Môn Khoa học - Bài 23: Sắt, gang, thép

I. MỤC TIÊU:

- Nêu nguồn gốc của sắt, gang, thép và nhận biết một số tính chất của chúng.

- Kể tên một số dụng cụ,máy móc, đồ dùng làm từ gang hoặc thép. Nêu được một số ứng dụng của gang,thép trong đời sống và sản xuất.

- Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng gang hoặc thép có trong gia đình.

* GD BVMT:Giúp HS nêu các cách chống ô nhiễm môi trường trong quá trình luyện gang,thép.

II. CHUẨN BỊ:

- HS: Các dụng cụ bằng sắt, gang, thép (Sưu tầm)

- GV: Phiếu yêu cầu, máy tính, máy chiếu, Bài giảng điện tử (Hình ảnh về thiên thạch, quặng sắt, các sản phẩm từ sắt gang thép, video clip về tái chế thép, )

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4545 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn Khoa học - Bài 23: Sắt, gang, thép, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 08.11.2012 Tuần : 12 Ngày dạy : 12.11.2012 Tiết : 23 Bài 23: Sắt, gang, thép I. MỤC TIÊU: - Nêu nguồn gốc của sắt, gang, thép và nhận biết một số tính chất của chúng. - Kể tên một số dụng cụ,máy móc, đồ dùng làm từ gang hoặc thép. Nêu được một số ứng dụng của gang,thép trong đời sống và sản xuất. - Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng gang hoặc thép có trong gia đình. * GD BVMT:Giúp HS nêu các cách chống ô nhiễm môi trường trong quá trình luyện gang,thép. II. CHUẨN BỊ: - HS: Các dụng cụ bằng sắt, gang, thép (Sưu tầm) - GV: Phiếu yêu cầu, máy tính, máy chiếu, Bài giảng điện tử (Hình ảnh về thiên thạch, quặng sắt, các sản phẩm từ sắt gang thép, video clip về tái chế thép,…) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 4’ 1’ 15’ 10’ 5’ 3’ 2’ 1. Kiểm tra bài cũ: Tre, mây, song - Nêu câu hỏi, gọi HS trả lời : + Nêu công dụng của tre ? + Nêu công dụng của mây, song ? + Nêu cách bảo quản các đồ dùng từ tre, mây, song ? - Nhận xét, ghi điểm. Nhận xét kiểm tra 2. Bài mới a) Giới thiệu bài: Liên hệ từ bài cũ, giới thiệu bài mới, ghi tựa b) Dạy bài mới * Hoạt động 1: Nguồn gốc, tính chất của sắt, gang, thép - Mục tiêu: HS nêu được nguồn gốc của sắt, gang, thép và một số tính chất của chúng. - GD BVMT: Giúp HS nêu các cách chống ô nhiễm môi trường trong quá trình luyện gang,thép. - Gọi HS phần yêu cầu thực hành, xác định yêu cầu - Chia lớp thành 8 nhóm - Nêu yêu cầu thảo luận: Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi: +Trong tự nhiên sắt có ở đâu? +Gang, thép có những thành phần nào chung? +Gang và thép khác nhau ở điểm nào? - Phát phiếu thảo luận + Bảng phụ - Yêu cầu HS thảo luận, hoàn thành phiếu yêu cầu. Thời gian : 5’ - Đính bảng phụ trình bày . - Lắng nghe, nhận xét, bổ sung, giúp HS phân tích nắm rõ sự khác nhau giữa gang và thép. - GV hỏi thêm: + Gang, thép có nguồn gốc từ đâu? + Sắt có những tính chất gì? Kết luận: Sắt là kim loại có tính chất dẻo, dễ uốn,kéo,rèn,dập; sắt có trong thiên thạch, quặng sắt, gang cứng- giòn, thép có ít các bon, cứng, bền dẻo. - Cho HS xem hình ảnh thiên thạch, quặng sắt và đoạn video tái chế thép. - Nhấn mạnh: Quặng sắt ðSắt ð Gang ð Thép - Quá trình luyện gang, thép có ảnh hưởng gì đến môi trường? - Kết luận: Trồng nhiều cây xanh, xử lí chất thải trước khi thải ra môi trường xung quanh. *Hoạt động 2: Ứng dụng của gang,thép - Mục tiêu: Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ gang hoặc thép. Nêu được một số ứng dụng của gang, thép trong đời sống và sản xuất. - Yêu cầu HS quan sát hình 48, 49/SGK. Nêu câu hỏi SGK: Gang hoặc thép được sử dụng để làm gì ? - Nhấn mạnh yêu cầu: Nêu tên các sản phẩm ở từng tranh, chúng được làm từ vật liệu nào? - Cho HS thảo luận nhóm đôi. Thời gian: 2’. - Yêu cầu HS trình bày - Quan sát, gọi HS nhận xét. GV nhận xét. Chốt lại 6 tranh. Kết luận:Sắt là một kim loại được sử dụng dưới dạng hợp kim, Chấn song sắt, hàng rào sắt, đường sắt,…thực chất được làm bằng thép. - Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ gang hoặc thép mà em biết ? + Yêu cầu đại diện 4 tổ trình bày các dụng cụ, đồ dùng đã chuẩn bị. + Cho HS nêu tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng bằng gang hoặc thép? Kết luận: Các hợp kim của sắt được dùng để làm các đồ dùng như nồi, chảo, dao, kéo, cày, cuốc…và nhiều loại máy móc, tàu xe, cầu, đường sắt… - Cho HS xem hình ảnh các dụng cụ làm bằng gang và thép không gỉ. * Hoạt động 3: Cách bảo quản đồ dùng bằng gang, thép -Mục tiêu: Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng gang hoặc thép có trong gia đình. - Đối với các đồ vật bị gỉ trong không khí ẩm như dao, kéo, cày cuốc chúng ta cần phải bảo quản như thế nào ? - Nêu một số cách bảo quản chung các đồ dùng bằng gang, thép có trong nhà em? Kết luận: Cần phải cẩn thận khi sử dụng các đồ dùng bằng gang trong gia đình vì chúng rất giòn và dễ vỡ. Một số đồ dùng bằng thép như dao, kéo, cày, cuốc… dễ bị gỉ. Vì vậy,khi sử dụng xong cần rửa sạch, cất nơi khô ráo. 3. Củng cố: - Gọi HS đọc lại mục bạn cần biết - Tổ chức trò chơi: ‘‘Bạn tôi là số 1’’ ( nếu còn thời gian) 4. Nhận xét, dặn dò: - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS. - Dặn :thực hành bảo quản đồ vật bằng gang, thép - Chuẩn bị bài: Đồng và hợp kim của đồng - 3 HS lần lượt trả lời - Lớp nhận xét - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm - Xác định yêu cầu - 4 HS/nhóm - Đại diện nhóm nhận phiếu . -Cử nhóm trưởng, thư kí thảo luận nhóm 4, ghi phiếu - 1 nhóm làm ở bảng phụ. - Đại diện nhóm trình bày - Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - Phát biểu cá nhân - Lắng nghe - Xem video - Phát biểu cá nhân - Xem tranh, 1 HS nêu câu hỏi - Lắng nghe - Thảo luận nhóm 2 - Trình bày - Nghe - Nghe yêu cầu của GV - Đại diện 4 tổ trình bày các dụng cụ,đồ dùng đã chuẩn bị. - Nêu cá nhân - Xem hình ảnh - Nhiều HS nêu - Nêu cá nhân - Đọc mục Bạn cần biết SGK - Lắng nghe RÚT KINH NGHIỆM …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docSat Gang Thep.doc