Giáo án lớp 4 Tuần 29 Năm học 2013 - 2014

I. MỤC TIÊU:

- Biết đọc diễn cảm một đoạn văn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng các từ gợi tả.

- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài : Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.( Trả lời được các câu hỏi ; thuộc hai đoạn cuối bài ).

 

doc24 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 Tuần 29 Năm học 2013 - 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cách thực hiện chuyền cầu bằng má trong bàn chân. - Biết cách thực hiện động tác nhảy dây kiểu chân trước , chân sau. - Yêu cầu cơ bản nhất là hS được tâng cầu, chuyền cầu và biết được cách chyền cầu của mu và má trong bàn chân. II. Địa điểm phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, bảo đảm an toàn tập luyện. - Phương tiện: Mỗi HS một dây nhảy và dụng cụ học môn tự chọn. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1. Phần mở đầu: 6- 10 phút. - GV nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu của giờ học. - Khởi động các khớp; - Một số ĐT khởi đọng và phát triển thể lực chung. *Trò chơi “Có chúng em”. 2. Các hoạt động dạy học: 18- 22 phút a. Môn tự chọn: - Đá cầu: + Ôn chuyền cầu bằng mu bàn chân. + Học chuyền cầu (bằng má trong bàn chân) theo nhóm 2 người. + Tập theo đội hình 4 hàng ngang quay mặt vào nhau, cách nhau 2-3 mét trong mỗi hàng, người nọ cách người kia tối thiểu 1,5m. - Ném bóng: + Ôn một số ĐT bổ trợ. + Ôn cách cầm bóng và tư thế đứng chuẩn bị, ngắm đích, ném (chưa ném bóng và có ném bóng vào đích). b) Nhảy dây. - Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. (cá nhân). - Thi vô địch tổ tập luyện. - Tổng kết, nhận xét sau khi thi đua. 3. Phần kết thúc: 4- 6 phút - GV cùng HS hệ thống bài. - Đi đều và hát; một số động tác hòi tĩnh. - GVnhận xét giờ học, dặn HS về nhà ôn nhảy dây. thể dục môn thể thao tự chọn- nhảy dây I. Mục tiêu: - Biết cách cầm bóng150g, tư thế đứng chuẩn bị – ngắm đích, ném bóng ( không có bóng và có bóng). - Biết cách thực hiện động tác nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. - Yêu cầu cơ bản nhất là HS được tâng cầu, chuyền cầu và biết được cách chuyền cầu của mu và má trong bàn chân. II. Địa điểm phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, bảo đảm an toàn tập luyện. - Phương tiện: Mỗi HS một dây nhảy và dụng cụ học môn tự chọn. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1. Phần mở đầu: 6- 10 phút. - GV nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu của giờ học. - Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc; Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu. - Khởi động các khớp; - Một số ĐT khởi động và phát triển thể lực chung. *Trò chơi “Có chúng em”. 2. Các hoạt động dạy học: 18- 22 phút a. Môn tự chọn: - Đá cầu: + Ôn tâng cầu bằng đùi.(đội hình vòng tròn); sau đó cho thi tâng cầu xem ai giỏi nhất. + Ôn chuyền cầu (bằng má trong bàn chân) theo nhóm 2 người. - Ném bóng: + Ôn một số ĐT bổ trợ. + Ôn cách cầm bóng và tư thế đứng chuẩn bị, ngắm đích, ném (chưa ném bóng và có ném bóng vào đích). - GV theo dõi, sửa sai. b) Nhảy dây. - Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. (tập đồng loạt). - Thi vô địch tổ tập luyện. - Tổng kết, nhận xét sau khi thi đua. 3. Phần kết thúc: 4- 6 phút - GV cùng HS hệ thống bài. - Đứng vỗ tay và hát; một số động tác hòi tĩnh. - GVnhận xét giờ học, dặn HS về nhà ôn nhảy dây. Đạo đức tôn trọng luật giao thông (Tiết 2) I. Mục tiêu - Phân biệt được hành vi tôn trọng luật giao thông và vi phạm luật Giao thông. - Nghiêm chỉnh chấp hành luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày. - HS