiểu biết về TBGD: Nội dung TB, cấu tạo, chức năng của từng TB, kĩ thuật sử dụng TB, hiểu biết sâu về PPDH, nắm được tâm lí của HS...để sử dụng TB có hiệu quả. 2.2 Biện pháp hữu hiệu trước mắt và lâu dài là phải sử dụng TBGD theo PHBM. Các nước tiên tiến đã và đang dạy học theo PHBM. Vì vậy GD nước ta nhất định phải tiến hành dạy học theo PHBM vì đó là xu thế tất yếu của thời đại Về lí luận thì PHBM có 9 ưu điểm: 1. TBGD được bảo quản tốt nhất. 2. GV và phụ tá thí nghiệm không phải mang thí nghiệm đến lớp 3. PHBM làm tăng tần suất sử dụng và tăng độ bền của TBGD. 4. PHBM giúp cho trình độ chuyên môn của giáo viên được nâng cao, năng lực thực hành, năng lực tư duy lô gic, tư duy sáng tạo của học sinh không ngừng được phát triển. 5. Chỉ có PHBM thì mới có điều kiện lắp đặt hệ thống phương tiện nghe nhìn chuyên dùng hỗ trợ cho dạy học. 6. PHBM tạo được bầu không khí nghiên cứu khoa học 7. Dạy học theo PHBM rất kinh tế. 8. Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa hay nghiên cứu khoa học cho GV và HS. 9. PHBM tạo điều kiện cho giáo viên sử dụng các phần mềm dạy học. 9 ưu điểm trên cho ta thấy dạy học theo PHBM là biện pháp hữu hiệu nhất để đổi mới PPDH theo tinh thần tăng tính thực hành, xóa bỏ thói quen dạy chay và rèn luyện thói quen dạy học có TB. Về thực tiễn: Dự án THCS đã tiến hành triển khai thí điểm dạy học theo hướng PHBM tại Hà Tây từ năm 2001 và sau đó triển khai tiếp tục ở 7 tỉnh: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lào Cai, Thái Bình, Hà Tĩnh, Đà Nẵng và Lâm Đồng. Hội nghị khoa học: "Dạy học theo PHBM" Do Trung Tâm Học liệu và Thiết bị dạy học kết hợp với Dự án THCS tổ chức tại Thái Bình ngày 10,11/12/2004 đã khẳng định: “Dạy học theo hướng PHBM đã và đang trở thành nhu cầu tất yếu của quá trình dạy học. Dạy học theo PHBM đã phát huy được tác dụng của TBGD và mới có thể bảo quản được TBGD. Điều đó khẳng định chủ trương dạy học theo hướng PHBM là đúng và khả thi trong điều kiện hiện nay”. 2.3. Nâng cao trình độ sử dụng TBGD của GV + GV phải được tập huấn sử dụng và bảo quản TBGD khi nhận TBGD. + GV phải được bồi dưỡng sử dụng TBGD thường xuyên. 2.4 Các địa phương cần phát động phong trào tự làm TBGD để GV tăng thêm lòng yêu nghề và thêm quý những TBGD được cung cấp. 2.5 Có quy chế kiểm tra, giám sát thật cụ thể của Tổ bộ môn và Ban giám hiệu về việc sử dụng TBGD. Đưa công tác sử dụng TBGD thành quy chế đánh giá GV hàng năm: Xét danh hiệu thi đua, động viên khuyến khích một cách thích hợp: thưởng tiền, vật chất, tăng lương sớm, đề bạt... 2.6 Cải tiến công tác thi cử, đánh giá. Cần đưa nội dung thi tuyển, thi tốt nghiệp có sử dụng kết quả sử dụng TBGD Tóm lại trong 6 biện pháp về quản lí và 6 biện pháp trực tiếp thì biện pháp số 1 (về quản lí) và biện pháp số 1,2,3 (về biện pháp trực tiếp) là quan trọng nhất và cần tiến hành sớm. Có như vậy thì hiệu quả sử dụng TBGD ở trường TH và THCS mới được nâng cao.

File đính kèm:

  • docSu dung hieu qua thiet bi giao duc.doc