Những nét văn hoá đặc sắc của Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc gia hải đảo hình vòng cung, với tổng diện tích 377.834 km² nằm xoải theo bên sườn phía đông lục địa châu Á. Nhật Bản là một xứ sở có phong cảnh được coi là một trong những nơi đẹp nhất thế giới với bốn mùa thay đổi rõ rệt: mùa xuân với hoa anh đào, mùa hè cây cối xanh mướt, mùa thu lá phong đỏ thắm, mùa đông tuyết trắng tinh khôi. Bên cạnh vẻ đẹp của thiên nhiên Nhật Bản còn có một nền văn hoá rất đặc biệt, những phong tục và truyền thống riêng đặc sắc của Nhật Bản đã một phần hình thành và phát triển trong thời kì dài cô lập với thế giới bên ngoài dưới thời các tướng quân (1603 - 1868). Đến thập kỉ đầu của thế kỉ XXI, nước Nhật vẫn giữ được nhiều giá trị truyền thống và những giá trị ấy đã góp phần làm nên những thành công về kinh tế. Qua tìm hiểu ta thấy Nhật Bản tuy là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về khoa học, kĩ thuật nhưng Nhật Bản vẫn lưu giữ được nhiều giá trị văn hoá truyền thống độc đáo. Điều tưởng chừng như trái ngược đó đang tồn tại trên một đất nước khá nhỏ bé nằm ven bờ Thái Bình Dương.

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1822 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những nét văn hoá đặc sắc của Nhật Bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khi chơi đàn Sainisen.Với món ăn đặc biệt này các nhà truyền thống học cho rằng đây là đỉnh cao của sự cầu kì, mẫu mực của sự phục vụ. Ngược lại, có người cho rằng đây là sự hạ thấp phẩm giá để phục vụ cho nhu cầu bệnh hoạn của đàn ông, đỉnh cao của sự nhẫn nhục. Nghệ thuật cắm hoa của Nhật Bản cũng rất đặc sắc gọi chung là Ikêbana, hay Kado, tức “Hoa đạo” đã ra đời từ thế kỷ thứ VI như một sự tượng trưng cho quan niệm triết học của Phật Giáo tại Nhật Bản. Nguyên tắc cơ bản của nghệ thuật cắm hoa Ikebana là tượng trưng cho Trời - Đất - Con người, và Ikebana phải thể hiện được sự hài hòa của 3 yếu tố đó. Trong phong cách cắm hoa nghệ thuật của mình, người Nhật không chỉ chú trọng vào những nét nổi bật của bông hoa, mà còn phát triển nghệ thuật với cả cành, cuống, lá. Ikêbana cổ nhất gọi là Ric-ca (Hoa đứng) hoa được cắm theo phương thẳng đứng tượng trưng cho núi Su-me-gu, ngọn núi huyền thoại của Đạo Phật. Sau đó là các kiểu như Tacônôm (hốc tường – các căn nhà có những hốc tường để cắm hoa), Nagâyre (Ném hoa hay quăng hoa – hoa cắm tự nhiên, dùng hoa gì cũng được), Môribana (kiểu cắm hoa tự do mô phỏng một vườn hoa, một khung cảnh tuỳ ý). Ngày nay, tại Nhật Bản có nhiều trường phái cắm hoa với những quy luật có thể khác nhau về quan niệm, ý tưởng, phương pháp, nhưng tất cả đều tựu trung lại một điểm là tình yêu thiên nhiên được nâng lên thành nghệ thuật. Nói đến văn hoá Nhật Bản ta không thể bỏ qua thú chơi sinh vật cảnh, một thú chơi thể hiện sự tinh tế, cầu kì. Họ tạo ra các giống thực vật