khá, giỏi biết nhắc nhở bạn bè cùng tôn trọng luật Giao thông. - GDKNS : + Kĩ năng tham gia giao thông đúng luật. + Kĩ năng phê phán những hành vi vi phạm luật Giao thông. II. Đồ dùng dạy học: - SGK Đạo đức 4 . III. Hoạt động dạy và học: tiết 2 Hoạt động 1: Trò chơi tìm hiểu về biển báo giao thông - GV chia HS thành các nhóm và phổ biến cách chơi. HS có nhiệm vụ quan sát biển báo giao thông (khi GV giơ lên) và nói ý nghĩa của biển báo. Mỗi nhận xét đúng sẽ được 1 điểm. Nếu các nhóm cùng giơ tay thì viết vào giấy. Nhóm nào nhiều điểm nhất là nhóm đó thắng. - GV điều khiển cuộc chơi. - GV cùng HS đánh giá kết quả. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (bài tập 3, SGK) - Yêu cầu mỗi nhóm nhận một tình huống, thảo luận tìm cách giải quyết. - Các nhóm thảo luận. - Từng nhóm báo cáo kết quả (có thể bằng đóng vai). Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. GV đánh giá kết quả của từng nhóm và kết luận. Hoạt động 3: Trình bày kết quả điều tra thực tiễn (bài tập 4, SGK) - Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả điều tra. Các nhóm khác bổ sung chất vấn. - GV nhận xét kết quả làm việc nhóm của HS. Kết luận chung: Để đảm bảo an toàn cho bản thân mình và cho mọi người cần chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông. Hoạt động tiếp nối: - Chấp hành tốt Luật Giao thông và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. - Tổ chức diễn đàn “Học sinh với Luật giao thông”. địa lí thành phố huế I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Huế: + Thành phố Huế từng là kinh đô của nước ta thời Nguyễn. + Thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ khiến Huế thu hút được nhiều khách du lịch. - Chỉ được thành phố Huế trên bản đồ ( lược đồ). II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ hành chính Việt Nam - ảnh một số cảnh quan đẹp, công trình kiến trúc mang tính lịch sử của Huế. III. Hoạt động dạy và học: A. Kiểm tra bài cũ- Giới thiệu bài mới: - Gọi lần lượt 3 HS: + HS1 lên bảng chỉ vị trí của ĐBDH miền Trung. + HS2 TLCH: Kể tên các ngành công nghiệp có ở các tỉnh duyên hải miền Trung? + HS2 TLCH: Vì sao ngày càng có nhiều khách du lịch đến tham quan miền Trung? - GV nhận xét, ghi điểm. B. Dạy bài mới. HĐ1: Thành phố nằm bên dòng sông Hương thơ mộng - GV treo bản đồ Việt Nam, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, chỉ thành phố Huế trên bản đồ và TLCH: + Thành phố Huế nằm ở tỉnh nào? + Thành phố nằm ở phía nào của của dãy Trường Sơn? + Từ nơi chúng ta đang ở đi đến thành phố Huế theo hướng nào? HS TLCH, GV nhấn mạnh: Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên- Huế, tựa lưng vào dãy núi Trường Sơn, nằm cách biển không xa, trên vùng chuyển tiếp từ đồi thấp sang đồng bằng. - GV treo lược đồ thành phố Huế, yêu cầu HS quan sát và cho biết: + Dòng sông nào chảy qua thành phố Huế? + Chỉ hướng chảy của dòng sông? GV kết luận: Sông Hương hay còn gọi là Hương Giang là dòng sông thơ mộng chảy qua thành phố Huế. Người ta cũng gọi thành phố Huế là TP bên dòng Hương Giang. GV giới thiệu: Không chỉ nổi tiếng vì có thiên nhiên đẹp, Huế trở nên nổi tiếng vì từng là cố đô với nhiều công trình kiến trúc cổ HĐ2: Thành phố đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ- Yêu cầu HS quan sát các hình vẽ trong SGK và vốn hiểu biết của mình kể tên các công trình kiến trúc cổ kính của thành phố Huế ( HS trả lời, GV ghi bảng), GV giới thiệu trên tranh ảnh cho HS rõ. - Hỏi: Các công trình này có từ bao giờ? Vào thời của vua nào? (có hơn 300 năm về trước, vào thời vua nhà Nguyễn) - GV nhấn mạnh: Thời kì đó Huế