Giáo án môn Đạo đức 4 - Tiết 5, 6 - Bài 3: Biết bày tỏ ý kiến

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Giúp HS hiểu :

· Mọi trẻ em đều có quyền được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến trẻ em.

· Việc trẻ em được bày tỏ ya kiến sẽ giúp cho những quyết định có liên quan đến các em phù hợp với các em hơn. Điều đó thể hiện sự tôn trọng các em, tạo điều kiện để các em phát triển tốt nhất.

· Trước những việc có liên quan đến mình các em được phép nêu ý kiến, bày tỏ suy nghĩ và ý kiến đó phải được lắng nghe, tôn trọng. Nhưng không phải các em được phép bày tỏ ý kiến để đòi hỏi mọi thứ không phù hợp.

2. Thái độ :

· Ý thức được quyền của mình, tôn trọng ý kiến của cácbạn và tôn trọng ya kiến của người lớn.

3. Hành vi :

· Biết nêu ý kiến của mình đúng lúc, đúng chỗ.

 

doc5 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 917 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đạo đức 4 - Tiết 5, 6 - Bài 3: Biết bày tỏ ý kiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được phép bày tỏ ý kiến để đòi hỏi mọi thứ không phù hợp. 2. Thái độ : Ý thức được quyền của mình, tôn trọng ý kiến của cácbạn và tôn trọng ya kiến của người lớn. 3. Hành vi : Biết nêu ý kiến của mình đúng lúc, đúng chỗ. Lắng nghe ý kiến của bạn bè, người lớn và biết bày tỏ quan điểm. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Bảng phụ ghi tình huống (HĐ1, 2 – tiết 2) (HĐ2 - tiết 2) Giấy màu xanh – đỏ – vàng cho mỗi HS (HĐ3 – tiết 1) Bìa 2 mặt xanh – đỏ (HĐ1 – tiết 2). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học TIẾT 1 Hoạt động 1 NHẬN XÉT TÌNH HUỐNG - GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp. + Nêu tình huống : Nhà bạn Tâm đang rất khó khăn. Bố Tâm nghiện rượu, mẹ Tâm phải đi làm xa nhà. Hôm qua bố Tâm bắt em phải nghỉ học mà không cho em nói bất kì điều gì. Theo em bố Tâm làm đúng hay sai ? Vì sao ? + Khẳng định : Bố bạn Tâm làm như vậy là chưa đúng. Bạn Tâm phải được phép nêu ý kiến liên quan đến việc học của mình. Bố bạn phải cho bạn biết trước khi quyết định và cần nghe ý kiến của Tâm. + Hỏi : Điều gì sẽ xảy ra nếu như các em không được bày tỏ ya kiến về những việc có liên quan đến em ? GV ghi lại các ý kiến – dựa trên các ý kiến tổng hợp lại và kết luận : khi không được nêu ý kiến về những việc có liên quan đến mình có thể các em sẽ phải làm những việc không đúng, không phù hợp. + Hỏi : Vậy, đối với những việc có liên quan đến mình, các em có quyền gì ? +Kết luận : Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến trẻ em. - HS lắng nghe tình huống. HS trả lời, chẳng hạn : Như thế là sai vì việc học tập của Tâm, bạn phải được biết và tham gia ý kiến. Sai, vì đi học là quyền của Tâm. + HS lắng nghe. + HS động não trả lời. + HS động não trả lời. + HS trả lời : Chúng em có quyền bày tỏ quan điểm, ý kiến. + HS nhắc lại (2 – 3 HS). Hoạt động 2 EM SẼ LÀM GÌ ? - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. + Yêu cầu các nhóm đọc 4 tình huống. 1. Em được phân công làm một việc không phù hợp với khả năng hoặc không phù hợp với sức khỏe của em. Em sẽ làm gì ? 