Giáo án Lớp 5 Tuần 3 - Chuẩn KTKN

Tập đọc:

LÒNG DÂN (tiết 1)

 I/ Mục tiêu.

- Học sinh đọc đúng, phân biệt được các nhân vật, đọc đúng ngữ điệu các kiểu câu trong bài .

- Hiểu nội dung : Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí để cứu cán bộ.

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh.

- Giáo dục các em ý thức học tập tốt .

 II/ Đồ dùng dạy-học.

- Giáo viên: nội dung bài, tranh minh hoạ.

- Học sinh: sách, vở.

 III/ Các hoạt động dạy-học.

 

doc24 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 3 - Chuẩn KTKN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6 đến 10 tuổi. - Nêu được đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời mỗi con người - Giáo dục các em ý thức học tập chăm chỉ . II/ Đồ dùng dạy-học. - Tranh minh học hình 14,15. - Sách giáo khoa... III/ Các hoạt động dạy-học. Giáo viên Học sinh a/ Kiểm tra bài cũ. - Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì ? - Nhận xét, ghi điểm. b/ Bài mới : Giới thiệu Bài giảng * Hoạt động 1 : Thảo kuận cả lớp. Mục tiêu : Học nêu được tuổi và đặc điểm em bé trong ảnh đã sưu tầm được. - Yêu cầu học sinh giới thiệu trước lớp ảnh sưu tầm được. * Hoạt động 2 : Trò chơi :Ai nhanh, ai đúng . Mục tiêu : Học sinh nêu được một số đặc điểm chung của trẻ em ở các giai đoạn từ 3 đến 10 tuổi. - Yêu cầu các nhóm chuẩn bị bảng và bút viết - Giáo viên phổ biến cách chơi và luật chơi đánh giá kết quả, tuyên dương nhóm thắng cuộc. * Hoạt động 3 : Thực hành. - Mục tiêu : Học sinh nêu được đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì - Tại sao tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt? c/ Củng cố- dặn dò. - Nhắc lại nội dung bài - Về học kĩ bài . - Học sinh trả lời -Học sinh giới thiệu ảnh của mình : bé mấy tuổi, biết làm gì... -Các nhóm theo dõi, tiến hành chơi. -1 em đọc thông tin trang 15. -Vì đây là thời kì cơ thể có nhiều thay đổi nhất. Lịch sử: Cuộc phản công ở kinh thành Huế. I/ Mục tiêu. - Học sinh nắm được : cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết tổ chức đã mở đầu cho phong trào Cần vương - Các em biết tôn trọng,tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc - Giáo dục các em ý thức học tập chăm chỉ. II/ Đồ dùng dạy-học. - Lược đồ,bản đồ - Phiếu học tập III/ Các hoạt động dạy-học. Giáo viên Học sinh a/ Kiểm tra bài cũ. b/ Bài mới : Giới thiệu Bài giảng *Hoạt động 1 : Diễn biến cuộc phản công ở kinh thành Huế. -Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung * Hoạt động 2 : ý nghĩa của chiếu Cần vương - Giới thiệu một số ảnh của các nhân vật lịch sử. * Củng cố - dặn dò. - Nhắc lại nội dung bài - Về học kĩ bài. - 1 em đọc phần 1 - Lớp thảo luận hoàn thành các nhiệm vụ: - Phân biệt phái chủ hoà và chủ chiến - Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chống Pháp. - Tường thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế. - Lớp đọc thầm phần còn lại. - Nêu các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của phong trào Cần vương - 3 em đọc phần ghi nhớ Kĩ thuật. Đính khuy bốn lỗ (tiết 1). I/ Mục tiêu. Sau khi học bài này, học sinh biết: Biết cách đính khuy bốn lỗ. Đính được khuy bốn lỗ đúng quy trình, đúng kĩ thuật. Rèn luyện tính cẩn thận. II/ Đồ dùng dạy học. - Giáo viên: nội dung bài, trực quan, vật liệu và dụng cụ cắt khâu thêu. - Học sinh: vải , bộ đồ dùng khâu thêu, khuy bốn lỗ. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu. Giáo viên Học sinh 1/ Khởi động. 2/ Bài mới. * Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu. a)Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu. - HD quan sát mẫu, nhận xét về đặc điểm hình dạng, kích thước, màu sắc của khuy bốn lỗ. - HD nhận xét đường chỉ đính khuy, khoảng cách giữa các khuy. - HD quan sát và so sánh vị trí các khuy, lỗ khuyết trên hai nẹp áo. * Tóm tắt nội dung chính hoạt động 1. b) Hoạt động 2: HD thao tác kĩ thuật. - HD thao tác chuẩn bị đính khuy. - HD cách đính khuy, các lần khâu đính khuy. - HD thao tác quấn chỉ. - HD thao tác kết thúc đính khuy. * HD nhanh lần 2 các bước đính khuy. - Nhận xét và kết luận. 3/ Hoạt động nối tiếp. - Tóm tắt nội dung bài. - Nhắc chuẩn bị giờ sau. - Cả lớp hát bài hát: Em yêu trường em. - Quan sát mẫu, nhận xét về đặc điểm hình dạng, kích thước, màu sắc của khuy bốn lỗ. - Đường chỉ đính khuy, khoảng cách giữa các khuy. - Đọc lướt các nội dung mục II. - Nêu tên các bước trong quy trình đính khuy. - Đọc mục 1 và quan sát hình 2 nêu cách vạch dấu các điểm đính khuy bốn lỗ. + 1-2 em thực hiện thao tác trong bước 1. - Đọc mục 2b và quan sát hình 4, nêu cách đính khuy. + 1 em lên bảng thực hiện thao tác. - Quan sát hình 5;6 nêu cách quấn chỉ chân khuy. + 1-2 em nhắc lại thao tác đính khuy bốn lỗ. - Thực hành gấp nẹp, khâu lược nẹp, vạch dấu các điểm đính khuy. Thứ sáu ngày 28 tháng 9 năm 2007.. Toán: Ôn tập về giải toán. I/ Mục tiêu. - Củng cố cho học sinh cách giải bài toán liên quan đến tỉ số ở lớp 4 ( bái toán: Tìm hai số khi biết tổng ( hiệu ) và tỉ của hai số đó. - Rèn kĩ năng tính toán chính xác, thành thạo cho học sinh. - Giáo dục các lòng yêu thích toán học . II/ Đồ dùng dạy-học. - Bảng phụ - Sách giáo khoa III/ Các hoạt động dạy-học. Giáo viên Học sinh a/ kiểm tra bài cũ. - Nhận xét,ghi điểm b/ Bài mới : Giới thiệu Bài giảng - Yêu cầu học sinh nhắc lại cách giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng ( hiệu ) và tỉ số của hai số đó, rồi giải bài toán 1,2 trong sách giáo khoa. * Luyện tập Bài 1 - Gọi nhận xét, bổ sung, nhắc lại cách làm. Bài 2 - Yêu cầu 1 em đọc đề bài. - Gọi nhận xét, sửa sai, nhắc lại cách làm. Bài 3 - Chấm, chữa bài cho học sinh. c/ Củng cố -dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Về học kĩ bài . -2 em chữa bài 4 -Học sinh thực hiện , nêu kết quả : Bài 1 : Đáp số : 55 và 66 Bài 2 : Đáp số : 288 và 480 -Học sinh tự làm , nêu kết quả Bài 1 a/ Số bé : 35 , số lớn : 45 b/ Số thứ nhất : 99 , số thứ hai : 44 -Lớp theo dõi,vẽ sơ đồ rồi làm bài Bài 2 Đáp số : 18l và 6l -Học sinh làm bài vào vở , chữa bài Bài 3 a/ 35m và 25m b/ 35m2 Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa. I/ Mục tiêu. - Luyện tập sử dụng đúng chỗ một số nhóm từ đồng nghĩa khi viết câu văn, đoạn văn.Biết thêm một số thành ngữ về tình dân tộc. - Các em làm tốt các bài tập ứng dụng. - Giáo dục các em ý thức học tốt bộ môn . II/ Đồ dùng dạy-học. - Phiếu học tập - Từ điển III/ Các hoạt động dạy-học. Giáo viên Học sinh a/ Kiểm tra bài cũ. - Nhận xét, ghi điểm. b/ Bài mới : Giới thiệu Bài giảng * Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1 - Gọi 1 em đọc yêu cầu bài tập. - Gọi nhận xét,chốt lại lời giải đúng. Bài 2 - Yêu cầu 1 em đọc đè bài. - Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bài 3 - Gọi 1 em đọc yêu cầu. - Ghi điểm những bài khá, tuyên dương những bạn sử dụng được nhiều từ đồng nghĩa. c/ Củng cố- dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Về học kĩ bài . -Học sinh chữa bài 3 -Lớp theo dõi, quan sát tranh minh họa rồi làm bài, chữa bài Bài 1 : Thứ tự các từ cần điền là: + đeo,xách, vác, khiêng, kẹp... -2 em đọc lại đoạn văn -Lớp theo dõi, làm bài theo nhóm 4, cử đại diện nêu kết quả. Bài 2 -ý nghĩa chung của các câu tục ngữ là : Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên. -5 em nêu khổ thơ mình chọn, nói một vài câu