cảnh có tốc độ sinh trưởng chậm, sức sống dẻo dai, tạo dáng mất nhiều thì gian và giữ thế lâu dài. Có thể thấy qua những cây cảnh như trà, trúc…Hình ảnh cây cảnh toát lên vẻ kiên trinh. Nghệ thuật tạo dáng cây cảnh gọi là Bon-sai. Nhật Bản có thứ triết lý riêng cho Bonsai đó là: Chậu cây cảnh là tượng trưng cho sự khắc khổ và khôn ngoan. Trong bất cứ phòng khách nào của người Nhật cũng có chỗ dành riêng cho chậu cảnh. Khi ngắm cây cảnh ta có cảm giác tĩnh tâm, thoát tục, thư thái trong tâm hồn, đến với Bonsai là trở lại với thiên nhiên được thu nhỏ, nơi đó con người sẽ tìm lại được chính mình từ khởi thủy, đó là tình yêu mầu nhiệm giữa người với người, giữa người với thiên nhiên. Bon-sai trở thành một nhân tố quan trọng trong việc hình thành Vườn Nhật - kiểu vườn cảnh truyền thống. Vườn Nhật mang đặc trưng nổi bật đó là tập hợp ngăn nắp của các vật thể thiên nhiên thu nhỏ qua bàn tay của con người (như một tảng đá được làm trông dáng như một quả núi, hay đất đắp thành những quả đồi, hay những cây được uốn làm cho giống như cây cổ thụ ...) xung quanh một hồ nước nhân tạo có những hòn đảo giả. Nhiều vườn Nhật có cách bài trí với những hàm ý sâu xa của Thiền tông. Đặc biệt ở vườn Nhật yếu tố thời gian luôn là vấn đề tiên quyết, thời gian ở đây như được ngưng đọng và rêu phong phủ kín những lối về. Một nét văn hoá nữa hết sức độc đáo của Nhật Bản đó là động vật cảnh, họ tạo ra những giống có đặc điểm độc đáo. Mỗi sản phẩm thể hiện cá tính của chủ nhân trên phông chung là nền văn hoá Nhật. Một số giống tiêu biểu là chó cảnh, gà cảnh… Bạn cũng sẽ rất bất ngờ khi tiếp tìm hiểu về Origami - nghệ thuật gấp giấy có xuất xứ từ Nhật Bản. Origami kết hợp những cách gấp đơn giản để biến miếng giấy hình chữ nhật, hình vuông (2 chiều) thành những hình phức tạp (3 chiều), không cắt dán trong quá trình gập. Các qui tắc origami truyền thống của Nhật Bản (bắt đầu từ khoảng triều Edo 1603-1867) ít nghiêm ngặt hơn origami hiện đại: giấy gấp có thể là hình tròn, tam giác, có thể cắt dán trong quá trình gấp. Mẫu origami có thể đơn giản như chiếc thuyền hay máy bay giấy nhưng cũng có thể hết sức phức tạp như hình rồng, phượng, tháp Eiffel. Người Nhật xem origami như một phần văn hoá và truyền thống đất nước hơn là một hình thức nghệ thuật. Origami là một nghệ thuật nhẹ nhàng tỉ mỉ. Nó đã chứng minh trong rất nhiều trường hợp có tác dụng làm êm dịu thần kinh, chữa bệnh mất ngủ và chống stress. Việc tạo được mẫu origami mới liên quan đến rất nhiều quy tắc hình học. Các cao thủ origami có phương châm "bạn nhìn thấy gì, tôi tưởng tượng được; bạn tưởng tượng gì, tôi gấp được." Nhật Bản nổi tiếng về mảng truyện tranh, truyện ngắn. Sự kết hợp của nghệ thuật in khắc gỗ truyền thống với văn hoá phương Tây đã dẫn đến sự ra đời của Manga, một thể loại truyện tranh nổi tiếng của Nhật.. Manga là một cụm từ trong tiếng Nhật để