Giáo án Ngữ Văn Lớp 12 - Bản đẹp 2 cột - Năm học 2013-2014 - Hà Ngọc Tiến

I. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng năm 1945 đến năm 1975:

1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá:

- Đường lối văn nghệ của Đảng Cộng sản đã góp phần tạo nên một nền văn học thống nhất trên đất nước.

- Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã tác động sâu sắc, mạnh mẽ tới văn học nghệ thuật.

- Nền kinh tế còn nghèo nàn và chậm phát triển. Từ năm 1945 đến năm 1975, điều kiện giao lưu bị hạn chế, văn hoá nước ta chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng văn hoá các nước xã hội chủ nghĩa (Liên Xô, Trung Quốc )

2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu:

a. Những chặng đường phát triển:

* 1945 - 1954: Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp

* 1955 - 1964: Văn học trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam.

* 1965 -1975: Văn học thời kì chống Mỹ cứu nước.

b. Những thành tựu và hạn chế:

- Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giao phó, thể hiện hình ảnh con người Việt Nam trong chiến đấu và lao động.

- Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc: truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng.

- Những thành tựu nghệ thuật lớn về thể loại, về khuynh hướng thẩm mĩ, về đội ngũ sáng tác, đặc biệt là sự xuất hiện những tác phẩm lớn mang tầm thời đại.

 