2. Em bị cô giáo hiểu lầmvà phê bình. 3. Em muốn chủ nhật này được bố mẹ cho đi chơi. 4. Em muốn được tham gia vào một hoạt động của lớp, của trường. + Yêu cầu các nhóm tahỏ luận trả lời câu hỏi như sau : Nhóm 1 – 2 : câu 1; nhóm 3 – 4 : câu 2; nhóm 5 – 6 : câu 3: nhóm 7 – 8 : câu 4. - GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp : + Yêu cầu đại diện mỗi nhóm trả lời câu hỏi tình huống của mình, các nhóm khác bổ sung và nhận xét cách giải quyết. + Hỏi : Vì sao các em chọn cách đó ? - HS đọc các câu tình huống. - HS thảo luận theo hướng dẫn. - HS làm việc cả lớp : + Đại diện các nhóm trình bày và nhận xét. - Các nhóm trả lời : Hoạt động 3 BÀY TỎ THÁI ĐỘ - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. + Phát cho các nhóm 3 miếng bìa màu xanh – đỏ – vàng. + Yêu cầu các nhóm thảo luận về các câu sau : 1. Trẻ em có quyền có ý kiến riêng về các vấn đề có liên quan đến trẻ em. 2. Trẻ em cần lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. 3. Người lớn cần lắng nghe ý kiến trẻ em. 4. Mọi trẻ em đều được đưa ý kiến và ý kiến đó đều phải được thực hiện. Câu nào cả nhóm tán thành thì ghi số của câu đó vào miếng bìa đỏ, phân vân thì ghi - HS làm việc nhóm. + Các nhóm thảo luận, thống nhất ý cả nhóm tán thành, không tán thành hoặc phân vân ở mỗi câu. vào miếng bìa vàng, nếu không tán thành thì ghi vào miếng bìa xanh. - GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp : + Yêu cầu 1 HS lên bảng lần lượt đọc từng câu để các nhóm nêu ý kiến. + Với những câu có nhóm trả lời sai hoặc phân vân thì GV yêu cầu nhóm đó giải thích và mời nhóm trả lời đúng giải thích lại cho cả lớp cùng nghe vì sao lại chọn đáp án đó. + Lấy ví dụ về một ý muốn của trẻ em mà không thể thực hiện. + Tổng kết, khen ngợi nhóm đã trả lời chính xác. + Kết luận : Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến về việc có liên quan đến mình nhưng cũng phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. Không phải mọi ý kiến của trẻ em đều được đồng ý nếu nó không phù hợp. - Các nhóm giơ bìa màu thể hiện ý kiến của nhóm đối với mỗi câu. - Lấy ví dụ : Đòi hỏi bố mẹ nuông chiều, đòi hỏi chiều quá khả năng của bố mẹ - 1 – 2 HS nhắc lại. Hoạt động thực hành - GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu những việc có liên quan đến trẻ emvà bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề đó. - HS lắng nghe, ghi nhớ. TIẾT 2 Hoạt động 1 TRÒ CHƠI : “CÓ – KHÔNG” - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm. + Yêu cầu HS ngồi theo nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 miếng bìa 2 mặt xanh – đỏ. + GV sẽ lần lượt đọc các câu tình huống yêu cầu các nhóm nghe và thảo luận cho biết bạn nhỏ ở tình huống đó có được bày tỏ ý kiến hay không. - HS ngồi thành nhóm. Nhóm nhận miếng bìa. - Nhóm HS sau khi nghe GV đọc tình huống phải thảo luận xem câu đó là có hay không – sau hiệu lệnh sẽ giơ biển : mặt xanh : không (hoặc sai), mặt đỏ : có (hoặc đúng). CÁC TÌNH HUỐNG 1. Cô giáo nêu tình huống : Bạn Tâm lớp ta cần được giúp đỡ, chúng ta phải làm gì ? và cô giáo mời HS phát biểu (Có). 2. Anh trai của Lan muốn vứt bỏ đồ chơi của Lan đi mà Lan không được biết (Không). 