mẫu. -Làm bài vào vở, trình bày trước lớp Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh. I/ Mục tiêu. - Biết hoàn chỉnh các đoạn văn dựa vào nội dung chính của mỗi đoạn - Biết chuyển một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa thành một đoạn văn miêu tả chân thực, tự nhiên - Giáo dục các em lòng yêu thích môn học . II/ Đồ dùng dạy học. - Nội dung 4 đoạn văn tả cơn mưa - Dàn ý bài văn tả cơn mưa III/ Các hoạt động dạy học. Giáo viên Học sinh a/ Kiểm tra bài cũ. - Nhận xét, ghi điểm b/ Bài mới : Giới thiệu Bài giảng * Hướng dẫn luyện tập Bài 1 - Gọi học sinh đọc nội dung của bài - Những dấu hiệh nào báo cơn mưa sắp đến. - Tìm những từ tả tiếng mưa và hạt mưa ? - Tìm những từ tả cây cối, con vật, bầu trời ? - Tác giả quan sát bằng những giác quan nào Bài 2 - Gọi 1 em đọc yêu cầu bài tập - Nhận xét , ghi điểm c/ Củng cố - dặn dò. - Nhận xét tiết học - Về chuẩn bị bài sau . -Học sinh đọc dàn bài tả cơn mưa của tiết trước. -Lớp theo dõi -Mây : nặng, đen kịt, lổm ngổm đầy trời... -Gió : thổi giật, đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước, gió càng mạnh. -Tiếng mưa : lẹt đẹt, lách cách, rào rào, sầm sập, đồm độp... -Hạt mưa: tuôn rào rào, lao xuống,lao vào bụi cây... -Lá cây vẫy tai run rẩy,con gà ướt lướt thướt, vòm trời tối sẫm... -Bằng mắt, bằng tai, bằng da, bằng mũi -Lớp theo dõi, dựa vào kết quả quan sát lập dàn bài tả cơn mưa, trình bày trước lớp. -Học sinh sửa chữa, hoàn chỉnh dàn bài của mình. Âm nhạc. Học hát: Bài Reo vang bình minh. I/ Mục tiêu. Học xong bài này, học sinh: Hát đúng giai điệu và lời ca, ngắt câu và lấy hơi đúng chỗ. HS cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên buổi sáng qua nội dung diễn đạt trong bài hát, biết qua về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. Giáo dục các em lòng yêu thích môn học. II/ Đồ dùng dạy học. - Giáo viên: nhạc cụ, tư liệu. - Học sinh: sách, vở. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu. Giáo viên Học sinh A/ Phần mở đầu. B/ Phần hoạt động. - Nội dung: Học hát bài Reo vang bình minh. a)Hoạt động 1: Giới thiệu bài hát. - GV hát mẫu. - Đọc lời ca. - Dạy hát từng câu. b) Hoạt động 2: - Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp. - Vận động theo nhạc: hướng dẫn tư thế đứng, động tác... C/ Phần kết thúc. - Tóm tắt nội dung bài. - Nhắc chuẩn bị giờ sau. - Cả lớp hát bài hát yêu thích. * HS chú ý theo dõi. - HS nghe, đọc lời ca. - Hát từng câu, hát theo tổ, dãy bàn, cá nhân. * HS hát kết hợp vỗ tay theo nhịp. - Hát theo tổ, dãy bàn... Sinh hoạt tập thể. Kiểm điểm tuần 3. I/ Mục tiêu. 1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua. 2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới. 3/ Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp. II/ Chuẩn bị. - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt. - Học sinh: ý kiến phát biểu. III/ Tiến trình sinh hoạt. 1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua. a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ. Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm. Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp. Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua. Đánh giá xếp loại các tổ. Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp . Về học tập: Về đạo đức: Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ: Về các hoạt động khác. Tuyên dương, khen thưởng: Phê bình: 2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới. Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được. Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp. 3/ Củng cố - dặn dò. Nhận xét chung.

File đính kèm:

  • docGiao an 5t3ckt.doc