Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 8 - Bản đẹp 3 cột

(Nguyễn Khuyến)

I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Hiểu được tình bạn đậm đà thân thiết của tác giả Nguyễn Khuyến qua một bài thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú.

- Biết phân tích một bài thơ Nôm Đường luật.

 TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

1. Kiến thức

- Sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến.

- Sự sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ Đường luật, cách nói hàm ẩn sâu sắc, thâm thúy của Nguyễn Khuyến trong bài thơ.

2. Kĩ năng

- Nhận biết được thể loại của văn bản.

- Đọc - hiểu văn bản thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú.

- Phân tích một bài thơ Nôm Đường luật.

II . Chuẩn bị của GV và HS:

 a. Chuẩn bị của GV :: Nghiên cứu nội dung bài, soạn giáo án, bảng phụ

 b. Chuẩn bị của HS:Học bài cũ. Đọc trước bài mới ở nhà, trả lời câu hỏi trong sgk

III. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định tình hình lớp:

2. Kiểm tra bài cũ- Đặt vấn đề vào bài mới:

* Câu hỏi:: - Hỏi: Khái quát nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ Qua Đèo Ngang ?

* Đáp ánVới phong cách trang nhã, bài thơ Qua Đèo Ngang cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sứ sống của con người nhưng còn hoang sơ; đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơng của tác giả.

* Giới thiệu bài :

 