3. Bố mẹ định mua cho An một chiếc xe đạp mới và hỏi ý kiến An (Có) 4. Bố mẹ quyết định cho Mai sang ở nhà bác mà Mai không biết (Không) 5. Em được tham gia vẽ tranh cổ vũ cho các bạn nhỏ bị chất độc da cam (Có) 6. Bố mẹ quyết định chuyển Mai sang học tập ở trường khác nhưng không cho Mai biết (Không). + GV nhận xét câu trả lời của mỗi nhóm. + Yêu cầu HS trả lời : Tại sao trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về các vấn đề có liên quan đến trẻ em ? - Hỏi : Em cần thực hiện quyền đó như thế nào ? - HS trả lời : Để những vấn đề đó phù hợp hơn với các em, giúp các em phát triển tốt nhất – đảm bảo quyền được tham gia. - Em cần nêu ý kiến thẳng thắn, mạnh dạn, nhưng cũng tôn trọng và lắng nghe ý kiến người lớn. Không đưa ra ý kiến sai trái. Hoạt động 2 EM SẼ NÓI NHƯ THẾ NÀO ? - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. + Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận cách giải quyết một tình huống sau : - TÌnh huống 1 : Bố mẹ em muốn chuyển em tới học ở một môi trường mới tốt hơn nhưng em không muốn đi vì không muốn xa các bạn cũ. Em sẽ nói như thế nào với bố mẹ ? Tình huống 2 : Bố mẹ muốn em chỉ tập trung vào học tập nhưng em muốn tham gia vào câu lạc bộ thể thao. Em sẽ nói với bố mẹ thế nào ? Tình huống 3 : Bố mẹ cho em tiền để mua một chiếc cặp sách mới, em muốn dùng số tiền đó để ủng hộ các bạn nạn nhân chất độc màu da cam. Em sẽ nói như thế nào ? Tình huống 4 : Em và các bạn rất muốn có sân chơi nơi em sống. Em sẽ nói như thế nào với bác tổ trưởng tổ dân phố/ bác chủ tịch/bác trưởng thôn/bác trưởng bản. - HS làm việc theo nhóm - Các nhóm tự chọn 1 trong 4 tình huống mà GV đưa ra, sau đó cùng thảo luận để đưa ra các ý kiến, ý kiến đúng là : Tình huống 1 : Em sẽ nói em không muốn xa các bạn. Có bạn thân bên cạnh, em sẽ học tốt. Tình huống 2 : Em hứa sẽ vẫn giữ vững kết quả học tập tốt, sẽ cố gắng tham gia thể thao để được khỏe mạnh. Tình huống 3 : Em rất thương mến các bạn và muốn chia sẻ với các bạn. Tình huống 4 : Em nêu lên mong muốn được vui chơi và rất muốn có sân chơi riêng. - GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp. + Yêu cầu các nhóm lần lượt lên thể hiện. + Yêu cầu các nhóm nhận xét. + Hỏi : Khi bày tỏ ý kiến, các em phải có thái độ như thế nào ? + Hãy kể 1 tình huống trong đó em đã nêu ý kiến của mình. + Khi nêu ý kiến đó, em có thái độ như thế nào ? - Các nhóm đóng vai. Tình huống 1, 2, 3 : Vai bố mẹ và con. Tình huống 4 : Vai em HS và bác tổ trưởng/ chủ tịch/ trưởng thôn/ trưởng bản. - Phải lễ phép, nhẹ nhàng, tôn trọng người lớn. - 2 – 3 HS nêu. - Em lễ phép, nhẹ nhàng, tôn trọng người lớn. Hoạt động 3 TRÒ CHƠI : “PHỎNG VẤN” - GV tổ chức cho HS làm việc cặp đôi. + Yêu cầu HS đóng vai phóng viên phỏng vấn bạn về các vấn đề : Tình hình vệ sinh lớp em, trường em. Những hoạt động mà em muốn tham gia ở trường lớp. Những công việc mà em muốn làm ở trường Những nơi nà em muốn đi thăm. Những dự định của em trong mùa hè này. - GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp. + Gọi một số cặp HS lên lớp thực hành phỏng vấn và trả lời cho cả lớp theo dõi. + Hỏi : Việc nêu ý kiến của em có cần thiết không ? Em cần bày tỏ ý kiến với những vấn đề có liên quan để làm gì ? + Kết luận : Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến của mình cho người khác để trẻ em có những điều kiện tốt nhất. - HS làm việc cặp đôi : lần lượt HS này là phóng viên – HS kia là người phỏng vấn (Tùy ý 2 HS chọn 1 chủ đề nào đó mà GV đưa ra). + 2 – 3 HS lên thực hành. Các nhóm khác theo dõi. + Có. Em bày tỏ để việc thực hiện những vấn đề đó phù hợp với các em hơn, tạo điều kiện phát triển tốt hơn. + Lắng nghe. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY.

File đính kèm:

  • docDD B3.doc