Giáo án môn Đạo đức 4 - Bài 5: Tiết kiệm thời giờ

1.Kiến thức : Giúp HS hiểu :

· Cần phải tiết kiệm thời giờ vì thời giờ rất quí giá cho chúng ta làm việc và hcọ tập. Thời giờ đã trôi qua thì không bao giờ trở lại. Nếu biết tiết kiệm thời giờ ta có thể làm được nhiều việc có ích, nếu không biết tiết kiệm ta không thể làm được việc có ích, không thể lấy lại thời gian.

· Tiết kiệm thời gian là làm việc khẩn trương, nhanh chóng, không lấn chần, làm việc gì xong việc nấy. Tiết kiệm thời gian là sắp xếp công việc hợp lí, giờ nào việc nấy. Tiết kiệm thời gian không phải là làm việc liên tục mà phải biết sắp xếp làm việc – học tập và nghỉ ngơi phù hợp.

2. Thái độ :

· Tôn trọng và quý thời gian. Có ý thức làm việc khoa học, hợp lí.

3. Hành vi :

· Thực hành làm việc khoa học, giờ nào việc nấy, làm việc nhanh chóng dứt điểm, không vừa làm vừa chơi.

Phê phán, nhắc nhở các bạn cùng biết tiết kiệm thời

doc5 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đạo đức 4 - Bài 5: Tiết kiệm thời giờ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc cả lớp. + Kể cho cả lớp nghe câu chuyện “Một phút” (có tranh minh họa). + Hỏi : Michia có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào ? Chuyện gì đã xảy ra với Michia Sau chuyện đó, Michia đã hiểu ra điều gì ? Em rút ra câu chuyện gì từ câu chuyện của Michia ? - GV cho HS làm việc theo nhóm : + Yêu cầu các nhóm thảo luận đóng vai để kể lại câu chuyện của Michia, và sau đó rút ra bài học. - GV cho HS làm việc cả lớp : + Yêu cầu 2 nhóm lên đóng vai để kể lại câu chuyện của Michia, và sau đó rút ra bài học. + Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho 2 nhóm bạn. + Kết luận : Từ câu chuyện của Michia ta rút ra bài học gì ? - HS chú ý lắng nghe GV kể chuyện, theo dõi tranh minh họa và trả lời câu hỏi : Michia thường chậm trễ hơn mọi người. Michia bị thua cuộc thi trượt tuyết Sau đó, Michia hiểu rằng : 1 phút cũng làm nên chuyện quan trọng. Em phải quý trọng và tiết kiệm thời giờ. - HS làm việc theo nhóm : thảo luận phân chia các vai : Michia, mẹ Michia, bố Michia; và thảo luận lời thoại và rút ra bài học : phải biết tiết kiệm thời gian. - 2 nhóm lên bảng đóng vai, các nhóm khác theo dõi. - HS nhận xét bổ sung ý kiến cho các nhóm bạn. - 2 – 3 HS nhắc lại bài học : cần phải biết quý trọng và tiết kiệm thời giờ dù chỉ là 1 phút. Hoạt động 2 TIẾT KIỆM THỜI GIỜ CÓ TÁC DỤNG GÌ ? - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm : + Phát cho các nhóm giấy bút và treo bảng phụ có các câu hỏi. - HS làm việc theo nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi : + Yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi : 1. Em hãy cho biết : Chuyện gì xảy ra nếu : a. Học sinh đến phòng thi muộn. b. Hành khách đến muộn giờ tàu, máy bay. c. Đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu chậm. 2. Theo em, nếu tiết kiệm thời giờ thì những chuyện đáng tiếc trên có xảy ra hay không ? 3. Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì ? - Tổ vhức cho HS làm việc cả lớp : + Với câu hỏi 1, yêu cầu đại diện mỗi nhóm trả lời 1 ý – sau đó cho HS nhận xét và rút ra kết luận. + Với câu 2: Đại diện 1 nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung. + Với câu 3 : Đại diện một nhóm trình bày, các nhóm bổ sung. + Hỏi : Thời giờ rất quý giá. Có thời giờ có nhiều việc có ích. Các em có biết câu thành ngữ, tục nhữ nào nói về sự quí giá của thời gian không ? + Tại sao thời giờ lại rất quý giá ? (Vì thời giờ trôi đi không bao giờ trở lại). + Kết luận : Thời giờ rất quý giá, như trong câu nói “Thời giờ là vàng ngọc” . Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ vì “Thời gian thấm thoát đưa thoi / Nó đi , đi mất có chờ đợi ai” . Tiết kiệm thời giờ giúp ta làm được nhiều việc có ích, ngược lại, lãng phí thời giờ chúng ta sẽ không làm được việc gì. - Các nhóm trình bày : + Câu 1, mỗi nhóm nêu câu trả lời của 1 ý và nhận xét để đi đến kết quả. + Nếu biết kiệm thời giờ HS, hành khách đến sớm hơn sẽ không bị lỡ, người bệnh có thể được cứu sống. + Tiết kiệm thời giờ giúp ta có thể làm được nhiều việc có ích. + Tiết kiệm thời giờ giúp ta có thể làm được nhiều việc có ích. + Thời giờ là vàng ngọc. + HS trả lời. Hoạt động 3 TÌM HIỂU THẾ NÀO LÀ TIẾT KIỆM THỜI GIỜ - GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp : + Treo bảng phụ có ghi các ý kiến để HS theo dõi. + Phát cho mỗi HS 3 tờ giấy màu : xanh, đỏ, vàng. + Lần lượt đọc các ý kiến và yêu cầu HS cho biết thái độ : tán thành, không tán thành hay còn phân vân. GV ghi lại kết quả vào bảng. Yêu cầu HS giải thích những ý kiến không tán thành và phân vân. - HS nhận các tờ giấy màu và đọc/theo dõi các ý kiếnGV đưa trên bảng. - Lần lượt nghe GV đọc và giơ giấy màu để bày tỏ thái độ : đỏ – tán thành, xanh – không tán thành, vàng – phân vân, và trả lời các câu hỏi của GV. Ý kiến Tán thành Phân vân Không tán thành 1. Thời giờ là cái quý nhất 2. Thời giờ là thứ ai cũng có , không mất tiền mua nên không cần tiết kiệm . 3. Học suốt ngày, không làm gì khác là tiết kiệm thời giờ. 4. Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ một cách hợp lí, có ích. 5. Tranh thủ làm nhiều việc là tiết kiệm thời giờ 6. Giờ nào việc nấychính là tiết kiệm thời giờ ? 7. Tiết kiệm thời giờ là làm việc nào xong việc nấy một cách hợp lí. + GV yêu cầu HS trả lời : Thế nào là tiết kiệm thời giờ ? Yêu cầu HS trả lời : Thế nào là không tiết kiệm thời giờ ? + Kết luận : GV nhắc lại tiết kiệm thời giờ là giờ nào việc nấy, làm việc, xong việc nấy, là sắp xếp công việc hợp lí, không phải là làm liên tục, không làm gì hay tranh thủ làm nhiều việc một lúc. - Nhắc lại các ý kiến số : 1, 2, 6, 7. - HS nhắc lại các ý kiến số : 3, 4, 5. - 1 – 2 HS nhắc lại bài học. TIẾT 2 Hoạt động 1 TÌM HIỂU VIỆC LÀM NÀO LÀ TIẾT KIỆM THỜI GIỜ - GV tổ chức HS làm việc theo nhóm cặp đôi. + Phát cho mỗi nhóm 1 tờ bìa 2 mặt xanh – đỏ. + Yêu cầu các nhóm đọc các tình huống, thảo luận tình huống nào là tiết kiệm thời giờ, tình huống nào là sự lãng phí thời giờ. + GV cần lần lượt đọc các tình huống, yêu cầu các nhóm giơ tấm bìa đánh giá cho mỗi câu : đỏ – tình huống tiết kiệm thời giờ; xanh – tình huống lãng phí thời giờ. - HS làm việc cặp đôi. + Các nhóm nhận tờ bìa. + Thảo luận các tình huống theo hướng dẫn của GV. + Lắng nghe các tình huống và giơ tấm bìa theo đánh giá của nhóm. Các tình huống Tình huống 1 : Ngồi trong lớp, Hạnh luôn chú ý nghe thầy giáo, cô giáo giảng bài. Có điều gì chưa rõ, em tranh thủ hỏi ngay thầy cô và bạn bè (đỏ). Tình huống 2 : Sáng nào thức dậy, Nam cũng nằm cố trên giường. Mẹ giục mãi mới chịu đánh răng, rửa mặt (xanh). Tình huống 3 : Lâm có thời gian biểu quy định rõ giờ học, giờ chơi, giờ làm việc nhà và bạn luôn thực hiện đúng (đỏ). Tình huống 4 : Khi đi chăn trâu, Thành vừa ngồi trên lưng trâu, vừa tranh thủ học bài (đỏ). Tình huống 5 : Hiền có thói quen vừa ăn cơm, vừa đọc truyện hoặc xem ti vi (xanh). Tình huống 6 : Chiều nào Quang cũng đi chơi đá bóng. Tối về, lại xem ti vi, đến khuya mới bỏ sách vở ra học bài (xanh). + Có thể giải thích các trường hợp 4 và 5 là khác nhau. Tình huống 4 : Biết làm việc hợp lí, sắp xếp hợp lí không để việc này lấn việc khác. Tình huống 5 : Sai vì chồng chất việc nọ vào việc kia. + Nhận xét các nhóm làm việc tốt . + Hỏi : Tại sao phải tiết kiệm thời giờ ? Tiết kiệm thời giờ thì có tác dụng gì ? Không tiết kiệm thời giờ thì có hậu quả gì ? + HS giải thích/lắng nghe ý kiến. - HS lắng nghe. - HS trả lời các câu hỏi. Hoạt động 2 EM CÓ BIẾT TIẾT KIỆM THỜI GIỜ ? - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân. + Yêu cầu mỗi HS viết ra thời gian biểu - HS tự viết ra giấy thời gian biểu của mình. của mình vào giấy. - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm. - GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp : + Yêu cầu 1 – 2 HS đọc thời gian biểu. + Hỏi : Em có thực hiện đúng không ? + Hỏi : Em đã tiết kiệm thời giừo chưa ? + Hỏi các HS đã thực hiện tốt thời gian biểu hay chưa ? Em đã tiết kiệm thời giờ chưa ? Nêu 1 – 2 ví dụ . - HS làm việc theo nhóm : Lần lượt mỗi HS đọc thời gian biểu của mình cho cả nhóm, sau đó nhóm nhận xét xem công việc sắp xếp hợp lí chưa, bạn có thực hiện đúng thời gian biểu không, có tiết kiệm thời giờ không. - 1 – 2 HS đọc. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời và nêu 1 – 2 ví dụ của bản thân. Hoạt động 3 XEM XỬ LÍ THẾ NÀO ? - GV cho HS làm việc theo nhóm : + Đưa ra 2 tình huống cho HS thảo luận : Tình huống 1 : Một hôm, đang ngồi vẽ tranh để làm báo tường thì Mai rủ Hoa đi chơi. Thấy Hoa từ chối, Mai bảo : “Cậu lo xa quá, cuối tuần mới phải nộp cơ mà”. Tình huống 2 : Đến giờ làm bài, Nam đến rủ Minh học nhóm. Minh bảo Minh còn phải xem xong ti vi và dọc xong bài báo đã. + Yêu cầu các nhóm chọn 1 tình huống đánh giá xem trong tình huống đó, bạn nào sai, nếu em là Hoa (trong TH1) và Nam (trong TH2), em xử lí thế nào ? + Yêu cầu các nhóm sắm vai thể hiện cách giải quyết. - GV tổ chức cho các HS làm việc cả lớp : + Yêu cầu các nhóm đóng vai xử lí tình huống (1 tình huống – 1 nhóm thể hiện). - Câu hỏi củng cố : Em học tập ai trong hai trường hợp trên ? Tại sao ? - HS làm việc theo nhóm. + Đọc các tình huống – lựa chọn 1 tình huống để giải quyết và cử các vai để đóng tình huống. - 2 nhóm thể hiện 2 tình huống. Các nhóm khác sẽ nhận xét, bổ sung. - HS trả lời và giải thích. Hoạt động 4 KỂ CHUYỆN : “TIẾT KIỆM THỜI GIỜ” - GV kể lai cho HS nghe câu chuyện “Một học sinh nghèo vượt khó” + Hỏi HS : Thảo có phải là người biết tiết kiệm thời giờ hay không ? Tại sao ? + Chốt : Trong khó khăn, nếu chúng ta biết tiết kiệm thời giờ chúng ta có thể làm được nhiều việc hợp lí và vượt qua được khó khăn. - Yêu cầu HS kể một vài gương tốt biết tiết kiệm thời giờ. - Kết luận : Tiết kiệm thời giờ là một đức tính tốt. Các em phải biết tiết kiệm thời giờ để học tập tốt hơn. - HS lắng nghe và trảlời câu hỏi. - HS kể. - HS lắng nghe. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY.

File đính kèm:

  • docDD B5.doc
Giáo án liên quan