Giáo án môn Lịch Sử Lớp 8 - Nguyễn Thị Hưởng

GV: Bước vào những năm 60 của TK XIX, trong khi phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra sôi nổi, thực dân Pháp và nhà Nguyễn có thái độ và hành động gì?

HS: Pháp chuẩn bị tấn công, triều đình Huế tiếp tục chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời lạc hậu.

GV: Để xem thái độ và chính sách của triều đình đã đẩy nước ta vào tình trạng như thế nào cô sẽ cho các em quan sát một số hình ảnh về tình hình kinh tế, xã hội của nước ta cuối thế kỉ XIX.

HS: Quan sát và phân tích.

GV: Tài chính cạn kiệt, nông nghiệp thủ công nghiệp đình trệ. Nhà cửa tiêu điều, sơ xác. Nhân dân lan thang lưu tán đời sống vô cùng khó khăn. Gọi học sinh nhắc lại cho lớp ghi bài.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 643 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch Sử Lớp 8 - Nguyễn Thị Hưởng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1/ Về kiến thức: - Hoàn cảnh, nguyên nhân của phong trào cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX. Nội dung cơ bản của phong trào cải cách duy tân và nguyên nhân vì sao những cải cách này không được thực hiện. Những nét cơ bản về một số nhân vật tiêu biểu của trào lưu cải cách duy tân. 2/ Về tư tưởng: Nhận thức đây là một hiện tượng mới trong lịch sử, thể hiện một khía cạnh của truyền thống yêu nước. Khâm phục lòng dũng cảm, cương trực, thẳng thắn của các nhà duy tân ở Việt Nam. Có thái độ đúng đắn, trân trọng, tìm ra những giá trị đích thực của tư tưởng, trí tuệ con người trong quá khứ, hiện tại và tương lai. 3/ Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá, nhận định, liên hệ lí luận với thực tiễn, sử dụng lược đồ. II/ TÀI LIỆU THAM KHỎA VÀ PHƯƠNG TIỆN: 1. Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên lịch sử 8, bảng phụ, phiếu học tập, lược đồ khởi nghĩa nông dân cuối thế kỉ XIX, chân dung Nguyễn Trường Tộ. 2. Học sinh: Học bài và đọc trước bài mới. Sách giáo khoa lịch sử 8. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/ Kiểm tra bài cũ: - Sử dụng bảng phụ gọi học sinh làm bài tập trắc nghiệm khách quan: THỜI GIAN SỰ KIỆN A. 6 – 6 – 1884 B. 1886 – 1887 C. 1883 – 1892 1884 – 1913 Khởi nghĩa Hương Khê. Khởi nghĩa Ba Đình. Triều đình Huế ký với Pháp Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Khởi nghĩa Yên Thế. Khởi nghĩa Bãi Sậy. 2/ Vào bài mới: Bên cạnh những cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp sau khi triều đình kí với Pháp hiệp ước Pa-tơ-nốt, nửa cuối thế kỉ XIX, ở Việt Nam xuất hiện một trào lưu cải cách duy tân. Trào lưu này xuất hiện trong hoàn cảnh và từ nguyên nhân nào? Nội dung cơ bản của các đề nghị duy tân là gì và kết cục của nó ra sao? Chúng ta cùng trả lời những câu hỏi này trong tiết học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 1: GV: Bước vào những năm 60 của TK XIX, trong khi phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra sôi nổi, thực dân Pháp và nhà Nguyễn có thái độ và hành động gì? HS: Pháp chuẩn bị tấn công, triều đình Huế tiếp tục chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời lạc hậu. GV: Để xem thái độ và chính sách của triều đình đã đẩy nước ta vào tình trạng như thế nào cô sẽ cho các em quan sát một số hình ảnh về tình hình kinh tế, xã hội của nước ta cuối thế kỉ XIX. HS: Quan sát và phân tích. GV: Tài chính cạn kiệt, nông nghiệp thủ công nghiệp đình trệ. Nhà cửa tiêu điều, sơ xác. Nhân dân lan thang lưu tán đời sống vô cùng khó khăn. Gọi học sinh nhắc lại cho lớp ghi bài. HV: Ghi bài. GV: Trước tình hình trên một điều tất yếu sẽ xảy ra là gì? HS: Mâu thuẫn xã hội. GV: Từ mâu thuẫn xã hội gay gắt sẽ dẫn tới hậu quả gì? HS: Xảy ra nhiều cuộc khởi nghĩa. GV: Khi đã xảy ra mâu thuẩn thì tất yếu phải có đấu tranh nhằm giải quyết mâu thuẩn