Giáo án môn Lịch sử Lớp 6 - Tiết 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Năm học 2013-2014 - Hồ Thị Mỹ Anh

GV giảng: Bù lại Rô ma và Hi lạp có biển bao bọc, bờ biển khúc khuỷu tạo ra nhiều vịnh, nhiều hải cảng tự nhiên an toàn, thuận lợi cho tàu bè đi lại vùng biển, có nhiều đảo nằm rải rác tạo thành 1 hành lang nối giữa lục địa với các đảo vùng tiểu á => Sự phát triển của nghề thủ công và điều kiện địa lí thuận lợi làm cho nghành thương nghiệp được mở mang.

GV giảng: người Rô ma và Hi lạp mang các sản phẩm thủ

công rượu, dầu sang L.hà, Ai Cập bán,-> mua lúa mì, xúc vật => Như vậy, cùng với sự ra đời của các quốc gia cổ đại phương Đông, các quốc gia cổ đại phương Tây cũng được hình thành Song điều kiện tự nhiên và kinh tế các quốc gia này không giống nhau.

Trao đổi nhóm: (3Phút )

 - Em hãy chỉ ra sự không giống nhau ở P Đông và PTây

H:- P.Đông: ven sông, đất đai màu mỡ -> k.tế nông nghiệp là chính.

 - P.Tây: đất đai khô cứng, xung quanh là biển Kinh tế chính là thủ công va thương nghiệp.