doc196 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 12 - Bản đẹp 2 cột - Năm học 2013-2014 - Hà Ngọc Tiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bị kĩ bài ở nhà(đọc tìm ý chính,xác lập quan hệ giữa các ý,lập dàn ý sơ lược về bài học)-Nêu vấn đề(đặt ra những câu hỏi theo hệ thống lo gich có liên quan tất yếu với nhau soi rõ mọi khía cạnh của vấn đề.), gợi mở, thảo luận nhóm. III. Tiến trình tổ chức dạy - học: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: CÔNG VIỆC CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC Hđ1:Tìm hiểu giá trị văn học: VD trên chứng tỏ điều gì về văn hoc? (văn học có tác dụng giáo dục và cải tạo cuộc sống) ?Giá trị văn học là gì? (Văn học có sức sống lâu bền nhờ giá trị của văn học) ?Văn học có những giá trị nào? Trình bày yếu tố hình thành giá trị nhận thức ? Cơ sở nào hình thành nên giá trị nhận thức ? GV cho Vd minh họa cho từng luận điểm rồi diễn giảng. Do đâu VH có giá trị giáo dục ? Giá trị giáo dục của VH có gì khác với các hình thái ý thức khác ? Cơ sở giá trị thẩm mỹ của văn học của gì ? Em hãy cho biết mối quan hệ qua lại giữa ba giá trị nêu trên ? GV yêu cầu HS đọc phần 1 SGK để phát hiện những ý sau : - Vai trò của TNVH - K/niệm về TNVH. - P/biệt đọc - TNVH GV yêu cầu HS phân biệt sự khác nhau giữa môộ tác phẩm văn học đã học và những sáng tác bản thân như nhật ký ... để thấy được vai trò của TNVH. GV phân tích và khuyến khích HS khi học văn đối với một TPVH cần vận dụng thao tác tiếp nhận tránh thái độ đọc lấy lệ, sơ sài, đối phó. GV yêu cầu HS đọc phần 2 SGK để phát hiện tính chất giao tiếp của TNVH, cho VD minh họa GV yêu cầu HS thảo luận và trình bày hiểu biết về tính cá thể, chủ động tích cực và tính đa dạng, không thống nhất . Nêu khái quát về quá trình tiếp nhận văn học. Tiếp nhận văn học có mấy cấp độ? Tiếp nhận văn học ở cấp độ thứ nhất như thế nào? Cho ví dụ. Tiếp nhận ở cấp độ thứ hai là tiếp nhận như thế nào? Cho ví dụ. Tiếp nhận ở cấp độ thứ ba như thế nào? Làm thế nào để tiếp nhận văn học thực sự có hiệu quả? I. Giá trị văn học: VD:Nguyễn Trãi từng viết:”Văn chương có sức mạnh đuổi nghìn quân giặc và chính tác phẩm: Thư dụ Vương Thông lần nữa của NT đã có sức mạnh ấy: NT đã phân tích phải trái, thiệt hơn rất thấu lí đạt tình từ đó VT đã rút quân ra khỏi thành Đông Quan. 1. Khái niệm:Giá trị văn học là sản phẩm kết tinh từ qua strinhf văn học ,đáp ứng những nhu cầu khác nhau của cuộc sống con người ,tác động sâu sắc đến cuộc sống và con người 2. Các giá trị văn học: a. Giá trị về nhận thức: * Cơ sở: - Là quá trình khám phá, lí giải hiện thực để chuyển hóa thành nội dung tác phẩm của nhà văn. - Do sự giới hạn tồn tại trong không gian, thời gian, quan hệ xã hội của người đọc. * Nội dung: - Hiểu được cuộc sống hiện thực phong phú. - Hiểu được bản chất của con người. - Hiểu bản thân mình hơn. b. Giá trị giáo dục: * Cơ sở: + Khách quan: - Nhu cầu hướng thiện - Con người luôn khao khát một cuộc sống tốt lành, chan hòa tình yêu thương giữa người với người (cho Vd). + Chủ quan: Do thái độ tư tưởng, tình cảm của nhà văn (cho Vd). * Nội dung: - Giúp con người rèn luyện bản thân mình ngày một tốt đẹp hơn. - Có thái độ và lẽ sống đúng đắn. (Ví dụ). * Đặc trưng của giá trị giáo dục của văn học: VH giáo dục con người bằng con đường từ cảm xúc đến nhận thức bằng cái thật, cái đúng, cái đẹp của những hình tượng sinh động. 3. Giá trị thẩm mỹ: * Cơ sở: - Con người luôn có nhu cầu cảm thụ và thưởng thức cái đẹp - Nhà văn bằng tài năng đã thể hiện cái đẹp của cuộc sống, của con người vào trong tác phẩm của mình giúp người đọc cảm nhận, rung động. * Nội dung: - Văn học mang đến cho con người vẻ đẹp muôn màu của cuộc đời (vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, con người...) - Miêu tả, thể hiện cái đẹp của con người từ ngoại hình đến thế giới nội tâm phong phú tinh tế bên trong. - Cái đẹp trong văn học không chỉ thể hiện ở nội dung mà còn ở hình thức nghệ thuật tác phẩm : kết cấu, ngôn từ chặt chẽ, mới mẻ, độc đáo. => Cả 3 giá trị văn học đều có mối quan hệ mật thiết. II. Tiếp nhận văn học: 1. Tiếp nhận trong đời sống văn học : a. Vai trò của tiếp nhận trong đời sống văn học: Mối quan hệ qua lại : Sáng tạo - Truyền bá - Tiếp nhận. => TNVH là một khâu quan trọng quyết định giá trị và sự tồn tại của TNVH. b. Khái niệm tiếp nhận văn học: Tiếp nhận văn học là hoạt động tích cực của cảm giác, tâm lý người đọc biến văn bản thành thế giới nghệ thuật trong tâm trí mình. 2. Tính chất tiếp nhận văn học: TNVH là một quá trình giao tiếp giữa tác giả và người đọc. Trong quá trình giao tiếp cần chú ý các tính chất sau : a. Tính chất cá thể hóa, tính chủ động tích cực của người tiếp nhận. b. Tính đa dạng không thống nhất trong tiếp nhận văn học. * Lưu ý: Dù có cách hiểu khác nhau nhưng cần đạt đến cách hiểu đúng với tác phẩm để trở về đúng với giá trị đích thực của nó. 3. Các cấp độ tiếp nhận văn học a. Có 3 cấp độ tiếp nhận văn học: - Cấp độ thứ nhất : Tập trung vào nội dung cụ thể, nội dung trực tiếp của tác phẩm. à Cách tiếp nhận VH đơn giản nhất nhưng phổ biến. - Cấp độ thứ hai : Qua nội dung tác phẩm để thấy được nội dung tư tưởng của tác phẩm. - Cấp độ thứ ba : Cảm thụ chú ý đến cả nội dung và hình thức để thấy được giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. b. Để tiếp nhận văn học có hiệu quả thực sự, người tiếp nhận cần: - Nâng cao trình độ - Tích lũy kinh nghiệm - Trân trọng tác phẩm, tìm cách hiểu tác phẩm một cách khách quan, toàn vẹn. - Tiếp nhận một cách chủ động tích cực, sáng tạo, hướng tới cái hay, cái đẹp, cái đúng. - Không nên suy diễn tùy tiện. * GHI NHỚ : SGK III. Luyện tập: CỦNG CỐ, DẶN DÒ: - Nắm được những giá trị cơ bản của VH và mối quan hệ giữa chúng. - Hiểu được những nét bản chất của hoạt động TNVH. - Hoàn thành các bài LT một cách chi tiết. - Chuẩn bị bài mới. RÚT KINH NGHIỆM: TUẦN: 37 Tiết: 99. Ngày: 15/04/2014 TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT: LỊCH SỬ, ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH VÀ CÁC PHONG CÁCH NGÔN NGỮ I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh - Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản đã học từ lớp 10 đến lớp 12 về lịch sử, đặc điểm loại hình của tiếng Việt và các phong cách ngôn ngữ. - Rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt phù hợp với những đặc điểm loại hình và từng phong cách ngôn ngữ. II. Phương pháp , phương tiện; Phương tiện: + Giáo viên dặn dò học sinh xem lại những bài học liên quan ở cả 3 khối lớp 10,11,12. + Giáo viên chuẩn bị bảng phụ (trong điều kiện dạy học bình thường.) Phương pháp: + Qua việc hướng dẫn giải các bài tập, giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức, kỹ năng tiếng Việt đã học. + Dùng bảng tổng kết có đối chiếu so sánh, thực hành luyện tập. + Thảo luận nhóm, phát huy trí lực học sinh. III.Tiến trình lên lớp : 1. Ổn định Bài cũ : Bài mới : HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ N ỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Giúp học sinh điểm lại những kiến thức trọng tâm của phần tổng kết: - Giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy nêu những nội dung kiến thức đã học liên quan đến bài ôn tập này? - GV chốt lại ba mảng kiến thức trong bài cần hệ thống. I. Nội dung ôn tập: ( 3 phút) 1. Lịch sử tiếng Việt: Nguồn gốc, quan hệ họ hàng , quá trình phát triển. 2. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt. 3. Các phong cách ngôn ngữ: PCNN sinh hoạt, PCNN nghệ thuật, PCNN báo chí , PCNN chính luận, PCNN khoa học, PCNN hành chính. Hoạt động 2:Hướng dẫn học sinh làm 5 bài tập. II. Bài tập: ( 37 phút) - Yêu cầu học sinh kẻ bảng vào vở, nhớ lại kiến thức hai bài” Khái quát lịch sử tiếng Việt” và “Đặc điểm loại hình của tiếng Việt”. - Phát vấn, chốt ý chính ghi bảng những nội dung đ ể giúp học sinh giải bài tập 1 Bài tập1: ( 5 phút) 1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của tiếng Việt: a.Về nguồn gốc, tiếng Việt thuộc: - Họ ngôn ngữ Nam Á - Dòng ngôn ngữ Môn- Khmer - Nhánh ngôn ngữ Việt- Mường. b. Các thời kỳ trong lịch sử: - Thời kỳ dựng nước - Thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc. - Thời kỳ độc lập tự chủ. - Thời kỳ Pháp thuộc - Thời kỳ từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945. 2. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt: Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập với các đặc điểm nổi bật: a. Đơn vị cơ sở của ngữ pháp là tiếng b. Từ không biến đổi hình thái. c. Ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ. - GV phân 6 nhóm học sinh mỗi nhóm tìm hiểu một PCNN ứng với 6 PCNN - GV hướng dẫn thảo luận - GV chốt ý và treo bảng phụ (bảng hệ thống kiến thức về thể loại văn bản tiêu biểu và các đặc trưng cơ bản cho từng PCNN) Bài tập2 + bài tập3: ( 12 phút) 1.Thể loại văn bản tiêu biểu cho từng phong cách ngôn ngữ 2. Đặc trưng cơ bản của từng PCNN - Gọi 2 học sinh đọc hai đoạn văn bản. - Kẻ bảng so sánh, phát vấn theo nội dung về mục đích văn bản, loại PCNN, đặc điểm ngôn ngữ để học sinh đối chiếu. - Chốt ý ghi lên bảng so sánh Bài tập 4:( 5 ph út) So sánh hai văn bản: Văn bản a Văn bản b - Mục đích: Giải thích nghĩa của từ mặt trăng qua đó cung cấp kiến thức về mặt trăng. - Là văn bản thuộc PCNN khoa học một mục từ trong từ điển. - Không mang tính hình tượng , tính biểu cảm và tính cá thể, thiên về tính lý trí, khái quát, lôgic - Chỉ có một lớp nghĩa: nói về mặt trăng. - Mục đích:Tạo dựng hình tượng giăng biểu tượng cho cái đẹp thơ mộng mà con người khát khao vươn tới. - Là văn bản thuộc PCNN nghệ thuật, thể loại truyện ngắn ( đoạn miêu tả) - Nổi bật tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hoá. - Có hai lớp nghĩa nói về giăng và nói về cái đẹp mơ mộng mà con người luôn khát khao. - Gọi một học sinh đọc văn bản, yêu câù học sinh xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản, đặc điểm về từ ngữ câu văn, kết cấu của văn bản. -Hướng dẫn học sinh về nhà viết tin ngắn theo PCNN báo chí. Bài tập 5: ( 6 phút) 1. Văn bản thuộc PCNN hành chính: Một quyết định 2. Văn bản được cấu tạo theo khuôn mẫu chung của văn bản hành chính, dùng nhiều từ ngữ hành chính, mang tính khách quan, trung hoà về sắc thái cảm xúc, câu văn ngắt dòng thể hiện rõ từng ý. 3.Bài tập về nhà: Viết tin ngắn đưa tin về sự kiện ban hành văn bản trên. Củng cố: Điểm lại ba phần kiến thức đã ôn tập, hệ thống Dặn dò: - Xem lại bài tập đã làm để bổ sung nâng cao. Rút kinh nghiệm: -

File đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN LOP 12 20132014.doc