đó. Em có nhận xét gì về tình hình nước ta thời kỳ này? HS: Vô cùng rối ren. GV: Trước yêu cầu của lịch sử nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ phải làm gì? HS: Cải cách đất nước. GV: Thay đổi chế độ hoặc tiến hành cải cách xã hội cho phù hợp, đưa đất nước thoát khỏi bế tắc. Như vậy, cải cách là một yêu cầu khách quan tất yếu vào nữa cuối thế kỉ XIX ở nước ta. để tìm hiểu nội dung của cải cách Duy Tân như thế nào chúng ta cùng đi vào nội dung thứ hai của bài học. Hoạt động 2: GV: Vào nửa cuối thế kỉ XIX, nước ta ở trong tình trạng như thế nào? HS: Lạc hậu, lỗi thời, đầy mâu thuẩn. GV: Trong bối cảnh đất nước như vậy, vì sao một số quan lại, sĩ phu lại mạnh dạn đưa ra những đề nghị cách tân? Cô sẽ chia lớp thành 4 nhóm cho các em thảo luận : Nguyên nhân dẫn đến cải cách Duy Tân. HS: Thảo luận và trình bày. GV: Nhận xét và đưa đáp án. HS: Yêu nước, thương dân, GV: Bởi vì họ có tư tưởng tiến bộ, mạnh dạn đưa ra những đề nghị cách tân, do xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn làm cho nước nhà giàu mạnh, cũng như để giải quyết tình trạng khủng hoảng suy yếu của nền kinh tế xã hội nước ta lúc bấy giờ. Em nào nhắc lại nguyên nhân của trào lưu cải cách ? HS: Nhắc lại và ghi bài. GV:Với lòng yêu nước, thương dân, muốn làm cho nước nhà giàu mạnh các quan lại, sĩ phu đã đưa ra những đề nghị cải cách như thế nào chúng ta qua phần nội dung của cải cách. GV: Trước tình hình đất nước rối ren và khủng hoảng nghiêm trọng như vậy thì các sĩ phu đưa ra yêu cầu cải cách ở những lĩnh vực nào? HS: Ngoại giao, kinh tế, văn hoá GV: Những cải cách ra đời là một hiện tượng mới của lịch sử dân tộc, là một yêu cầu khách quan tất yếu, vì thế, cải cách ở cuối TK XIX đã trở thành một trào lưu diễn ra trong hầu hết tất cả các lĩnh vực, vậy thì từ 1868-1882 đã có những đề nghị cải cách nào, của ai, vào thời gian nào các em hãy nhìn lên bảng cô sẽ cho các em xem bảng thống kê. Thời gian Cơ quan, người đề nghị Nội dung 1868 Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế Xin mở cửa biển Trà Lý (Nam Định). 1868 Đinh Văn Điền Xin đẩy mạnh khai hoang và khai mỏ. 1872 Viện Thương Bạc Xin mở 3 cửa biển ở miền Bắc và miền Trung. 1863 - 1871 Nguyễn Trường Tộ Chấn chỉnh quan lại, phát triển kinh tế, tài chính, quân sự, giáo dục 1877 - 1882 Nguyễn Lộ Trạch Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ dất nước. GV: Trong các đề nghị cải cách trên đây, theo em đề nghị của nhân vật nào là tiêu biểu nhất? HS: Nguyễn Trường Tộ. GV: Cho lớp xem hình chân dung và giới thiệu đôi nét về Nguyễn Trường Tộ: - Sinh: 1828 ở Hưng Nguyên, Nghệ An - 1858 Ông sang Pháp học tập, 1961 Ông trở về tổ quốc tham gia nhiều hoạt động: Viết luận văn, điều Trầnhơn 60 di thảo. - Mất: 1871 ở làng quê Bùi Châu. HS: Quan sát GV: Những đề nghị cải cách trên là rất tiến bộ, đặc biệt là những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ không đòi hỏi quá nhiều tiền của mà chỉ cần lòng quyết tâm cao vì sự nghiệp đất nước là có thể thực hiện được. Tuy nhiên thực tế không diễn ra như vậy. Vậy kết cục của những đề nghị cải cách ra sao, chúng ta cùng chuyển sang nội dung cuối của bài. Hoạt động 3: GV: Qua tìm hiểu nội dung em hãy nêu những tích cực của các đề nghị cải cách? HS: Đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó. GV: Nhà Nguyễn cũng đã tiến hành một số cải cách như: nới lỏng chính sách bế quan toả cảng; bớt ngặt nghèo với Thiên Chúa giáogóp phần tác động tới cách nghĩ, cách làm của một bộ phận quan lại, đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó. Gọi học sinh nhắc lại cho lớp ghi bài. HS: Ghi bài. GV: Như vậy thì bên cạnh những điểm tích cực nêu trên, các đề nghị cải cách có những điểm tiêu cực gì? HS: Lẻ tẻ, rời rạc, chưa đề cập đến những mâu thuẫn của xã hội. GV: Mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc. Chưa đề cập đến những mâu thuẫn của xã hội Việt Nam. Gọi học sinh nhắc lại cả lớp ghi bài. HS: Ghi bài. GV: Với những điểm tích cực và tiêu cực nêu trên thì kết cục cuối cùng của các đề nghị cải cách trên đây ra sao? HS: Không được thực hiện. GV: Vì sao những đề nghị cải cách không được nhà Nguyễn thực hiện? HS: Triều đình bảo thủ, từ chối cải cách. GV: Ngoài những hạn chế từ những cải cách, thì lý do chính là do nhà Nguyễn bảo thủ, bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh. Em nào biết vị vua đứng đầu triều đình Huế lúc này là ai? HS: Tự Đức. GV: Cho học sinh xem hình vua Tự Đức và triều đình Huế. Giới thiệu câu nói của Tự Đức để thấy rỏ hơn sự bảo thủ của nhà Nguyễn: “Nguyễn Trường Tộ quá tin ở những điều y đề nghịTại sao lại thúc giục nhiều đến thế, khi mà các phương án cũ của Trẫm đã rất đủ để điều khiển quốc gia rồi”.Với sự bảo thủ cố chấp của triều Nguyễn đã làm cho những đề nghị cải cách không được thực hiện, dù không được thực hiện nhưng những cải cách trên đây đã có ý nghĩa như thế nào? HS: Thể hiện trình độ nhận thức của con người Việt Nam. Góp phần chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy Tân đầu thế kỉ XX. GV: Gọi học sinh nhắc lại ý nghĩa cho lớp ghi bài. I / TÌNH HÌNH VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX: * Kinh tế: nông nghệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt; đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. * Xã hội: - Mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc trở nên gay gắt. - Khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi. II/ NHỮNG ĐỀ NGHỊ CẢI CÁCH Ở VIỆT NAM VÀO NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX: * Nguyên nhân: - Đất nước ngày một nguy khốn. - Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, giải quyết tình trạng khủng hoảng, suy yếu của nền kinh tế, xã hội nước ta lúc bấy giờ. - Muốn làm cho nước nhà giàu mạnh. * Nội dung cải cách: Đổi mới nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá * Các nhà cải cách tiêu biểu: - Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Trường Tộ. III/ KẾT CỤC CỦA CÁC ĐỀ NGHỊ CẢI CÁCH: * Tích cực: Tác động tới cách nghĩ, cách làm của một bộ phận quan lại, đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó. * Tiêu cực: - Mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc. - Chưa đề cập đến những mâu thuẫn của xã hội Việt Nam. * Kết cục: Không được thực hiện. * Ý nghĩa: - Góp phần tấn công vào tư tưởng bảo thủ của triều đình. - Thể hiện trình độ nhận thức của con người Việt Nam. IV/ BÀI TẬP CŨNG CỐ: Để giúp các em khắc sâu thêm kiến thức bài học cô sẽ tổ chức cho các em chơi một trò chơi. Trò chơi có tên là: VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT. Thể lệ trò chơi như sau: gồm có 6 hàng dọc mõi hàng tương ứng 1 câu hỏi, trả lời đúng em được một gợi ý về từ khóa. Trả lời hết 6 hàng dọc em sẽ được 1 gợi V I Ệ N T H Ư Ơ N G B Ạ C Q U Ả N G N I N H H O À N G H O A T H Á M N G U Y Ễ N L Ộ T R Ạ C H T R Ầ N Đ Ì N H T Ú C K H Ủ N G H O Ả N G Hệ thống câu hỏi: + Hàng 1: Cơ quan đưa ra đề nghị cải cách vào năm 1872? ( 13 chữ cái). + Hàng 2: Tỉnh có vùng biển nơi Tạ Văn Phụng bạo loạn và có Vịnh Hạ Long nổi tiếng hiện nay? ( 9 chữ cái). + Hàng 3: Đây là tên của vị thủ lĩnh tối cao của phong trào nông dân Yên Thế? (12 chữ cái). + Hàng 4: Tên người dâng lên vua Tự Đức hai bản “Thời vụ sách” vào các năm 1877 và 1882? ( 13 chữ cái). + Hàng 5: Từ để chỉ tình trạng kinh tế, xã hội nước ta nửa cuối TK XIX? (10 chữ cái). Gợi ý: Đây là thái độ của nhà Nguyễn trước những đề nghị cải cách vào nửa cuối TK XIX? Từ khoá: BẢO THỦ V/ DẶN DÒ: - Học sinh về nhà học bào. - Xem trước bài mới.

File đính kèm:

  • docsu 8 bai 28.doc
Giáo án liên quan