Kế hoạch bài học Tuần 7 - Nguyễn Thị Thắng Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1

 I/ Mục đích yêu cầu:

 1/ Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng những từ phiên âm nước ngoài: An-ri-ôn, Xi-xin.

Bước đầu đọc diễn cảm bài văn với giọng kể sôi nổi, hồi hộp .

 2/ Hiểu ý nghĩa câu chuyện: khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người.(Trả lời câu hỏi 1,2,3,)

 II/ Đồ dùng dạy học:

 Tranh minh họa bài đọc. Thêm truyện, tranh, ảnh về cá heo.

 

doc20 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1079 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Tuần 7 - Nguyễn Thị Thắng Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
375,406: - Phần nguyên gồm có: 3 trăm, 7 chục,5 đơn vị . - Phần TP gồm có: 4 phần mười, 0 phần trăm, 6 phần nghìn. STP 375,406 đọc là: ba trăm bảy mươi lăm phẩy bốn trăm linh sáu. c/ Tương tự như phần b đối với STP 0,1985. Cho HS đọc phần bài học SGK. * HĐ2: Thực hành. Bài 1: SGK. HS đọc yêu cầu bài 1. HS trả lời miệng HS và GV nhận xét. KL: Rèn luyện cách đọc STP và nêu giá trị theo vị trí của mỗi chữ số ở từng hàng. Bài 2a,b: SGK HS đọc yêu cầu bài 2. HS làm việc cá nhân, 3 HS lên bảng , mỗi em làm 1 bài. HS và GV nhận xét. KL: Rèn kĩ năng viết STP. * HĐ4: Củng cố dặn dò: GV hệ thống kiến thức toàn bài, 1 HS nhắc lại cách đọc, viết STP. Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT. Tập làm văn Luyện tập tả cảnh I-Mục đích yêu cầu: - Xác định được phần mở bài , thân bài, kết bài của bài văn (BT1 ) Hiểu mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong một đoạn, biết cách viết câu mở đoạn (BT 2,3 ). II-Đồ dùng dạy học: - GV: ảnh minh họa Vịnh Hạ Long, tranh, ảnh về cảnh đẹp ở Tây Nguyên. III-Các hoạt động dạy học: A.Kiểm tra bài cũ: B.Dạy bài mới: Giới thiệu bài. * HĐ1: HDHS luyện tập. Bài tập1: SGK. - HS đọc yêu cầu bài tập 1. - HS thảo luận theo nhóm 4 làm bài tập sau đó đại diện các nhóm trình bày miệng trước lớp. + GV giảng: Vịnh Hạ Long có những nét đẹp, lạ kì mà chỉ riêng Hạ Long mới có. Tác giả miêu tả mỗi đặc điểm đó thành một đoạn văn: tả sự kì vĩ của Vịnh Hạ Long với sự phân bố đặc điểm của hàng nghìn hòn đảo, tả vẻ duyên dáng của Vịnh Hạ Long được tạo bởi cái tươi mát của sóng nước, cái rạng rỡ của đất trời, tả những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người của Vịnh Hạ Long qua sự thay đổi theo mùa. Bài tập 2: SGK. - Một HS đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi để chọn câu mở đoạn cho đoạn văn. - HS trình bày sự lựa chọn của mình và giải thích. - Cả lớp và GV nhận xét,bổ sung. Bài tập 3: SGK. - Một HS đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS làm việc cá nhân sau đó trình bày miệng trước lớp. * HĐ2: Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Khoa học Phòng bệnh viêm não I/ Mục tiêu: HS biết: -Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh viêm não . II/ Đồ dùng dạy học: GV: Tranh minh họa trang 30,31 SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu A/ Bài cũ: B/ Bài mới: Giới thiệu bài. *HĐ1: Tác nhân gây bệnh, con đường lây truyền và sự nguy hiểm của bệnh viêm não. Mục tiêu: - HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm não . - HS nhận ra được sự nguy hiểm của bệnh viêm não. Cách tiến hành: - GV phổ biến cách chơi và lụât chơi Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?” HS làm việc theo 3 nhóm để trả lời câu hỏi trong SGK sau đó đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhóm nào xong trước và đúng là thắng cuộc. GV và HS nhận xét, chốt ý đúng, tuyên dương nhóm thắng cuộc . GV hỏi: + Tác nhân gây ra bệnh viêm não là gì? + Lứa tuổi nào thường bị bệnh