Giáo án tổng hợp lớp 4 - Tuần 1 - Trần Thị Yên - Trường TH Thạch Tân

I/ MỤC TIÊU::

a, Đọc lưu loát toàn bài:

- Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm , vần dễ lẫn.

- Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với cách của nhân

vật

b, Hiểu các từ ngữ trong bài :

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh

vực người yếu, xoá bỏ áp bức bất công.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa.

- Bảng phụ.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

a, Bài cũ: Ổn định tổ chức lớp.

 b, Bài mới: GV giới thiệu bài:

 HĐ1: Luyện đọc

 - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn ( 2,3 lượt)

 Đoạn 1: Hai dòng đầu.

 Đoạn 2: Năm dòng tiếp theo.

 Đoạn 3: Năm dòng tiếp theo.

 

doc30 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 776 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tổng hợp lớp 4 - Tuần 1 - Trần Thị Yên - Trường TH Thạch Tân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cầu bài học. 2. Phần cơ bản: HĐ1: Ôn tập hợp hàng dọc , dóng hàng , điểm số - GV điều khiển lớp tập ( 1 -2 lần ) - Chia tổ tập luyện. - Các tổ thi đua trình diễn - Tập cả lớp để cũng cố. HĐ2: Trò chơi: Chạy tiếp sức - GV nêu tên trò chơi - GV làm mẫu - Cả lớp chơi - GV quan sát - nhận xét. HĐ3: Phần kết thúc: - Cho các tổ đi thành vòng tròn lớn , khép lại thành vòng tròn nhỏ - GV hệ thống lại bài. GV nhận xét - đánh giá. IV/ CỦNG CỐ,DẶN DÒ: GV giao bài tập về nhà. Tập làm văn: THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN? I/ MỤC TIÊU: 1. Hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện với những loại khác nhau . 2. Bước đầu biết xây dựng một bài văn kể chuyện . II/ PHƯƠNG TIỆN: - Tờ giấy khổ to ghi sẵn nội dung bài tập 1 ( phần nhận xét ) - Bảng phụ ghi sự kiện chính trong truyện: Sự tích hồ Ba Bể . - VBT tiếng việt . III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. Mở bài: B. Bài mới: 1, Giới thiệu bài: 2, Các hoạt động: HĐ1: Nhận xét Bài tập 1: - HS đọc nội dung bài tập - Một hs đọc lại câu chuyện: Sự tích hồ Ba Bể - Cả lớp thực hiện 3 yêu cầu cảu bài . Bài tập 2: Một hs đọc toàn bài: Hồ Ba Bể . Cả lớp đọc thầm , suy nghĩ trả lời câu hỏi . + Bài văn có nhân vật không ? + Bài văn có kể các sự việc xẩy ra đối với nhân vật không ? Bài tập 3: Trả lời câu hỏi: ? Theo em , thế nào là kể chuyện ? HĐ2: HS đọc ghi nhớ - GV giải thích nội dung . HĐ3: Luyện tập . BT 1: 1 hs đọc yêu cầu bài tập. Từng cặp hs kể chuyện. Một số hs thi kể trước lớp - cả lớp nhận xét. BT 2: 1 hs đọc yêu cầu bài tập , tiếp nối nhau phát biểu. +Những nhân vật trong câu chuyện của em. + Nêu ý nghĩa của câu chuyện. IV/ CỦNG CỐ,DẶN DÒ: HS đọc thuộc ghi nhớ. Toán: T4. BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ. I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Bước đầu nhận biết biểu thức có chứa một chữ. - Biết cách tính giá trị biểu thức khi thay chữ bằng số cụ thể. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng cài , tranh phóng to bảng ở phần ví dụ của sgk ( để trống các cột 2,3) Các tấm có ghi chữ số , dấu + ; dấu - ; để gắn lên bảng . III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. Bài cũ: Gọi hs chữa bài tập 4 ( sgk ) B. Bài mới: 1, Giới thiệu bài: 2, Các hoạt động HĐ1: Giới thiệu biểu thức có chứa một chữ. - GV nêu ví dụ lên bảng và đưa ra tình huống ví dụ . đi dần từ các trường hợp cụ thể đến biểu thức: 3+a. - GV hướng dẫn hs cách tính giá trị biểu thức có chứa một chữ. Chẳng hạn: Nếu a=1 thì 3 + a = 3 + 1 ; 4 gọi là giá trị của biểu thức 3 +a ( hs nhắc lại ) Tương tự: GV cho hs nêu nếu a = 2 ; a = 3. Sau đó nhận xét: Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức 3 + a . GV lưu ý hs: a có thể thay bất kỳ chữ nào trong bảng chữ cái . HĐ2: Thực hành: Bài 1: HS làm chung phần a , thống nhất cách làm và kết quả - Sau đó hs tự làm các phần còn lại - lớp thống nhất kết quả. Bài 2: HS làm - GV theo dõi và giúp đỡ thêm. Bài 3: HS làm - sau đó chữa bài và thống nhất kết quả. HĐ3: GV chấm một số bài và nhận xét. IV/ CỦNG CỐ,DẶN DÒ: Nhận xét giờ học. Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG. I/MỤC TIÊU: - Phân tích cấu tạo của tiếng trong một số câu nhằm cũng cố thêm kiến thức đã học trong tuần trước . - Hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau trong thơ . II/ ĐỒ DÙNG: - Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng và phần vần . - Bộ xếp chữ . III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. Bài cũ: Hai hs làm bài tập: Phân tích 3 bộ phận của các tiếng trong câu: Lá lành đùm lá rách . - Cả lớp làm vào vỡ nháp . B. Bài mới: 1, Giới thiệu bài: 2, Các hoạt động: HĐ1: Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 1: Một hs đọc nội dung bài tập 1. HS làm việc theo cặp. Bài tập 2: Hai tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ là: ngoài – hoài Bài tập 3: HS đọc yêu cầu bài tập , làm nhanh lên bảng – GV cùng cả lớp nhận xét. Bài tập 4: HS đọc yêu cầu bài tập và phát biểu - GV chốt lại ý kiến đúng. Bài tập 5: Hai , ba hs đọc yêu cầu của bài - GV gợi ý thêm: Bớt đầu là bớt âm đầu , bỏ đuôi là bỏ âm cuối ( bút ) IV/ CỦNG CỐ,DẶN DÒ: HS đọc lại ghi nhớ. Chuẩn bị cho bài sau. Chính tả ( nghe - viết ) DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU I/ MỤC TIÊU: 1. Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn: “Một hôm vẫn khóc” 2. Hoàn thành các bài tập phân biệt những tiếng có vần ( an / ang ) II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - VBT , SGK . III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs. 2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài. HĐ 1: Hướng dẫn hs nghe - viết. - GV đọc mẫu bài viết (chú ý tên riêng cần viết hoa , từ khó: cỏ xước , tỉ tê ngắn chùn chùn) HĐ2: GV đọc – HS viết. - GV đọc khảo lỗi HĐ3: Chấm , chữa 7- 10 bài - HS trao đổi vỡ để soát bài cho nhau. - GV nêu nhận xét chung HĐ4: Thực hành: - HS làm bài tập 2 - lựa chọn + HS đọc yêu cầu bài tập +HS làm vào vỡ - GV chấm chữa bài. IV/ CỦNG CỐ,DẶN DÒ: GV nhận xét giờ học. Buổi chiều: Kỉ thuật: VẬT LIỆU,DỤNG CỤ CẮT,KHÂU,THÊU ( tiếp ) I/ MỤC TIÊU: Như tiết 1. II/ DỤNG CỤ: Như tiết1. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: ( Tiết 2 ) HĐ4: GV hướng dẫn hs tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim. - HS quan sát H 4 ( sgk ) kết hợp với quan sát mẫu kim khâu , kim thêu cỡ to, cỡ vừa , cỡ nhỏ , để trả lời các câu hỏi ở sgk. - HS quan sát H 5a , H 5b , H 5c ( sgk ) và nêu cách xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ. - Một hs đọc nội dung b ( mục 2 – sgk ) - Vài em lên bảng thực hành. HĐ5: HS thực hành xâu chỉ vào kim , vê nút chỉ. - HS thực hành theo nhóm. - GV theo dõi quan sát , giúp đỡ thêm . - GV đánh giá thực hành. IV/ CỦNG CỐ,DẶN DÒ: Luyện toán: LUYỆN TẬP: BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ I/MỤC TIÊU: - Cũng cố kĩ năng tính giá trị biểu thức có chứa một chữ. - HS hoàn thành các bài tập ở SGK , VBT. II/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: HĐ1: HS hoàn thành bài tập ở VBT. Bài 5: - Một hs đọc yêu cầu bài tập. - HS thảo luận cách làm và nêu đáp án Ví dụ a: Tàu S xuất phát từ ga Hà Nội lúc 8 giờ 30 phút . Sau 32 giờ sẽ tới ga Hoà Hưng ( TP Hồ Chí Minh ) lúc 16 giờ 30 phút. - HS nêu kết quả bài b , c còn lại. HĐ2: HS hoàn thành bài tập 2 , 3 ( sgk - trang 7 ) Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài tập. - Cả lớp thảo luận cách làm. Mẫu: 35 + 3 x n = 35 + 3 x 7 = 35 + 21 = 56 - Các phần còn lại hs tự làm. - Cả lớp thống nhất kết quả: 137 ; 123 ; 74 Bài 3: HS đọc yêu cầu bài tập - Cả lớp cùng làm theo mẫu sau: c Biểu thức Giá trị của biểu thức 5 8 x c 40 - HS tự làm các phần còn lại. HĐ3: GV chấm và chữa bài. III/ CỦNG CỐ,DẶN DÒ: Nhận xét giờ học. Hoạt động ngoài giờ lên lớp: Sinh hoạt đội sao. *** Thứ sáu, ngày 15 tháng 9 năm 2007 Tập làm văn: NHÂN VÂT TRONG TRUY ỆN. I/ MỤC TIÊU: - HS biết: văn kể chuyện phải có nhân vật – Nhân vật trong truyện là người , là con vật , đồ vật , cây cối được nhân hoá. - Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động , lời nói , suy nghĩ của nhân vật. - Bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: VBT Tiếng Việt 4. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: A. Bài cũ: ? Bài văn kể chuyện khác các bài văn không phải là văn kể chuyện ở những điểm nào? B. Bài mới: 1, Giới thiệu bài: 2, Các hoạt động: HĐ1: Phần nhận xét: - HS thảo luận nhóm đôi và làm bài tập 1. - GV dán sẵn nội dung bài tập1 lên bảng và đại diện 3 em ở 3 nhóm lên làm. Cả lớp nhận xét và bổ sung. - HS đọc yêu cầu bài tập2 , trao đổi theo cặp và phát biểu ý kiến. HĐ2: Rút ra ghi nhớ ( 3 học sinh đọc nối tiếp ) HĐ3: Luyện tập: Bài tập1: Một hs đọc nội dung bài tập1. Cả lớp đọc thầm , quan sát tranh minh hoạ GV hướng dẫn hs trao đổi , tranh luận về các hướng sự việc có thể diễn ra và đi tới kết luận. HS suy nghĩ , thi kể chuyện - GV nhận xét cách kể của từng em. IV/ CỦNG CỐ,DẶN DÒ: GV nhận xét giờ học. Toán: T5.LUY ỆN T ẬP. I/ MỤC TIÊU: Giúp HS: - Luyện tính giá trị biểu thức có chứa một chữ. - Làm quen với công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a. II/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. Bài cũ: Một hs lên bảng chữa bài tập 3b ( sgk ) B. Bài mới: 1, Giới thiệu bài: 2, Các hoạt động: HĐ1: Thực hành. Bài tập 1: HS làm bài và nêu kết quả , cách làm. Bài tập 2: HS làm bài , sau đó cả lớp thống nhất kết quả Bài tập 3: GV cho hs lên bảng viết kết quả vào ô trống. Bài tập 4: HS tự làm - GVchấm và chữa bài. HĐ2: Trò chơi: Ai nhanh và thông minh nhất. GV tổ chức và hướng dẫn cách chơi cho HS ( Nội dung đã chuẩn bị sẵn ). III/ CỦNG CỐ,DẶN DÒ: GV nhận xét giờ học. Tiếng Anh: (GVchuyên dạy ) Khoa học: TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI I/ MỤC TIÊU: Sau bài học, hs biết: Kể ra những gì hằng ngày cơ thể người lấy vào và thải ra trong quá trình sống. - Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất. - Vẽ sơ đồ trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường. II/ ĐÒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình 6,7 (sgk ) - Giấy khổ A4 – Bút vẽ. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Khởi động: a, Bài cũ: Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống ? b, Giới thiệu bài: 2. Các hoạt động: HĐ1: Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người . B1: GV giao nhiệm vụ cho hs quan sát và thảo luận theo cặp: ? Kể tên những gì được vẽ trong H1 – sgk. - HS phát hiện ra những thứ đóng vai tròquan trọng đốivới sự sống của con người được thể hiện trong hình ( Ánh sáng , nước , thức ăn ) - Phát hiện thêm những yếu tố cần cho sự sống mà không thể hiện được (Không khí) - Tìm xem cơ thể người lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì trong quá trình sống của mình. B2: HS thực hiện nhiệm vụ cùng với bạn theo hướng dẫn trên . GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm. B3: Hoạt động cả lớp. - Một số hs lên trình bài kết quả làm việc của nhóm mình B4: HS đọc đoạn đầu trong mục bạn cần biết và trả lời câu hỏi: ? Trao đổi chất là gì ? ? Nêu vai trò của sự trao đổi chất đối với con người , thực vật và động vật. - HS rút ra kết luận ( sgk ) HĐ2: Thực hành. - HS vẽ sơ đồ trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường theo trí tưởng tượng của mình. - HS trình bày sản phẩm - GV nhận xét các sản phẩm của hs. IV/ CỦNG CỐ,DẶN DÒ: Nhận xét giờ học. Hoạt động tập thể: SINH HO ẠT LỚP. ***

File đính kèm:

  • docTuan 1gan4.doc
Giáo án liên quan