chỉ các loại truyện tranh và tranh biếm họa. Manga được xem là từ đặc biệt để chỉ riêng truyện tranh xuất phát từ Nhật Bản. Manga phát triển từ ukiyo-e theo kiểu vẽ tranh, phát triển nhanh chóng sau thế chiến thứ II. Sự ảnh hưởng của Manga đến thể loại hoạt hình đã dẫn đến sự phát triển thể loại hoạt hình đặc trưng của Nhật có tên gọi là Anime. Cùng với thể loại truyện tranh, văn học Nhật Bản có chiều dài lịch sử đứng thứ nhì thế giới sau văn học Trung Quốc. Các tác phẩm đầu tiên của văn học Nhật Bản bao gồm hai cuốn sách lịch sử Kojiki và Nihon Shoki cũng như tập thơ từ thế kỷ thứ VIII Man'yōshū, tất cả đều được viết bằng Hán tự. Nhật Bản có hai nhà văn từng đoạt giải Nobel là Yasunari Kawabata(1968) và Kenzaburo Oe (1994). Làm nên sắc màu độc đáo của văn hoá Nhật Bản, Âm nhạc của Nhật Bản đã mượn nhiều nhạc cụ và phong cách từ các quốc gia láng giềng để phát triển thêm các nét đặc trưng của Nhật. Điển hình như đàn Koto, thể loại kịch Nō, âm nhạc dân gian đại chúng với những cây đàn như shamisen. Nghệ thuật sân khấu truyền thống Nhật Bản nổi bật nhất là kịch Nô - Nõgaku, kịch Kabuki - nghệ thuật hát múa. Đây là 2 thể loại sân khấu đặc biệt, được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu nhân loại”. Kịch Nô có từ thế kỷ XIV, là gốc của nhiều loại hình nghệ thuật đại chúng, dân gian và cung đình. Đây là một hình thức biểu diễn trên sân khấu thiết kế giản đơn, đạo cụ thường là chiếc quạt, mặt nạ, âm nhạc dân gian với nhạc cụ truyền thống, lời là những câu thơ thất - ngũ, ít câu, ít chữ, nhưng nhiều ẩn ý. Những vở nổi tiếng như: Phu nhân Aoi, Chiếc trống đỏ tươi… Kịch Kabuki có từ năm 1603, gồm 3 thể loại: chuyện lịch sử, chuyện đời và múa (shosagoto), kịch thường có độ dài từ 2-5 giờ. Các vở kịch Kabuki nổi tiếng đã có từ 4 thế kỷ nay: Kho báu của trung thần, Yoshitshune và ngàn cây hoa anh đào… Các lễ hội ở Nhật Bản cũng mang những nét đặc sắc riêng. Trong một năm Nhật Bản có rất nhiều lễ hội. Những ngày lễ chính của Nhật Bản gồm Obon, một ngày lễ truyền thống giữa mùa hè để tôn vinh tổ tiên. Tết năm mới một dịp để đến viếng thăm thần xã Shinto, thăm họ hàng, bạn bè và tổ chức ăn những món đặc biệt. Trong hai dịp tết này, người Nhật có tục biếu quà để thể hiện sự tôn trọng bổn phận xã hội. Trước đây người Nhật ăn tết âm lịch nhưng ngày nay chuyển sang tết dương lịch. Khi hoa anh đào Nhật Bản trổ hoa báo mùa xuân đến , người ta tổ chức các cuộc dạo chơi truyền thống dưới hoa gọi là Hanami - lễ hội hoa anh đào. Hội hoa anh đào tổ chức vào thời gian khác nhau trên đất nước, hoa anh đào biểu tượng cho cốt cách tâm hồn người Nhật. Nhật Bản có tất cả hơn 50 loài hoa anh đào khác nhau, có loại màu trắng như hoa lê, có loại phơn phớt vàng như hoa mai, nhưng đẹp nhất vẫn là hoa anh đào màu hồng. Ngày 15 tháng giêng là ngày của người trưởng thành, ngày lễ tôn vinh tất cả những người đã qua 