Giáo án lớp 5 môn Địa lí - Tuần 25 - Bài 23: Châu Phi

- Mô tả sơ lược được vị trí, giới hạn châu Phi.

+ Châu Phi ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu Á, đường Xích đạo đi ngang qua giữa châu lục

- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu :

+ Địa hình chủ yếu là cao nguyên.

+ Khí hậu nóng và khô.

+ Đại bộ phận lãnh thổ là hoang mạc và xa van.

- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn, lãnh thổ châu Phi.

- Chỉ được vị trí của hoang mạc Xa-ha-ra trên bản đồ, lược đồ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 2654 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Địa lí - Tuần 25 - Bài 23: Châu Phi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN Người soạn: K’ Mao GVHD: Cô Hoàng Thị Hồng Hạnh Môn: Địa lí Tuần 25 Bài 23: Châu Phi I. Mục tiêu - Mô tả sơ lược được vị trí, giới hạn châu Phi. + Châu Phi ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu Á, đường Xích đạo đi ngang qua giữa châu lục - Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu : + Địa hình chủ yếu là cao nguyên. + Khí hậu nóng và khô. + Đại bộ phận lãnh thổ là hoang mạc và xa van. - Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn, lãnh thổ châu Phi. - Chỉ được vị trí của hoang mạc Xa-ha-ra trên bản đồ, lược đồ. - Học sinh khá giỏi : + Giải thích tại sao châu Phi có khí hậu khô và nóng bậc nhất thế giới : vì nằm trong vòng đai nhiệt đới, diện tích rộng lớn lại không có biển ăn sâu vào đất liền. + Dựa vào lược đồ trống ghi tên các châu lục và đại dương giáp với châu Phi. II. Đồ dùng dạy- học: - Bản đồ Địa lí tự nhiên thế giới. - Các hình minh hoạ trong SGK. - PowerPoint. III. Các hoạt động dạy- học : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Kiểm tra bài cũ : - GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi bài ôn tập. + Em hãy nêu những nét chính về châu Á. + Em hãy nêu những nét chính về châu Âu. 2. Bài mới : - Giới thiệu bài : Trong bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về châu Phi. Các em hãy cùng chú ý học bài để tìm ra các đặc điểm về vị trí và tự nhiên châu Phi, so sámh để xem có gì giống và khác so với các châu lục đã học. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: *Hoạt động 1 : Vị trí địa lí và giới hạn của châu Phi. - GV treo bản đồ tự nhiên thế giới. - Yêu cầu HS làm việc theo cặp, xem lược đồ tự nhiên châu Phi và cho biết: - Châu Phi nằm ở vị trí nào trên Trái đất? - Châu Phi giáp các châu lục, biển và Đại dương nào?* - Đường xích đạo đi qua phần lãnh thổ nào của châu Phi? * GV yêu cầu HS trình bày kết quả làm việc trước lớp. - GV theo dõi, nhận xét kết quả làm việc của HS và chỉnh sửa câu trả lời của HS cho hoàn chỉnh. - GV yêu cầu HS mở SGK trang 103, xem bảng thống kê diện tích và dân số các châu lục và hỏi : + Em hãy tìm số đo diện tích của châu Phi? + So sánh diện tích của châu Phi với các châu lục khác? - GV gọi HS nối tiếp nhau nêu ý kiến. - GV chỉnh sửa câu trả lời của HS cho hoàn chỉnh, sau đó kết luận: => Châu Phi nằm ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu Á. Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến, qua đường xích đạo đi qua giữa lãnh thổ. Châu Phi có diện tích là 30 triệu km2, đứng thứ 3 trên thế giới sau châu Á và châu Mĩ. *Hoạt động 2 : Địa hình châu Phi. - Cho HS quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi và trả lời các câu hỏi sau: + Lục địa châu Phi có chiều cao như thế nào so với mực nước biển? + Kể tên các bồn địa ở châu Phi? + Kể tên các cao nguyên của châu Phi ? + Kể tên các con sông lớn của châu Phi? + Kể tên các hồ lớn của châu Phi? - GV gọi HS trình bày trước lớp. Sau đó, GV nhận xét và kết luận: => Châu Phi là nơi có địa hình tương đối cao, có nhiều bồn địa và cao nguyên. * Hoạt động 3: Khí hậu và cảnh quan châu Phi - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm cùng đọc SGK, thảo luận để hoàn thành nội dung sau: - 2 hs trả lời, lớp nhận xét - Lắng nghe - HS làm việc theo cặp, xem lược đồ tự nhiên châu Phi và trả lời câu hỏi: - Châu Phi nằm ở trong khu vực chí tuyến, lãnh thổ trải dài từ trên chí tuyến Bắc đến qua đường chí tuyến Nam. - Châu Phi giáp các châu lục và Đại dương sau: + Phía bắc : Giáp với biển Địa Trung Hải. + Phía đông bắc, đông và đông nam: Giáp với Ấn độ Dương. + Phía tây và tây nam: Giáp với Đại Tây Dương. - Đường xích đạo đi vào giữa lãnh thổ châu Phi- lãnh thổ châu Phi nằm cân xứng hai bên đường xích đạo. - HS mở SGK trang 103, xem bảng thống kê diện tích và dân số các châu lục và TLCH : + Diện tích của châu Phi là 30 triệu km2 + Châu Phi là châu lục có diện tích lớn thứ 3 trên thế giới, sau châu Á và châu Mĩ. Diện tích này gấp 3 lần diện tích châu Âu. - HS quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi và trả lời các câu hỏi sau: + Đại bộ phận lục địa châu Phi có địa hình tương đối cao. Toàn bộ châu lục được coi như một cao nguyên khổng lồ, trên các bồn địa lớn. + Các bồn địa của châu Phi là: Bồn địa Sát, bồn địa Nin thượng, bồn địa Côn Gô, bồn địa Ca-la-ha-ri. + Các cao nguyên của châu Phi là: cao nguyên Ê-to-ô-pi, cao nguyên Đông Phi. + Các con sông lớn của châu Phi là: sông Nin, sông Ni-giê, sông Côn- gô, sông Dăm-be-di. + Hồ Sát , hồ Víc-to-ri-a - HS đọc thông tin SGK ,làm việc theo nhóm, để hoàn thành nội dung sau vào VBT, 1 nhóm làm trên bảng lớp: Cảnh thiên nhiên châu Phi Đặc điểm khí hậu, sông ngòi, động thực vật Phân bổ Hoang mạc Xa-ha-ra - Khí hậu khô và nóng nhất thế giới - Hầu như không có sông ngòi, hồ nước. - Thực vật và động vật nghèo nàn. Vùng Bắc Phi Rừng rậm nhiệt đới - Có nhiều mưa. - Có các con sông lớn, hồ nước lớn. - Rừng cây rậm rạp, xanh tốt, động thực vật phong phú. Vùng ven biển, bồn Địa Côn-gô. Xa-van - Có ít mưa. - Có một vài con sông nhỏ. - Thực vật chủ yếu là cỏ, cây bao báp sống hàng nghìn năm. - Chủ yếu là các loài động vật ăn cỏ. Vùng tiếp giáp với hoang mạc Xa-ha-ra. Cao nguyên Đông Phi, bồn địa Ca-la-ha-ri - GV gọi nhóm làm trên bảng, yêu cầu các nhóm khác bổ sung ý kiến. - GV sửa chữa câu trả lời cho HS . - GV yêu cầu HS đọc nội dung trong SGK để trả lời câu hỏi: + Vì sao hoang mạc Xa-ha-ra thực vật và động vật lại rất nghèo nàn? + Vì sao ở các xa-van động vật chủ yếu là các loài động vật ăn cỏ? - GV sửa chữa câu trả cho HS, sau đó tổng kết: * Phần lớn diện tích châu Phi là hoang mạc và các xa-van, chỉ có một phần ven biển và gần hồ Sát, bồn địa Côn-gô là có rừng rậm nhiệt đới. Sở dĩ như vậy là vì khí hậu của châu Phi rất khô, nóng bậc nhất thế giới nên cả động vật và thực vật đều khó phát triển. 3. Củng cố - Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ. - GV nhận xét tiết học. 4. Dặn dò. - Dặn HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị một số tranh ảnh về dân cư, hoạt động sản xuất của người dân Châu Phi. -HS đọc nội dung trong SGK để trả lời câu hỏi: + Vì hoang mạc có khí hậu nóng khô nhất thế giới, sông ngòi không có nước, cây cối, động vật không phát triển được. + Vì xa-van có ít mưa, đồng cỏ và cây bụi phát triển, làm thức ăn cho động vật ăn cỏ vì thế động vật ăn cỏ phát triển. - Lắng nghe - 2 HS đọc bài.

File đính kèm:

  • docGiao an Mon Dia li Chau Phi Lop 5.doc
Giáo án liên quan