doc11 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tuần 8 - Bản đẹp 3 cột, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phấn khởi, hồ hởi, vui sướng thoả lòng khi bạn đến chơi nhà. - Cho HS đọc 6 câu tiếp theo. Theo nội dung của câu1, em dự đoán NK sẽ phải thết đãi bạn như thế nào? - Bạn thân ở xa đến chơi, nhất thiết phải mời cơm mời rượu, không sơn hào hải vị thì cũng phải cơm gà, cá gỡ để tỏ lòng quý khách. HS đọc 6 câu tiếp theo. - Bạn thân ở xa đến chơi, nhất thiết phải mời cơm mời rượu, không sơn hào hải vị thì cũng phải cơm gà, cá gỡ để tỏ lòng quý khách. 2. Sáu câu thơ tiếp: Thế nhưng lúc này NK đón bạn trong hoàn cảnh như thế nào? Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa - Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa Tác giả kể ra những thứ nào định tiếp đãi bạn? Thế nhưng tất cả những thứ đó, tác giả có thể dùng để thết đãi bạn được không? Vì sao? Sản vật của gia đình rất phong phú: Ao nhiều cá, vườn nhiều gà. Nhưng vì ao sâu, nước cả (lớn), không thể quăng chài bắt cá được. Vườn rộng rào lại thưa không thể đuổi gà được. Các loại rau quả cũng rất nhiều nhưng cải chưa thành cây, cà thì vừa mới thành nụ, bầu còn non, mướp chưa thành quả. Tóm lại là cái gì cũng có nhưng lại là không có vì không thể dùng chúng để tiếp bạn được. - Cá: Ao sâu, nước cả -> khôn chài. - Gà: Vườn rộng, rào thưa -> khó đuổi. - Cải: chửa ra cây. - Cà: mới nụ. - Bầu: vừa rụng rốn. - Mướp: đương hoa. Quan sát các cặp câu 3-4, 5-6, hãy chỉ ra các thủ pháp nghệ thuật và nhận xét cách dùng từ ở các cặp câu trên? Tác dụng? . - Phép đối rất chặt chẽ: Cảnh đối cảnh, vật đối vật, trên dưới, trắc bằng phân minh tạo nên một giọng thơ nhẹ nhàng, vui tươi, lời thơ cân xứng, hoà hợp gợi nên cảnh vườn tược xinh xắn, hữu tình. - Các tính từ sâu, cả, rộng, thưa, ... cùng với các phó từ chỉ sự tiếp diễn của hành động: chửa, mới, vừa, đương,... hô ứng hỗ trợ cho nhau thật khéo léo, tự nhiên, dung dị. Thêm vào đó là các chi tiết miêu tả chấm phá làm hiện lên khung cảnh vườn tược, cây cối đang đơm hoa kết trái, ẩn chứa một sức sống mơn mởn tiềm tàng. Ta như hình dung ra hình ảnh NK đang dắt tay bạn thăm vườn cây ao cá, tận hưởng thú vui dân dã của một ông quan về ở ẩn => NT: đối, liệt kê, dùng nhiều tính từ, phó từ. Tất cả các thủ pháp nghệ thuật đó được sử dụng trong phần thực và luận đều nhằm mục đích gì? - Tất cả đều nhằm diễn giải tính chất có đấy mà chẳng có gì của các sản vật được tác giả kể và tả ở đây: Trong nhà, ngoài vườn tôi có bao nhiêu thứ nhưng thực ra lại chẳng có gì để thết đãi bác cả vì tất cả mọi thứ, mọi thức đều chưa đến lúc, đến thời. Tiếp khách quí, nhà thơ còn thiếu cả thứ gì nữa? - Người xưa thường nói: Miếng trầu là đầu câu chuyện. Miếng trầu không thể thiếu vắng trong bất kì cuộc hội ngộ nào, dù vui hay buồn, đám hiếu hay đám hỉ. Thế mà lúc này, ngay cả đến miếng trầu là thứ thông dụng nhất để tiếp bạn cũng không. Em có thể hình dung NK đang gặp tình huống như thế nào không? Trong thực tế đời thường, liệu có tình huống như thế không? Có lẽ không vì lúc về ở ẩn, cáo quan lui về cuộc sống bình dị ở chốn vườn Bùi quê cũ, NK có “Năm gian nhà cỏ thấp le te” và “Chín sào tư thổ là nơi ở” thì chuyện không có cả miếng trầu để tiếp khách là điều khó có thể xảy ra. Vậy NK cố tình dựng lên tình huống như thế là để nhằm mục đích gì?Theo em ở đây t/g sử dụng b/pháp NT gì? - Để đùa vui với bạn. Để bộc lộ tình cảm chân thực không khách sáo của mình với bạn => NT: Trào lộng Em có thể hình dung nét mặt của cụ Tam Nguyên Yên Đổ lúc đó không? Em hiểu ntn về thái độ, tình cảm của t/g qua cách nói này? - Nét mặt vui tươi, nụ cười hóm hỉnh, ánh mắt thân tình... Đây là nụ cười rất riêng của NK. Không thể lẫn với ai trong làng cười VHVN. => Nụ cười vui đùa, hóm hỉnh, hài hước bộc lộ tình cảm chân thực của tác giả với bạn. - HS đọc câu thơ kết. 3. Câu thơ kết:. Trong câu thơ cuối có chi tiết ngôn từ nào đáng chú ý? Ta - Bác đến chơi đây ta với ta. Em hiểu ta ở đây là ai? - Ta là chủ nhân (Tác giả - NK) - Ta là khách (Bạn – Bác) -> Lặp đại từ . Theo em ý nghĩa của cụm từ ta với ta ở bài thơ này có gì khác so với cụm từ ta với ta ở bài thơ Qua Đèo Ngang? - ở bài Qua Đèo Ngang: chỉ sự hoà hợp nội tâm của một con người với tâm trạng buồn, cô đơn của BHTQ lúc qua Đèo Ngang. - Còn ở bài Bạn đến chơi nhà: Chỉ sự hoà hợp của 2 con người trong một tình bạn. Ta với ta tuy 2 mà 1. ở đây có sự chuyển đổi ngôi thứ: bác (ngôi 2) chuyển thành ta (ngôi 1). Câu thơ nhấn mạnh: Bác đến chơi đây tôi với bác tuy 2 nhưng mà là 1. Có ý kiến cho rằng ý nghĩa bài thơ dồn cả vào ba từ ta với ta. Theo em có đúng không? Vì sao? - ở bài Qua Đèo Ngang: chỉ sự hoà hợp nội tâm của một con người với tâm trạng buồn, cô đơn của BHTQ lúc qua Đèo Ngang. - Còn ở bài Bạn đến chơi nhà: Chỉ sự hoà hợp của 2 con người trong một tình bạn. Ta với ta tuy 2 mà 1. ở đây có sự chuyển đổi ngôi thứ: bác (ngôi 2) chuyển thành ta (ngôi 1). Câu thơ nhấn mạnh: Bác đến chơi đây tôi với bác tuy 2 nhưng mà là 1. Như vậy, từ sự đùa vui ở 6 câu thơ trên tác giả nhằm khẳng định điều gì ở câu thơ kết? Từ cái không tuyệt đối của vật chất tôn lên cái có của một tình bạn tuyệt vời. Một tình bạn tri kỉ đẹp đẽ, thân thiết... => Khẳng định một tình bạn tri kỉ đẹp đẽ, thân thiết vượt lên mọi lề thói, lễ nghi, mọi cám dỗ vật chất tầm thường. III. Tổng kết 1.Nghệ thuật: Bài thơ có những nét đặc sắc nào về mặt nghệ thuật? - Bút pháp trào lộng nhẹ nhàng, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu, ngôn ngữ điêu luyện. - Giọng thơ hài hước, hóm hỉnh. Bài thơ thể hiện tình cảm nào của tác giả? Ý nghĩa được thể hiện qua v/b này là gì? 2. Nội dung: (Ghi nhớ SGK t105) * Ý nghĩa:Bài thơ đã thể hiện một quan niệm về tình bạn: Tình bạn tri âm vượt qua mọi đ/k của vật chất. Q/niệm đó còn mãi g/trị ngày hôm nay. 4. Củng cố ,luyện tập: * Củng cố: Bài hôm nay, chúng ta cần nắm được: - Đặc điểm của thể thơ Nôm viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật - Thấy được tâm trạng của bà Huyện thanh Quan, thình yêu thiên nhiên ,nỗi niềm hoài cổ và tài năng thơ tài hoa của bà . * Luyện tập: So sánh ngôn ngữ bài Bạn đến chơi nhà với bài Sau phút chia li? - BĐCN: ngôn ngữ bình dị, dân dã, chất phác... - SPCL: Ngôn ngữ bác học, chau chuốt 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Nắm chắc nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - Học thuộc lòng bài thơ. - Làm bài tập phần luyện tập (SGK t104) - Chuẩn bị: Xa ngắm thác núi Lư. IV. Rút kinh nghiệm : Bài 8. Tiết 31 + 32. Tập làm văn: viết bài tập làm văn số 02 văn biểu cảm ( Đề tích hợp môi trường) I. Mục tiêu : a. Kiến thức: Giúp học sinh: - Vận dụng kiến thức về cách làm bài văn biểu cảm đã được học để viết bài TLV số 2 b. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức về liên kết, bố cục, mạch lạc trong văn bản biểu cảm và vận dụng các bước làm bài văn biểu cảm vào bài viết văn biểu cảm hoàn chỉnh c. Thái độ: - HS có ý thức độc lập làm bài tự giác, nghiêm túc. - Yêu thích tạo lập kiểu văn biểu cảm. - Hiểu biết về đời sống loài cây và có ý thức bảo vệ môi trường sống. II. Chuẩn bị : - GV: ghi đề bài. - HS : tìm hiểu kĩ về loài cây yêu thích. III. Tiến trình bài dạy : 1. Ổn định : sí số 2 Kiểm tra bài cũ : Không 3. Để bài: - Loài cây bảo vệ môi trường mà em yêu quý nhất. Đáp án, biểu điểm: Đáp án: - Về nội dung: HS viết được một bài văn bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về một loài cây mà mình yêu thích. Thể hiện được hiểu biết về loài cây đó và lý do em yêu quý này ( màu sắc, hương vị, ý nghĩa, vai trò, tác dụng). - Bài viết thể hiện đươc tình cảm, cảm xúc của “ em” đối với loài cây đó phải chân thực, không gượng ép, sáo rỗng. Ngôn ngữ, lời văn biểu cảm,; tình ảm.cảm xúc chân thực. - Bên cạnh tình cảm yêu quý cần nói rõ về tác dụng của loài cây đó đối với việc bảo về môi trường sống( điều hòa không khí, chắn gió, chắn cát, chống sói mònvvv HS thể hiện tình yêu thương, quí trọng cây cối theo truyền thống của nhân dân ta. - Về hình thức: + Thể loại: Văn biểu cảm. Có thể kết hợp với các phương thức biểu đạt khác như tự sự, miêu tả. + Bài viết phải có bố cục đủ 3 phần: MB, TB, KB. + Văn phong sáng sủa, mạch lạc. Viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp. Trình bày sạch đẹp, sáng sủa b, Yêu cầu cụ thể: Bài viết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau: Mở bài: - Giới thiệu chung về loài cây mà mình yêu thích (Vị trí, tên gọi,...). - Cảm xúc chung của bản thân về loài cây đó (yêu thích, gần gũi...). Thân bài: - Xuất sứ của cây (Ở đâu? do ai trồng?, có từ bao giờ?...). - Có những kỉ niệm nào về cây gắn bó với em ntn? + Kỉ niệm về bạn bè thời thơ ấu với loài cây đó... + Cây xanh đó đối với em trong cuộc sống hiện tại từng ngày + Vai trò của loài cây đó đối với môi trường + Ý thức của tất cả mọi người đối với việc bảo vệ loài cây đó và cây xanh nói chung Kết bài: - Khẳng định tình cảm của mình đối với cây... 2. Biểu điểm: - Điểm 9,10: Nội dung cơ bản như đáp án. Đúng thể loại. Bố cục rõ ràng, mạch lạc. Vận dụng tốt các phương pháp biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả. Bài viết sinh động, có cảm xúc sâu sắc. Trình bày sạch đẹp. - Điểm 7,8: Nội dung cơ bản như đáp án. Đúng thể loại. Bố cục rõ ràng. Vận dụng tương đối tốt phương pháp biểu cảm kết hợp tự sự miêu tả. Cảm xúc khá chân thật song đôi chỗ chuyển ý chưa thật nhuần nhuyễn. Còn mắc một vài lỗi nhỏ. - Điểm 5,6: Nội dung tương đối đầy đủ. Đúng thể loại. Bố cục đủ 3 phần song trình bày chưa khoa học.Còn mắc lỗi diễn đạt dùng từ. Cảm xúc còn gượng ép, chưa tự nhiên. - Điểm 3,4: Nội dung còn thiếu hoặc bố cục chưa đầy đủ. Mắc nhiều lỗi diễn đạt dùng từ. - Điểm 1,2: Bài viết mắc quá nhiều lỗi hoặc lạc đề. - Điểm 0: Không nộp bài.K Nhận xét, dánh giá của GV sau khi chấm bài kiểm tra: * Sau 90’ HS viết bài, GV thu bài về nhà chấm. - Nhận xét giờ viết bài của HS . 4. HDVN : - Học lại các kiến thức về văn biểu cảm và chuẩn bị bài cách lập dàn ý bài văn biểu cảm. IV. Rút kinh nghiệm : Kí tháng Kí tuần 8

File đính kèm:

  • docvan 7 tuan 8 chuan 20112012.doc