Kế hoạch bài học Tuần 19 - Nguyễn Thị Thắng Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 - Biết đọc đúng ngữ điệu một văn bản kịch , phân biệt lời các nhân vật, lời tác giả.( anh Thành ;anh Lê)

 - Hiểu được tâm trạng day dứt ăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.Trả lời được các câu hỏi 1,2 và câu hỏi 3 ( không cần giải thích lí do.)

 + Hs khá - giỏi phân vai đọc diễn cảm vở kịch ,thể hiện được tính cách nhân vật ( câu hỏi 4 )

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - GV: Tranh minh họa bài đọc SGK để giới thiệu bài.

 Bảng phụ ghi sẵn đoạn Kịch: Từ đầu đến “ Anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không” để hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.

 

doc22 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1066 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài học Tuần 19 - Nguyễn Thị Thắng Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luận nhóm đôi trả lời miệng trước lớp để nhận biết châu á có diện tích lớn nhất thế giới. * HĐ2: Đặc điểm tự nhiên - HS quan sát hình 3, sử dụng phần chú giải; đọc thông tin trong SGK để nhận biết các khu vực của châu á và trả lời miệng câu hỏi trong SGK.(GV quan tâm HS yếu) (HS: Khu vực Bắc á có rừng Tai- ga, cây mọc thẳng, tuyết phủ... ) - GV hỏi thêm HS giỏi: Vì sao có tuyết? (HS :Khu vực Bắc á có khí hậu khắc nghiệt, có mùa đông lạnh dưới 00c nên có tuyết rơi). *GVKL: Châu á có nhiều cảnh thiên nhiên. - Vài HS đọc kết luận trong SGK . 3/Củng cố dặn dò: - GV hệ thống bài. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Thứ 6 ngày 1 tháng 1 năm 2010 Toán chu vi hình tròn I/ Mục tiêu: - Hs biết quy tắc tính chu vi hình tròn và vận dụng để giải bài toán có yếu tố thực tế về chu vi hình tròn . ( Cả lớp làm BT 1 (a,b); 2c ;3 . HS K- g làm cả BT 1;2 ) II/ Đồ dùng dạy học: - GV: thước dây, miến bìa hình tròn để dùng cho HĐ1 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1/ Bài cũ : 2/ Bài mới: Giới thiệu bài. *HĐ1: Giới thiệu công thức tính chu vi hình tròn . - GV giới thiệu công thức tính chu vi hình tròn như trong SGK(tính thông qua đường kính và bán kính). Gọi vài HS đọc quy tắc và công thức trong SGK. - GV hướng dẫn HS tập vận dụng các công thức qua ví dụ 1 và ví dụ 2(như SGK). * HĐ2: Thực hành . +Bài 1:( a,b) SGK - 1 HS đọc yêu cầu bài 1.cả lớp theo dõi. - HS làm việc cá nhân, 3 HS lên bảng làm.(HS yếu và TB chỉ cần làm câu a, b) - HS khá giỏi và GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng. - Yêu cầu HS yếu và TB nhắc lại cách tính chu vi hình tròn dựa vào đường kính(đã học ở bài trước). *KL: Rèn kĩ năng tính chu vi hình tròn dựa vào đường kính. +Bài 2:(c ) SGK. - 1 HS đọc yêu cầu bài 2. cả lớp theo dõi - HS làm việc cá nhân , 3 HS lên bảng làm. (HS yếu và TB chỉ cần làm câu a, b) - HS và GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng. - Yêu cầu HS yếu và TB nhắc lại cách tính chu vi hình tròn dựa vào bán kính. (đã học ở bài trước). *KL: Rèn kĩ năng tính chu vi hình tròn dựa vào bán kính. +Bài 3: SGK - 1 HS đọc yêu cầu bài 3. cả lớp theo dõi - HS làm việc cá nhân, 1HS lên bảng làm(GV quan tâm HS yếu). - HS và GV nhận xét, chốt cách làm đúng. *KL: Rèn kĩ năng tính chu vi hình tròn vào bài toán có nội dung thực tế. 3/ Củng cố dặn dò: - HS nhắc lại cách tính chi vi hình tròn. - GV hệ thống kiến thức toàn bài. - Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT. Luyện từ và câu cách nối các vế câu ghép I/ Mục đích, yêu cầu: Nắm được cách nối các vế trong câu ghép bằng các quan hệ từ và nối các vế câu ghép không dùng từ nối ( Nội dung ghi nhớ ). Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn ( BT1 ,mục III ); viết được đoạn văn theo yêu cầu của BT 2. II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ và phiếu bài tập ghi sẵn bài 1 phần nhận xét. II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1/ Bài cũ 2/ Bài mới: Giới thiệu bài: * HĐ1: Phần nhận xét - HS đọc yêu cầu bài tập 1, 2. Cả lớp theo dõi trong SGK. - HS đọc lại câu văn, đoạn văn, dùng bút chì gạch chéo để phân tách 2 vế câu ghép; gạch dưới những từ và dấu câu ở ranh giới giữa các vế câu. - 1HS khá giỏi lên bảng làm,cả lớp làm vào phiếu. - Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung chốt lời giải đúng. - GV hỏi: Từ kết quả phân tích trên, các em thấy các vế của câu ghép được nối với nhau theo mấy cách?(2 cách: bằng từ nối hoặc các dấu câu) - HS khá giỏi trả lời rút ra bài học. - HS yếu và TB nhắc lại - 3, 4 HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK. * HĐ2: Luyện tập +Bài tập 1:SGK - Yêu cầu 1HS đọc nội dung của bài tập, cả lớp theo dõi. - HS làm bài độc lập vào vở bài tập . - HS trao đổi bài chấm chéo cho nhau.Sau đó phát biểu ý kiến - Cả lớp và GV nhận nhận xét kết luận lời giải đúng.(Đoạn a có 1 câu ghép, với 4 vế câu...; Đoạn b có 1 câu ghép, với 3 vế câu...; Đoạn c có 1 câu ghép, với 3 vế câu...; ) - HS yếu nhắc lại lời giải đúng. +Bài tập 2: SGK - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. cả lớp theo dõi. - GV lưu ý, hướng dẫn HS cách viết: Người em tả là ai? Em tả những đặc điểm nào của bạn? - HS làm bài cá nhân và trình bày miệng trước lớp. - HS và GV nhận xét GVKL: Rèn kĩ năng sử dụng câu ghép để viết văn.. HĐ3: Củng cố – Dặn dò: - GV hệ thống kiến thức toàn bài. - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Tập làm văn Luyện tập tả người (dựng đoạn kết bài) I/ Mục tiêu Nhận biết được hai kiểu kết bài ( mở rộng và không mở rộng )qua hai đoạn kết bài trong SGK ( BT1). Viết được hai đoạn kết bài theo yêu cầu của BT 2. Hs K-G làm được BT3 ( Tự nghĩ đề bài ,viết đoạn kết bài ) II/ Đồ dùng dạy học: GV: - Bảng phụ ghi kiến thức về 2 kiểu kết bài: + Kết bài không mở rộng: Nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của em với người được tả. + Kết bài không mở rộng: từ hình ảnh, hoạt động của người được tả, suy rộng ra các vấn đề khác. - Giấy khổ to và bút dạ để HS làm bài tập 2,3. III/ Các hoạt động dạy học: 1/Kiểm tra bài cũ: 2/Dạy bài mới: Giới thiệu bài. * HĐ1: Hướng dẵn HS làm bài tập +Bài 1: SGK - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập - HS làm việc theo cặp trả lời câu hỏi của bài (GV quan tâm giúp đỡ HS yếu) - Gọi HS trình bày(Đoạn a là kết bài tự nhiên; Đoạn b là kết bài mở rộng; Kết bài b khác với kết bài a ở chỗ ngoài bộc lộ tình cảm của người viết, còn suy luận, liên hệ về vai trò của người nông dân). - GV nhận xét,kết luận, treo bảng phụ yêu cầu 2, 3 HS đọc 2 kiểu kết bài. KL: Giúp HS nhận biết được 2 kiểu kết bài mở rộng và không mở rộng. Bài 2: SGK - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập và đọc lại 4 đề văn ở tiết trước. - GV giúp HS hiểu yêu cầu bài tập - HS tự làm (GV quan tâm giúp đỡ HS yếu) - Gọi HS làm ra giấy dán lên bảng, HS cùng GV nhận xét bổ sung ý kiến - Gọi HS dưới lớp đọc bài làm của mình - GV nhận xét cho điểm KL: Giúp HS biết viết được đoạn kết bài cho bài văn tả người theo 2 kiểu: mở rộng và không mở rộng. 3/Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS chuẩn bị bài học sau. Kĩ THUậT Nuôi dưỡng gà (1 Tiết) I - Mục tiêu: - Biết được mục đích của việc nuôi dưỡng gà . - Biết cách cho gà ăn ,cho gà uống .Biết liên hệ thực tế để nêu cách cho gà ăn uống ở gia đình ,địa phương. II - Đồ dùng dạy học: - Hình ảnh minh hoạ cho bài học theo nội dung SGK - Phiếu đánh giá kết quả học tập III- Các hoạt động dạy – học : *Giới thiệu bài GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học Hoạt động 1. Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà - GV nêu khái niệm: Công việc cho gà ăn, uống được gọi chung là nuôi dưỡng. - Để giúp HS hiểu rõ khái niệm trên, GV có thể nêu một số ví dụ về công việc nuôi dưỡng trong thực tế chăn nuôi gà ở gia đình, địa phương như cho gà ăn những thức ăn gì? Ăn vào lúc nào? Lượng thức ăn cho gà ăn hàng ngày ra sao? Cho gà uống nước vào lúc nào? Cho ăn, uống như thế nào?… - Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1 (SGK). Sau đó, đặt câu hỏi và gợi ý, dẫn dắt để HS nêu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà. - Tóm tắt nội dung chính của hoạt động 1: Nuôi dưỡng gà gồm hai công việc chủ yếu là cho gà ăn và cho gà uống nhằm cung cấp nước và các chất dinh dưỡng cần thiết cho gà. Nuôi dưỡng hợp lý sẽ giúp gà khoẻ mạnh, lớn nhanh, sinh sản tốt. Muốn nuôi gà đạt năng suất cao phải cho gà ăn, uống đủ chất, đủ lượng, hợp vệ sinh. Hoạt động 2. Tìm hiểu cách cho gà ăn, uống a) Cách cho gà ăn - Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2a (SGK). - HS nêu cách cho gà ăn ở từng thời kì sinh trưởng (gà con mới nở, gà giò, gà đẻ trứng). HS nêu cách cho ăn ở gia đình hoặc địa phương và so sánh với cách cho gà ăn trong bài học. - HS nhớ lại những kiến thức đã học ở bài 20 để trả lời các câu hỏi trong mục 2a (SGK). - Nhận xét và giải thích: + Chất bột đường, chất đạm có tác dụng chủ yếu trong việc cung cấp năng lượng hoạt động và tạo thịt, mỡ. Gà giò lớn nhanh, hoạt dộng nhiều nên cần nhiều năng lượng và chất đạm. Do vậy, cần phải cho gà giò ăn nhiều thức ăn cung cấp chất bột đường và thức ăn cung cấp chất đạm. + Chất đạm, chất khoáng là những chất dinh dưỡng chủ yếu tham gia toạ thành trứng gà. Vì vậy, cần cho gà đẻ ăn các thức ăn chứa nhiều chất đạm như giun đất, côn trùng(cào cào, châu chấu, mối…), cua, ốc đập nhỏ, cá băm nhỏ, bột đỗ tương….; thức ăn chứa nhiều chất khoáng như vỏ trứng, vỏ sò, vỏ hến được sấy khô, nghiền nhỏ và thức ăn chứa nhiều vi-ta-min như rau muống, bắp cải, ….rửa sạch thái nhỏ. - Tóm tắt cách cho gà ăn theo nội dung SGK. b) Cách cho gà uống - HS nhớ lại và nêu vai trò của nước đối với đời sống động vật (môn Khoa học lớp 4). - Nhận xét và giải thích: Nước là một trong những thành phần chủ yếu cấu tạo nên cơ thể động vật. Nhờ có nước mà cơ thể động vật hấp thu được các chất dinh dưỡng hoà tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần thiếtt cho sự sống. Nowcs còn có tác dụng thải các chất thừa, chất độc hại trong cơ thể. Động vật khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau. - HS nêu sự cần thiết phải thường xuyên cung cấp đủ nước sạch cho gà. - HS đọc mục 2b và nêu cách cho gà uống. - Nhận xét và nêu tóm tắt cách cho gà uống nước theo SGK. Lưu ý HS: Dùng nước sạch như nước máy, nước giếng cho vào máng uống để cung cấp nước cho gà và đảm bảo nước luôn sạch sẽ. Máng uống phải luôn có đầy đủ nước. Kết luận hoạt động 2: Khi nuôi gà phải cho gà ăn, uống đủ lượng, đủ chất và hợp vệ sinh bằng cách cho gà ăn nhiều loại thức ăn phù hợp với nhu càu về dinh dưỡng ở từng thời kỳ sinh trưởng của gà và thường xuyên cung cấp đủ nươCách sử dụng cho gà uống. Thức ăn, nước uống dùng để nuôi gà phải sạch sẽ, không bị ôi mốc và được đựng trong máng sạch. Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập - dựa vào mục tiêu, nội dung chính của bài kết hợp với sử dụng câu hỏi cuối bài đánh giá kết qủa học tập của HS. - GV nêu đáp án của bài tập. HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh gía kết quả học tập của mình. - HS báo cáo két quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. IV – nhận xét – dặn dò: - Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. - Hướng dẫn HS đọc trước bài “ Chăm sóc gà

File đính kèm:

  • docT19.doc
Giáo án liên quan