GVKL: các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành trên bán đảo Ban căng và I ta li a, điều kiện tự nhiên chỉ thuận lợi cho p.triển kinh tế thương nghiệp, thủ công nghiệp.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 663 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử Lớp 6 - Tiết 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Năm học 2013-2014 - Hồ Thị Mỹ Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Ngày soạn : 10/9/2013 Tiết 5 Ngày dạy : 12/9/2013 CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: HS nắm được - Tên vị trí các quốc gia cổ đại phương Tây. - Điều kiện tự nhên vùng đất Địa trung hải, ko thuận lợi cho p.triển nông nghiệp. - Những đặc điểm về nền tảng cơ cấu và thể chế nhà nước ở Hi Lạp và Rô ma cổ đại. - Những thành tựu tiêu biểu của các quốc gia cổ đại phương Tây. 2. Kỹ năng: Bước đầu tập liên hệ điều kiện tự nhiên với sự phát triển kinh tế. 3. Thái độ: GDHS ý thức đầy đủ hơn về sự bất bình đẳng trong XH. II. Chuẩn bị Gv: Bản đồ thế giới. Tranh về các quốc gia cổ đại phương Tây Hs: Đọc trước bài 5. Lược đồ các quốc gia cổ đại phương Tây III. Tiến trình lên lớp 1. Kiểm tra bài cũ : - Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ ? Vì sao các quốc gia này lại hình thành trên lưu vực các con sông lớn. - Vẽ sơ đồ nhà nước cổ đại phương Đông ? - Sơ đồ: Vua Nô lệ Nông dân Quý tộc (quan lại) 2. Bài mới: Sự xuất hiện nhà nước không chỉ xảy ra ở phương Đông, nơi có điều kiện thuận lợi mà còn xảy ra ở cả phương Tây, những vùng khó khăn. Ở nơi này những nhà nước đầu tiên đã hình thành như thế nào. Chúng ta tìm hiểu bài hôm nay Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 1: Căp nhóm – tập thể ( 15 phút ) * Giúp HS nắm được Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây. GV giảng: ở giờ trước , các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trên lưu vực các con sông lớn, đất đai màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng lúa. ? ở phương Đông nền kinh tế chính của các quốc gia này là gì.? (Nông nghiệp) GV giảng: ở Rô ma và Hi lạp được hình thành trên bán đảo Băng căng và I ta li a, địa hình đồi núi vừa hiểm trở, đi lại khó khăn vừa ít đất trồng, chủ yếu là đất đồi khô cứng. Chính vì thế nó chỉ thuận lợi cho việc trồng cây lưu niên như :nho. ô lưu ? Nền tảng KT chính của các quốc gia cổ đại phương Tây là gì? GV giảng: Bù lại Rô ma và Hi lạp có biển bao bọc, bờ biển khúc khuỷu tạo ra nhiều vịnh, nhiều hải cảng tự nhiên an toàn, thuận lợi cho tàu bè đi lại vùng biển, có nhiều đảo nằm rải rác tạo thành 1 hành lang nối giữa lục địa với các đảo vùng tiểu á => Sự phát triển của nghề thủ công và điều kiện địa lí thuận lợi làm cho nghành thương nghiệp được mở mang. GV giảng: người Rô ma và Hi lạp mang các sản phẩm thủ công rượu, dầu sang L.hà, Ai Cập bán,-> mua lúa mì, xúc vật => Như vậy, cùng với sự ra đời của các quốc gia cổ đại phương Đông, các quốc gia cổ đại phương Tây cũng được hình thànhSong điều kiện tự nhiên và kinh tế các quốc gia này không giống nhau. Trao đổi nhóm: (3Phút ) - Em hãy chỉ ra sự không giống nhau ở P Đông và PTây H:- P.Đông: ven sông, đất đai màu mỡ -> k.tế nông nghiệp là chính. - P.Tây: đất đai khô cứng, xung quanh là biểnKinh tế chính là thủ công va thương nghiệp. GVKL: các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành trên bán đảo Ban căng và I ta li a, điều kiện tự nhiên chỉ thuận lợi cho p.triển kinh tế thương nghiệp, thủ công nghiệp. Hoạt động 2 : Căp nhóm – tập thể ( 15 phút ) * Giúp HS nắm được Xã hội cổ đại Hi lạp, Rô ma gồm những giai cấp nào. GV giảng SGK: Sự p.triển mạnh mẽ của các ngành thủ công, thương nghiệp dẫn đến sự hình thành 1 số chủ xưởng, chủ lò, chủ thuyền buôn giàu có thế lực, nuôi nhiều nô lệ Đó chính là giai cấp chủ nô . GV: Chủ nô chỉ làm việc trong các lĩnh vực chính.trị, khoa học, XH , họ sử dụng và bóc lột sức lao động của đông đảo nô lệ. Nô lệ làm việc cực nhọc trong các trang trại, xưởng thủ công, khuân vácChính vì thế mà chủ nô nuôi nhiều nô lệ để hằng ngày cho thuê lấy tiền, để sinh con như 1 hình thức kinh doanh. Nô lệ là lực lượng sản xuất chính trong XH, phần lớn họ là người nước ngoài, số đông là tù binh bị bắt đem ra chợ bán như 1 xúc vật. Nô lệ ở Hi lạp, Rô ma đông gấp nhiều lần chủ nô, họ được sử dụng trong mọi lĩnh vực kinh.tế, xã hội, văn hoá, nhiều ca sĩ, vũ nữ, nhạc công giỏi là nô lệ. Nô lệ là tài sản của chủ nô, họ ko có quyền, có gia đình và tài sản riêng. Chủ nô có quyền giết nô lệ =>Họ gọi nô lệ là '' những công cụ biết nói'' ? Giai cấp thứ hai trong xã hội là giai cấp nào. ? Xã hội cổ đại Hi lạp, Rô ma gồm những giai cấp nào. H: Chủ nô, nô lệ ? Nhắc lại cơ cấu XH của các quốc gia cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào? (Nông dân, nô lệ, quý tộc) GV: khắc sâu sự khác nhau này. HS: đọc SGK "Nô lệkinh hoàng ". GVKL: ở xã hội cổ đại Hi lạp, Rô ma gồm 2 giai cấp: chủ nô và nô lệ. Chủ nô có quyền lực, bóc lột, làm giàu trên sức lao động của nô lệ. Nô lệ là lực lượng sản xuất chính, bị bóc lột thậm tệ. là tài sản, là công cụ của chủ nô ->Họ nổi dậy đ/tr. Hoạt động 3: Cá nhân – tập thể ( 10 phút ) * Giúp HS nắm được Chế độ chiếm hữu nô lệ. GV giảng theo SGK. - Nô lệ là lực lượng sản xuất chính, lao động cực nhọc. - Chủ nô (Gồm dân tự do và quý tộc), có mọi quyền hành, sống sung sướng - về chế độ chính trị khác với các quốc gia cổ đại phương Đông, ở p.Tây người dân tự do, họ có quyền cùng quý tộc bầu ra những người quản lí đất nước theo thời hạn quy định. => Như vậy ở Hi lạp,Rô ma đã hình thành 2 giai cấp chính là nô lệ và chủ nô => xã hội chiếm hữu nô lệ. ? Em hiểu thế nào là XH chiếm hữu nô lệ ? H: Là xã hội có 2 giai cấp cơ bản chủ nô và nô lệ, 1 xã hội dựa trên lao động của nô lệ và bóc lột nô lệ. ? Thể chế nhà nước của quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây khác nhau ở điểm nào? H:- P. Đông: nhà nước quân chủ chuyên chế: vua đứng đầu - P.Tây: nhà nước dân chủ chủ nô (cộng hoà do dân bầu lên) GVKL: Khác với phương Đông, nhà nước cộng hoà phương Tây theo thể chế dân chủ chủ nô và cộng hoà. GVCC toàn bài: - Các quốc gia cổ đại phương Tây Hi lạp, Rô ma được hình thành trên bán đảo Ban căng, Italia, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển kin tế công thương - Cơ cấu xã hội gồm 2 giai cấp cơ bản: chủ nô và nô lệ. Thể chế nhà nước theo thể chế dân chủ chủ nô, do quý tộc và dân tự do bầu ra quản lí nhà nước,khác với quốc gia cổ đại phương Đông, nhà nước quân chủ chuyên chế, vua đứng đầu nắm mọi quyền hành. 1/ Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây. - Khoảng đầu thiên niên kỷ I TCN, trên bán đảo Ban căng và I ta li a, hình thành 2 quốc gia Hi Lạp và Rô ma. - Điều kiện kinh tế thuận lợi trồng cây lưu niên: nho, ô lưu - Kinh tế: nghề thủ công phát triển. - Ngành thương nghiệp (ngoại thương) phát triển. 2/ Xã hội cổ đại Hi lạp, Rô ma gồm những giai cấp nào. - Chủ nô: có quyền lực, giàu có và bóc lột nô lệ . - Nô lệ: họ là những người dân nghèo và tù binh, họ là lực lượng sản xuất chính, nhưng sản phẩm họ làm ra đều thuộc về chủ nô, họ bị bóc lột, đánh đập. - Họ đã nổi dậy chống chủ nô, điển hình là cuộc nổi dậy do Xpác- ta- cút lãnh đạo. 3/ Chế độ chiếm hữu nô lệ. - Nhà nước do dân tự do và quý tộc bầu ra, gọi là chế độ dân chủ chủ nô và cộng hoà. - Xã hội chiếm hữu nô lệ có 2 giai cấp cơ bản: chủ nô và nô lệ. 3. Củng cố - Dặn dò ? Nền kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông là sản xuất nông nghiệp, còn các quốc gia cổ đại phương Tây chủ yếu là kinh tế công thương ? Vì sao có sự khác nhau đó ? * Bài tập: ? So sánh sự khác nhau giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và P.Tây về K.tế, cơ cấu xã hội, thể chế nhà nước Quốc gia cổ đại kinh tế chính cơ cấu xã hội thể chế nhà nước Phương Đông Nông nghiệp 3 tầng lớp: Nông dân, quý tộc, nô lệ. C.độ quân chủ C.chế. Phương tây Công thương 2 g/cấp chính: chủ nô, nô lệ Dân chủ chủ nô * Dặn dò - Học bài cũ, nắm nội dung bài, làm bài tập trong tập bản đồ - Đọc trước bài 6, xem kênh hình và tập mô tả.trả lời câu hỏi trong SGK - Sưu tầm tranh ảnh văn hoá cổ đại.

File đính kèm:

  • docmy anh su 6.doc