Giáo án Tập đọc 5 - Tiết: Tiếng đàn ba - La -l ai - ca trên sông Đà

Tập đọc:

TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ

 I/ Mục đích, yêu cầu:

1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài thơ, đúng nhịp của thể thơ tự do.

Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện niềm xúc động của tác giả khi nghe tiếng đàn trong đêm trăng, ngắm sự kì vĩ của công trình thủy điện sông Đà, mơ tưởng về một tương lai tốt đẹp khi công trình hoàn thành.

2. Hiểu ý nghĩa bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình, sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó, hòa quyện giữa con người với thiên nhiên.

3. Học thuộc lòng bài thơ.

 II/ Đồ dùng:

- Tranh cô gái Nga (SGK), tranh, ảnh nhà máy thủy điện Hòa Bình, và một số nhà máy thủy điện khác.

 III/ Hoạt động dạy và học

 1/ Bài cũ: Gọi 2 HS đọc bài Những người bạn tốt.

 - Đọc đoạn 1, 2 bài Những người bạn tốt và nêu ý chính của 2 đoạn đó?

- Đọc đoạn 3, 4 và nêu ý nghĩa của bài.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 1612 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc 5 - Tiết: Tiếng đàn ba - La -l ai - ca trên sông Đà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV thực hiện: Nguyễn Thị Nghĩa Trường Tiểu học Gio Phong @&? Tập đọc: TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ I/ Mục đích, yêu cầu: 1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài thơ, đúng nhịp của thể thơ tự do. Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện niềm xúc động của tác giả khi nghe tiếng đàn trong đêm trăng, ngắm sự kì vĩ của công trình thủy điện sông Đà, mơ tưởng về một tương lai tốt đẹp khi công trình hoàn thành. 2. Hiểu ý nghĩa bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình, sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó, hòa quyện giữa con người với thiên nhiên. Học thuộc lòng bài thơ. II/ Đồ dùng: - Tranh cô gái Nga (SGK), tranh, ảnh nhà máy thủy điện Hòa Bình, và một số nhà máy thủy điện khác. III/ Hoạt động dạy và học 1/ Bài cũ: Gọi 2 HS đọc bài Những người bạn tốt. - Đọc đoạn 1, 2 bài Những người bạn tốt và nêu ý chính của 2 đoạn đó? - Đọc đoạn 3, 4 và nêu ý nghĩa của bài. 2/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: HS quan sát ảnh về nhà máy thủy điện Hòa Bình. Công trình thủy điện này được xây dựng trên sông Đà, khởi công vào ngày 06 / 11 / 1979, hoàn thành năm 1994. Đây là một công trình thủy điện lớn đầu tiên của nước ta, được xây dựng với sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô. Cảnh công trường khi đang xây dựng có gì đẹp cô mời các em tìm hiểu bài: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà các em sẽ thấy được điều đó. b/ Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài. Hoạt động GV Hoạt động HS * Luyện đọc: - Hướng dẫn đọc từ khó: Lấp loáng, dòng sông, ngẫm nghĩ, ... - Hướng dẫn đọc toàn bài: Toàn bài thơ đọc với giọng chậm rải, ngân nga thể hiện niềm xúc động của tác giả khi nghe tiếng đàn trong đêm trăng. Chú ý đọc đúng nhịp của thể thơ tự do, nhấn giọng ở những từ gợi tả. ? Ba-la-lai-ca là một loại đàn như thế nào? - GV cho HS quan sát đàn ba-la-lai-ca . - GV đọc mẫu. * Tìm hiểu bài: ? Tìm câu thơ miêu tả cảnh đẹp đêm trăng trên sông Đà? - Giảng từ ngữ: trăng chơi vơi. ? Em hiểu ánh trăng chơi vơi là ánh trăng như thế nào? - Trăng chơi vơi gợi hình ảnh bầu trời mênh mông, trăng trôi nhè nhẹ như đang bay lơ lững, bồng bềnh giữa cảnh trời nước bao la. Hình ảnh đó cho ta thấy vẻ đẹp phóng khoáng, thơ mộng của đêm trăng. ? Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh đêm trăng vừa tỉnh mịch vừa sinh động? - HS quan sát tranh(SGK phóng to) - Bằng biện pháp nhân hóa: Công trường say ngủ, tháp khoan đang ngẫm nghĩ, xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ cho ta thấy cảnh vật ở đây rất tĩnh mịch, nhưng lại sinh động vì có tiếng đàn của cô gái Nga hòa quyện cùng dòng sông lấp loáng dưới ánh trăng, tất cả hình ảnh đó đã tạo cho công trường một vẻ đẹp kì vĩ. Các em biết không trong công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước có rất nhiều nước trên thế giới đã giúp đỡ nước ta về vật chất lẫn sức người. Đặc biệt là Liên Xô họ đã cử 800 chuyên gia sang giúp ta xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình, đây là nhà máy thủy điện lớn đầu tiên của nước ta, chính vì vậy mà trên công trường lúc đó có tiếng đàn của cô gái Nga vang lên. Còn hình ảnh nào đẹp nữa cô mời các em tìm hiểu tiếp bài. - Hoạt động nhóm đôi câu hỏi 2 SGK. ? Tìm hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng bên sông Đà? - Giảng từ ngữ: bỡ ngỡ giữa cao nguyên Cao nguyên: Vùng đất rộng và cao, xung quanh có sườn dốc, bề mặt bằng phẳng, hoặc lượn sống. ? Vì sao tác giả viết”Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên”? -GV cho HS quan sát tranh( đập ngăn sông). - Trên cao nguyên con người đã đắp đập ngăn sông, tạo thành hồ nước rộng mênh mông giống như biển nằm giữa một vùng đồi núi, khiến cho ta ngỡ ngàng, ngạc nhiên khó tin điều kì diệu đó mặc dầu đây là sự thật. Qua hình ảnh này cho ta thấy được sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên. Bằng khối óc và bàn tay kì diệu của mình, con người đã đem đến cho thiên nhiên gương mặt mới lạ đến ngỡ ngàng. Thiên nhiên thì mang lại cho con người những nguồn tài nguyên quý giá, làm cuộc sống con người ngày càng tốt đẹp hơn. *Liên hệ: Chính vì vậy mỗi một chúng ta phải có bỗn phận chăm sóc và khai thác nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta một cách hợp lí. * Đọc diễn cảm và học thuộc lòng - Đọc diễn cảm khổ thơ thứ 3. - GV đọc mẫu - GV tổ chức HS thi đọc thuộc lòng bằng trò chơi( Chọn bông hoa em thích.) - 1 HS đọc bài - 3 HS đọc bài (1 khổ) nối tiếp lượt 1. - HS đọc thầm chú giải. - 3 HS đọc bài (1 khổ) nối tiếp lượt 2. ( Nêu nghĩa từ chú giải) - HS luyện đọc nhóm đôi. - 1 HS đọc bài. - HS đọc thầm bài. - Một đêm trăng chơi vơi. - Trăng một mình sáng tỏ giữa cảnh trời nước bao la. - Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông / Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ / Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ. - Chỉ còn tiếng đàn ngân nga - Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà. Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi - Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên. - HS trả lời..... - 3 HS đọc bài nối tiếp. HS cả lớp tìm cách đọc hay. - 2 HS đọc diễn cảm . - HS luyện đọc nhóm đôi. - Vài HS thi đọc diễn cảm. - HS nhẩm học thuộc lòng. - Học sinh thi đọc thuộc lòng. 3/ Củng cố: ? Qua bài học đã để lại trong em những ấn tượng gì? ( GV rút ý nghĩa) ? Em hãy kể một số nhà máy thủy điện mà em biết? ( Trị An, Đa Nhim, Yaly, Sơn La, Sê San, ...) ? Tỉnh ta có nhà máy thủy điện nào không? ( Thủy điện Rào Quán) 4/ Dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau: Kì diệu rừng xanh.

File đính kèm:

  • docTap doc TIENG DAN BALALAICA TREN SONG DA.doc
Giáo án liên quan