được chọn là kinh thành của nước ta cho nên bây giờ mới gọi là cố đô Huế, các triều vua nhà Nguyễn đã cho xây dựng rất nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị. Điều đó thể hiện sức mạnh và tài năng của người dân lao động. Vì vậy, năm 1993, cố đoo Huế với các công trình kiến trúc cổ cung điình, thành quách , đền miếu, lăng tẩm, … đã được công nhận là di sản văn hoá thế giới. HĐ3. Thành phố Huế- thành phố du lịch - Yêu cầu HS quan sát hình 1, lược đồ thành phố Huế và cho biết: Nếu đi thuyền theo dòng sông Hương chúng ta có thể tham quan những địa điểm du lịch nào của Huế? - HS lên bảng trả lời và chỉ dọc theo sông Hương - GV giới thiệu thêm trên tranh, nhấn manh: Những cảnh đẹp này và những khu công trình kiến trúc cổ đã thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm, khiến Huế trở thành thành phố du lịch nổi tiếng. -Yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Mỗi nhóm chọn một địa danh, dùng tranh ảnh đã sưu tầm được để giới thiệu về địa danh đó. - GV nhấn mạnh: Huế có nhiều món ăn đặc sản như bánh Huế, thức ăn chay, món ăn cung đình Huế, đặc biệt điệu hát cung đình Huế đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của thế giới. Ngoài ra, ở Huế còn có nhiều làng nghề thủ công: đúc đồng, thêu kim hoàn. HĐ4. Củng cố, dặn dò: - 1HS chỉ vị trí thành phố Huế trên bản đồ hành chính Việt Nam và nêu vị trí này; 1HS giải thích: Vì sao Huế trở thành thành phố du lịch - GV cho HS nghe một bài hát hoặc bài thơ về Huế. Hỏi: Em có tình cảm gì với thành phố Huế? - Dặn: Sưu tầm tranh ảnh về thành phố Đà Nẵng để phục vụ cho bài học sau. Kĩ thuật Lắp xe nôi I. Mục tiêu: - Học sinh biết chọn đúng các chi tiết để lắp xe nôi - Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe nôi dung kỷ thuật, đúng qui trình rèn kỷ năng tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe nôi. II. Đồ dùng Dạy học - Một xe nôi lắp sẵn, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật III. Hoạt động dạy học: Tiết 1 1. Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu và nêu mục đích của bài học Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu - Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu đã lắp sẳn - Giáo viên hướng dẫn kỹ từng bộ phận và trả lời câu hỏi + Để lắp xe nôi cần bao nhiêu bộ phận (5 bộ phận) – là những bộ phận nào? - Giáo viên nêu tác dụng của xe nôi trong thực tế (dùng để cho em bé nằm hoặc ngồi trong xe nôi để người lớn đẩy xe cho em đi dạo chơi) Hoạt động 2 : Giáo viên hướng dẫn thao tác kĩ thuật a) Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn các chi tiết theo sách giáo khoa - Yêu cầu chọn đúng, đủ và sắp xếp các chi tiết vào nắp hộp theo từng chi tiết. b) Lắp từng bộ phận: Học sinh quan sát hình 2 trong sách giáo khoa trả lời các cầu hỏi + Để lắp được tay kéo em cần chọn những chi tiết nào số lượng là bao nhiều Giáo viên tiến hành lắp tay kéo - Để lắp giá đỡ yêu cầu học sinh quan sát hình 3. Gọi học sinh lên lắp, học sinh khác nhận xét bổ sung. - Tương tự lắp các bộ phận khác Giáo viên nêu câu hỏi – học sinh quan sát mẫu + sách giáo khoa trả lời và gọi học sinh lên theo tác. c) Lắp ráp xe nôi: Theo qui trình sách giáo khoa Giáo viên đưa ra các câu hỏi – yêu cầu học sinh lên lắp Lắp xong hướng dẫn học sinh kiểm tra sự chuyển động của xe. d) Giáo viên hướng dẫn học sinh tháo rời các chi tiết xếp gọn vào hộp Khi tháo cần tháo rời các bộ phận tiếp đó mới tháo từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp. Khi tháo xong cần xếp gọn vào hộp. Họat động 4: Củng cố, dặn dò – Nhận xét giờ học. .

File đính kèm:

  • docT29.DOC
Giáo án liên quan