20 tuổi. Ngày 3 tháng 3 là ngày lễ cho trẻ em gái, hay con gọi là ngày lễ búp bê. Ngày 5 tháng 5 người Nhật tổ chức ngày lễ trẻ em trai, khi đó các gia đình có con trai treo những con cá chép khổng lồ (biểu tượng của sự thành đạt) làm bằng vải mỏng hay giấy trên mái nhà mình. Tanabata - Lễ hội ngắm sao, vào 7.7, sao là biểu trưng cho những tốt lành may mắn, ngắm sao để cầu cho mọi điều tốt đẹp. Ngày người cao tuổi của Nhật Bản là ngày 15 tháng 9. Ngày sinh của Nhật hoàng là ngày quốc lễ. Tuần lễ vàng - tuần lễ cầu cho quốc thái dân an là khoảng thời gian cuối tháng 4 đầu tháng 5, khi đó nhiều người Nhật thích đi du lịch và tham gia các hoạt động giải trí. Không chỉ dừng lại ở những nét văn hoá đặc sắc trên, đạo Shinto và ảnh hưởng của nó cũng là một nét nổi bật của văn hoá Nhật Bản. Đạo Shinto ra đời ở Nhật vào thế kỉ VI, tiếng Nhật có nghĩa là “con đường của thần linh”. Shinto với tư cách là quốc đạo tập trung niềm tin tôn giáo của toàn thể người dân Nhật. Tôn giáo này thể hiện trong rất nhiều các đền thờ trên tất cả các miền của đất nước, đây cũng chính là một nét văn hoá đặc sắc. Nhật Bản có 20 khu đền thuộc di sản quốc gia, 14 khu đền được Unessco công nhận là di sản văn hoá. Điển hình như: thành Himeji (ở Tỉnh Hyogo vinh dự là kì quan đầu tiên được UNESCO công nhận 12.1993), đền Itsukushima (là một ngôi đền Shinto trên đảo Itsukushima tỉnh Hiroshima), Di sản văn hóa cố đô Kyoto (là tên gọi quần thể chùa chiền Phật giáo, đền thờ đạo Shinto và lâu đài Hoàng gia tại thành phố Kyoto, Uji (tỉnh Kyoto) và thành phố Otsu (tỉnh Shiga) được UNESCO công nhận năm 1994)… Tìm hiểu về đất nước Nhật Bản ta thấy được nét đặc sắc khá đặc trưng của con người Nhật đó chính là lòng tự tôn dân tộc. Người Nhật nổi tiếng là có kỷ luật, cho dù sự kỷ luật đó bắt nguồn từ hoàn cảnh sinh sống khó khăn, từ việc nghĩ tới lợi ích chung hay từ văn hóa ... đã trở thành như tự giác. Người Nhật chấp nhận khó khăn, phức tạp và rất kiên nhẫn học hỏi hay chịu đựng, cộng thêm với lối làm việc có phương pháp là bí quyết thành công của họ. Nói tới nước Nhật ta nghĩ ngay tới truyền thống tinh thần Samurai, tinh thần võ sĩ đạo hay Trà đạo, một nét tinh hoa văn hóa cốt cách người Nhật Bản, mang đến nhiều triết lý cuộc sống mà ngày nay ảnh hưởng không ít đến các nền văn hóa khác trên thế giới cùng với nhiều nét văn hoá hết sức đặc trưng khác. Nhật Bản là quốc gia có sự phát triển nhanh chóng, từ một nước nghèo những năm sau chiến tranh thế giới thứ II, trong vòng chưa tới 30 năm, Nhật Bản đã trở thành một cường quốc về kinh tế, khoa học kỹ thuật. Những thay đổi cuộc sống do sự giàu có mang lại vẫn không làm những nét văn hoá truyền thống của Nhật Bản bị mất đi, mà ngược lại còn được trân trọng lưu giữ, bảo tồn, phát triển như báu vật thời gian, di sản của nhân loại.

File đính kèm:

  • docVan hoa Nhat Ban.doc
Giáo án liên quan