viêm não nhiều nhất? + Bệnh viêm não lây truyền như thế nào? + Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào? GVKL: Viêm não là một bệnh truyền nhiễm do một loại vi rút có trong máu các gia súc, chim, chuột, khỉ...gây ra. Muôĩ là con vật trung gian truyền bệnh. Bệnh viêm não rất nguy hiểm vì hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em. Bệnh có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng lâu dài. * HĐ 2: Những việc nên làm để phòng bệnh viêm não. Mục tiêu: Giúp HS : - Biết thực hiện các cách tiêu diệt muỗi và tránh không để muỗi đốt. - Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người. Cách tiến hành: HS thảo luận nhóm đôi quan sát tranh minh họa trang 30,31 SGK trả lời miệng các câu hỏi sau: + Người trong hình minh họa đang làm gì? + Làm như vậy có tác dụng gì? + Theo em cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là gì? GV kết luận: Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là giữ vệ sinh nhà ở, dọn sạch chuồng trại gia súc và môi trường xung quanh; không để ao tù, nước đọng; diệt muỗi, diệt bọ gậy. Cần có thói quen ngủ màn, kể cả ban ngày. Trẻ em dưới 15 tuổi nên đi tiêm phòng bệnh viêm não theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết SGK. Củng cố – Dặn dò: HS nhắc laị nội dung bài. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Địa lí Ôn tập I/ Mục tiêu: HS: - Xác định và mô tả được vị trí địa lí nước ta trên bản đồ. - Biết hệ thống hóa những kiến thức đã học về địa lí tự nhiênViệt Nam ở mức độ đơn giản:Đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình ,khí hậu ,sông ngòi ,đất, rừng. - Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn các đảo và quần đảo của nước ta trên bản đồ. II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, phiếu học tập. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu; A/ Bài cũ: B/ Bài mới: Giới thiệu bài * HĐ1: Thực hành mpột số kĩ năng địa lí liên quan đến các yếu itố đị lí tự nhiên Việt Nam. HS thảo luận nhóm đôi làm các bài tập sau: Bài 1: Quan sát lược đồ Việt Nam trong khu vực đông nam á, chỉ trên lược đồ và mô tả: + Vị trí và giới hạn của nước ta. + Vùng biển của nước ta. + Một số đảo và quần đảo cuả nước ta. Bài 2; Quan sát lược đồ địa hình VN: + Nêu tên và chỉ vị trí của các dãy núi. + Nêu tên và chỉ các đồng bằng lớn ở nước ta. + Chỉ vị trí của các sông: Sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Đà Rằng, sông Đồng Nai, sông Tiền ,sông Hậu. * HĐ2: Ôn tập về đặc điểm của các yếu tố địa lí tự nhiên VN. HS thảo luận theo 4 nhóm hoàn thành bảng thống kê trong SGK( đã ghi vào phiếu học tập). Đại diện các nhóm trình bày kết quả. GV và HS nhận xét , bổ sung, chốt lời giải đúng. Củng cố dặn dò: - GV hệ thống kiến thức toàn bài. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau Thứ sáu ngày 9 tháng 10 năm 2009. Toán Luyện tập I/ Mục tiêu: HS : - Biết cách chuyển một PS thập phân thành hỗn số . - Chuyển phân số thập phân thành số thập phân.(Hs làm BT1,BT2(3 phân số thứ 2,3,4.) BT3.) II/ Đồ dùng dạy học: III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: A/ Bài cũ : B/ Bài mới: Giới thiệu bài. * HĐ1: Thực hành. Bài 1: SGK HS đọc yêu cầu bài 1. HS làm việc cá nhân, 4 HS lên bảng làm. HS và GV nhận xét, chốt lại cách làm như SGK. KL: Rèn kĩ năng chuyển các PS thập phân thành hỗn số rồi thành STP. Bài 2: (3 PS thứ 2,3,4) SGK. HS đọc yêu cầu bài 2. HS làm việc cá nhân , 5 HS lên bảng làm. HS và GV nhận xét. KL: Rèn cho HS kĩ năng chuyển các PS thập phân thành STP và đọc STP. Bài 3: SGK HS đọc yêu cầu bài 3. HS làm theo nhóm đôi, 4 HS lên bảng làm. HS và GV nhận xét, chốt cách làm như SGK. KL: Rèn cho HS kĩ năng chuyển số đo viết dưới dạng STP thành số đo viết dưới dạng STN với đơn vị đo thích hợp. * HĐ3: Củng cố dặn dò: - GV hệ thống kiến thức toàn bài.Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT. . Luyện từ và câu Luyện tập về từ nhiều nghĩa I/ Mục đích, yêu cầu: 1/Nhận biết được nghĩa chung và các nghĩa khác nhau của từ chạy (BT 1,2) hiểu nghĩa gốc của từ ăn .Hiểu được nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong một số câu văn ở (BT 3) . 2/ Biết đặt câu phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ ở BT4 .(Hs khá ,giỏi biết đặt câu để phân biệt cả 2 từ ở Bt3.) II/ đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ ghi sẵn bài tập 1. III/ Các hoạt động dạy học: A/ Bài cũ: B/ Bài mới: Giới thiệu bài * HĐ1: Hướng dẫn HS luyện tập . Bài tập 1: SGK - GV nêu yêu cầu của bài tập. - HS làm việc cá nhân, một HS lên bảng làm. - GV và HS nhân xét chốt lời giải đúng. KL: Củng cố các nghĩa khác nhau của từ :chạy. Bài tập 2: SGK - HS đọc nội dung bài tập 2, làm việc theo nhóm đôi, trả lời miệng trước lớp. - HS và GV nhận xét. KL: Củng cố nét nghĩa chung của từ :chạy. Bài 3 : SGK HS đọc yêu cầu bài 3. - HS làm việc độc lập và trả lời miệng trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét. KL: Từ ăn là từ nhiều nghĩa. Nghĩa gốc của từ ăn là hoạt động tự đưa thức ăn vào miệng. Bài 4: SGK GV nêu yêu cầu bài tập. HS làm bài cá nhân, trả lời miệng trước lớp. HS và GV nhận xét. KL: Rèn kĩ năng đặt câu, phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ. *HĐ3: Củng cố dặn dò - GV hệ thống kiến thức toàn bài.Dặn HS về nhà học bài. Tập làm văn Luyện tập tả cảnh I/ Mục đích yêu cầu: - Dựa trên kết quả quan sát một cảnh sông nước, dàn ý đã lập và hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cảnh sông nước, HS biết chuyển một phần của dàn ý (thân bài) thành đoạn văn miêu tả cảnh sông nước, thể hiện rõ một số đặc điểm nổi bật, rõ trình tự miêu tả. II/ đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ viết sẵn một số bài văn, đoạn văn hay tả cảnh sông nước. III/ Các hoạt động dạy học: A/ Bài cũ: B/ Bài mới: Giới thiệu bài * HĐ1: Hướng dẫn HS luyện tập. - Gọi HS đọc đề bài và phần gợi ý. - Gọi HS đọc lại bài : Vịnh Hạ Long. - Một vài HS nói phần chọn để chuyển thành đoạn văn hoàn chỉnh. - GV nhắc nhở, hướng dẫn HS cách viết đoạn văn: + Phần thân bài có thể gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm hoạc một bộ phận của cảnh. Nên chọn một phần tiêu biểu thuộc thân bài- để viết một đoạn văn. + Trong mỗi đoạn thường có một câu văn nêu ý bao trùm toàn đoạn . + Các câu trong đoạn phải dùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện được cảm xúc của người viết. - HS tự viết đoạn văn. - HS trình bày đoạn văn. - GV cùng HS nhận xét, bổ sung, chấm điểm một số đoạn văn. * HĐ2: Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học, biểu dương HS. - Dặn về nhà viết lại đoạn văn chưa đạt và chuẩn bị bài sau. Kĩ thuật Nấu cơm (Tiết 1) I/ Mục tiêu: -HS biết cách nấu cơm. -Biết liên hệ với việc nấu cơm ở gia đình. II/ đồ dùng dạy học: -Gạo tẻ ,nồi cơm thường và nồi cơm điện - Bếp dầu ,và một số dụng cụ nấu cơm -Phiếu học tập III/ Các hoạt động dạy học: A/ Bài cũ: B/ Bài mới: Giới thiệu bài * HĐ1:Tìm hiểu cách nấu cơm ở gia đình -Đặt câu hỏi để yêu cầu HS nêu cách nấu cởm ở gia đình -GV nhận xét kết luận * HĐ2:Tìm hiểu cách nấu cơm .bằng soong ,nôì -Thảo luận nhóm về cách nấu cơm bằng bếp đun theo phiếu học tập -Đại diện nhóm trình bày kết quả -GV nhận xét kết luận * HĐ3: Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học, biểu dương HS. Dặn HS về nhà học bài.

File đính kèm:

  • docL5-06-07-T7.doc
Giáo án liên quan