Giáo án Tuần 4 lớp 5 - Trường Tiểu học Diễn Cát

TIẾT 1: SHTT:

CHÀO CỜ

TIẾT 2: TOÁN:

ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN

I/ Mục tiêu:

-Giúp HS biết 1 dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng lại gấp lên bấy nhiêu lần).

- Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng 1 trong 2 cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”

II/Chuẩn bị:

-Giáo viên: Bảng phụ.

-Học sinh: tìm hiểu bài ở nhà .

III/Các hoạt động dạy và học :

 

doc27 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 4 lớp 5 - Trường Tiểu học Diễn Cát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tắt vào vở -1 em lên bảng-lớp làm vào vở -HS nghe -Hs đọc đề bài – nhận diện dạng toán – nêu các bước thực hiện và làm vở - Hs khá giỏi và nêu bài làm – nxbs -HS nghe TIẾT 2: TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. Mục tiêu: -Lập được dàn ý cho bài văn tả ngôi trường đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; biết lựa chọn được những nét nổi bật để tả ngôi trường. -Dựa vào dàn ý viết được một đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh, sắp xếp các chi tiết hợp lí II/ Chuẩn bị: -Những ghi chép của hs về những gì quan sát được cảnh trường. III/ Hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs A. Bài cũ: -Trình bày kết quả quan sát cảnh trường học đã chuẩn bị. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập: a. Bài 1: - Cho học sinh đọc và nêu yêu cầu bài 1. - Yêu cầu học sinh xem lại các ý đã ghi chép được khi quan sát trường học. - Cho học sinh sắp xếp các ý đó thành một dàn bài chi tiết. - Học sinh làm bài. - Trình bày kết quả – nhận xét GV nhận xét cho học sinh bổ sung ý để có một dàn bài hoàn chỉnh. b. Bài 2: - Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu học sinh chọn một phần của dàn bài vừa làm, chuyển phần dàn bài đó thành một đoạn văn hoàn chỉnh. - Cho học sinh trình bày kết quả. - Nhận xét tuyên dương những đoạn văn viết hay. - Chọn đoạn văn hay giới thiệu cho học sinh học tập. * Muốn có 1 đoạn văn hay, sinh động khi viết ta cần lưu ý điều gì? 3. Củng cố – dặn dò. - Về nhà làm lại đoạn văn cho hoàn chỉnh, cho hay. - Chuẩn bị bài kế tiếp. - Nhận xét giời học. - Vài học sinh đọc kết quả đã quan sát được. Học sinh lắng nghe. - Hai học sinh đọc to - Lớp đọc thầm - Học sinh xem lại - Học sinh tự sắp xếp - 3 Học sinh làm bảng phụ – Lớp làm vở. - Nhận xét bài của 3 học sinh ở bảng phụ. - Học sinh bổ sung. - Học sinh chọn và viết. - Học sinh lần lượt trình bày nối tiếp. - Học sinh theo dõi. - Học sinh nêu. Thứ sáu, ngày 20 tháng 9 năm 2013 TIẾT 5: TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG I/ Mục tiêu: - Giúp HS biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng hai cách rút về đơn vị hoặc tìm tỉ số. II/Chuẩn bị: - Giáo viên: bảng phụ. - Học sinh: Học ghi nhớ các bước giải dạng toán đã học. III/Các hoạt động dạy và học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Bài cũ: -Nêu các bước giải bài toán tổng tỉ -Nêu các cách giải bài toán tỉ lệ thuận Nhận xét- ghi điểm B.Bài mới 1.Giới thiệu bài 2.Hướng dẫn luyện tập ¶Bài 1: -Gọi HS đọc đề bài -Xác định dạng toán -Yêu cầu HS làm bài -Sửa chữa bài trên bảng –ghi điểm -Nêu các bước giải bài toán tìm 2 số khi biết tổng, tỉ ¶Bài 2: Hướng dẫn giống bài 1 ¶Bài 3: -HS đọc đề và phân tích -Khi quãng đường giảm 1 số lần thì số lít xăng tiêu thụ ntn? -Yêu cầu HS giải -Sửa chữa –ghi điểm Nêu lại các bước giải bài toán tỉ lệ thuận Bài 4 : dành cho hs khá giỏi -Yêu cầu hs đọc đề toán – nêu dạng bài và cách giải bài toán - Gv phát phiếu cho hs làm – thu bài chấm và nx 3.Củng cố –dặn dò -Số km đường đi được trong 1 giờ ko đổi, khi gấp To lên 1 số lần thì quãng đường đi được thay đổi ntn? -Chuẩn bị T21 -Nhận xét giờ học -2HS -Lớp nhận xét -HS nghe -1 HS đọc đề -HS xác định -HS làm vào vở, 1 em lên bảng -1 em nêu -HS làm bài vào vở -HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng -HS nêu - Hs đọc yêu cầu – Hs khá giỏi nêu dạng bài và cách giải rồi làm vào phiếu - 1 Hs lên giải bảng phụ HS trả lời TIẾT 6: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA I. Mục tiêu: - Tìm được các từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT1, BT2 (3 trong số 4 câu), Bt3. - Biết tìm những từ trái nghĩa để miêu tả theo yêu cầu của Bt4 (chọn 2 hoặc 3 trong số 4 ý: a,b,c,d); đặt được câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT4,5. II/ Chuẩn bị: -Gv: Bảng phụ. -Hs: Từ điển Hs. III/ Hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs A. Bài cũ: - Làm bài tập 2, 4 * Nhận xét – ghi điểm B. Bài mới: 1. Giới thiệu – ghi tựa bài 2. Luyện tập : a. Bài 1: - Cho Hs đọc và nêu yêu cầu - Yêu cầu Hs tự làm bài - Lưu ý gọi hs khá giỏi đọc thuộc 4 thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 1 - Nhận xét – Bổ sung - Gv chốt ý đúng * ít-nhiều ; mưa-nắng ; chìm-nổi ; trẻ-già b. Bài 2 : Chọn 3 trong số 4 câu - Yêu cầu hs tự đọc và nêu yêu cầu - Hs tự làm bài - Nhận xét, sửa chữa - Gv chốt ý * Lớn-già ; dưới-sống - Yêu cầu hs nêu ý nghĩa của từng cặp c. Bài 3 : - Hướng dẫn như bài 2 - Yêu cầu Hs tự làm bài - Nhận xét và nêu cách làm - Gv chốt ý Nhỏ-khuya ; lành-sống d. Bài 4 : 2 hoặc 3 ý trong số 4 ý a, b, c, d, - Cho hs đọc và nêu yêu cầu bài 4 - Yêu cầu hs làm bài cá nhân . - Trình bày kết quả - Nhận xét chốt ý d. bài 5 : - Nêu yêu cầu hs đặt ra - Hs trình bày - Giới thiệu những câu văn hay 3. Củng cố và dặn dò - Tổ chức trò chơi : đố nhau tìm từ trái nghĩa - Về làm lại bài 4, 5 - Nhận xét giờ học - 2 Hs lên bảng – mỗi em làm 1 bài - Hs lắng nghe - 2 Hs đọc và nêu - 1 Hs lên bảng-lớp làm vở - Hs nhận xét - Lớp theo dõi - Vài em đọc và nêu - 2 hs lên bảng – lớp làm vở - Hs nhận xét - Hs theo dõi - Dùng từ điển - 1 hs lên bảng – lớp làm vở - Hs nhận xét - Hs theo dõi - Hs tìm - Vài hs đọc - Hs làm vào vở - Đại diện nhóm trình bày - Hs đặt ra đặt vào vở - Đọc bài làm - Hs nghe -Hs chơi trò chơi theo đội – nhóm TIẾT 7: TẬP LÀM VĂN: KIỂM TRA VIẾT (TẢ CẢNH) I. Mục tiêu: - Viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), thể hiện rõ sự quan sát chọn lọc chi tiết miêu tả. - Diễn đạt thành câu; bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn. - Từ bài viết Hs có tình cảm yêu quý phong cảnh mà mình đã tả. II. Chuẩn bị : - Gv : Tranh minh họa như sgk. - Hs : Chuẩn bị kĩ dàn bài ở nhà. II. Hoạt động của học sinh : Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs 1. Giới thiệu – ghi tựa: 2. Hướng dẫn học sinh làm bài kế tiếp: GV nêu: đây là lần đầu tiên các em viết một bài văn hoàn chỉnh do vậy các em cần đọc kỹ đề đã giới thiệu. Chọn đề nào cảm thấy mình viết tốt nhất để làm. - Giới thiệu đề bài. - Học sinh đọc đề và chọn đề thích hợp để làm. 3. Học sinh làm bài: - Nhắc nhở học sinh trước khi viết bài. - Cho học sinh viết bài. - Thu bài. 4. Củng cố - dặn dò: - Chuẩn bị bài tiết 9. - Nhận xét giờ học. - Học sinh nghe. - Học sinh theo dõi. - Học sinh đọc đề. - Học sinh đọc và chọn. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh viết vào vở. - Học sinh nộp bài. TIẾT 8: SINH HOẠT TẬP THỂ SINH HOẠT LỚP TUẦN 3,4 I. Mục tiêu: Nhận xét ưu khuyết điểm tuần 3,4 và nêu kế hoạch tuần 5,6. II. Hoạt động trên lớp:: 1.Nhận xét tuần 3,4: - HS đi học chuyên cần, đúng giờ, ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng. - Có ý thức học tập tốt: Ly, Cao Nga, Mai, Nguyên.. - Tham gia đầy đủ các hoạt động. - Nề nếp học tập đã đi vào ổn định. - Thực hiện tốt kế hoạch đề ra. - Nhìn chung học sinh ngoan, lễ phép, chấp hành mọi nội quy của Trường, Lớp, Đội đề ra. - Đồ dùng học tập đầy đủ. - Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh. - Thường xuyên kiểm tra việc học và làm bài ở nhà.Kiểm tra luỵên viết ở nhà. - Thi đua giành điểm 9,10. *.Tồn tại - Vẫn còn hs chây lười trong học tập, ý thức học tập của một số em chưa cao. Thể hiện ở chỗ: Một số em còn nói chuyện riêng trong giờ học; một số em còn quên đồ dùng học tập và sách vở ở nhà; thảo luận nhóm chưa nghiêm túc. - Một số HS còn nói chuyện riêng, tiếp thu bài còn chậm: Thông, Phong, - Vệ sinh lớp học đôi lúc còn bẩn. - Chữ viết của 1 số em chưa đẹp. 2 Triển khai kế hoạch các tuần tới: - Triển khai kế hoạch các tuần - Phát huy những mặt mạnh, khắc phục những tồn tại của các tuần qua. - Nhắc nhở hs đi học đầy đủ, đúng giờ. - Chăm sóc cây xanh, vệ sinh trường , lớp sạch sẽ. - Tích cực thi đua học tập tốt. - Tiếp tục thu nộp các khoản tiền quy định. - Tích cực kiểm tra việc học và làm bài ở nhà của học sinh. - Nhắc nhở HS giữ vở sạch- viết chữ đẹp hàng ngày. TIẾT 7: TIẾNG VIỆT(ÔN): LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA. I. Mục tiêu: - Củng cố cho HS những kiến thức về từ trái nghĩa. - HS vận dụng kiến thức đã học về từ trái nghĩa, làm đúng những bài tập về từ trái nghĩa. - Giáo dục HS lòng say mê ham học bộ môn. - Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn. II. Chuẩn bị: Nội dung bài. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: 2.Kiểm tra: Cho HS nhắc lại các kiến thức về từ trái nghĩa. - Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài - HS làm các bài tập. - Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài - GV giúp thêm học sinh yếu - GV chấm một số bài và nhận xét. Bài 1: Tìm từ trái nghĩa trong đoạn văn sau. a) Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay, Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm. b) Đời ta gương vỡ lại lành Cây khô cây lại đâm cành nở hoa. c) Đắng cay nay mới ngọt bùi Đường đi muôn dặm đã ngời mai sau. d) Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất Nơi con tìm ra sức mạnh Việt Nam. Bài tập 2: Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các câu tục ngữ sau.(gạch chân) Lá lành đùm lá rách. Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. Chết đứng còn hơn sống quỳ. Chết vinh còn hơn sống nhục. Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng. Bài tập 3. Tìm từ trái nghĩa với các từ : hiền từ, cao, dũng cảm, dài, vui vẻ, nhỏ bé, bình tĩnh, ngăn nắp, chậm chạp, sáng sủa, chăm chỉ, khôn ngoan, mới mẻ, xa xôi, rộng rãi, ngoan ngoãn 4. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên hệ thống bài. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau - HS nêu Bài giải: ngọt bùi // đắng cay ngày // đêm vỡ // lành tối // sáng Bài giải: Lá lành đùm lá rách. Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. Chết đứng còn hơn sống quỳ. Chết vinh còn hơn sống nhục. Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng. Bài giải: hiền từ // độc ác; cao // thấp; dũng cảm // hèn nhát; dài // ngắn ; vui vẻ // buồn dầu; nhỏ bé // to lớn; bình tĩnh // nóng nảy; sáng sủa //tối tăm; ngăn nắp // bừa bãi ; mới mẻ // cũ kĩ; chậm chạp // nhanh nhẹn; khôn ngoan // khờ dại ; rộng rãi // chật hẹp ; ngoan ngoãn // hư hỏng. xa xôi // gần gũi - HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau

File đính kèm:

  • docTuan 4 lop 5.doc
Giáo án liên quan