Giáo án Lớp 3 Tuần 26 - Nguyễn Thị Thơ

A. Mục tiêu:

- Luyện đọc đúng các từ: du ngoạn, hoảng hốt, ẩn trốn, quấn khố,.

- Biết ngắt hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ

- Hiểu ND ý nghĩa: Chữ Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chữ Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn

- Kể lại được tùng đoạn của câu chuyện

B. Đồ dùng dạy - học:

- Tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa.

 

doc14 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 903 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 26 - Nguyễn Thị Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng kết quả. Cả lớp bổ sung Tập viết ÔN CHỮ HOA: T A. Mục tiêu: - Củng cố về cách viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa T thông qua bài tập ứng dụng. - Viết tên riêng Tân Trào bằng chữ cỡ nhỏ - Viết câu ứng dụng Dù ai đi ngược về xuôi / Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba bằng cỡ chữ nhỏ. B. Đồ dùng dạy học: - Mẫu chữ viết hoa T, tên riêng Tân Trào và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li. C. Hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy Hoạt động học I. Kiểm tra bài cũ: - KT bài viết ở nhà của học sinh của HS. -Yc HS nêu từ và câu ứng dụng đã học tiết trước. - Yc HS viết các chữ hoa đã học tiết trước. - Giáo viên nhận xét đánh giá. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn viết trên bảng con * Luyện viết chữ hoa : - Yc học sinh tìm các chữ hoa có trong bài. - Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ . - Yêu cầu học sinh tập viết chữ T vào bảng con . * Học sinh viết từ ứng dụng tên riêng: - Yêu cầu học sinh đọc từ ứng dụng. - Giới thiệu: Tân Trào thuộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang... - Yêu cầu HS tập viết trên bảng con. * Luyện viết câu ứng dụng : - Yêu cầu một học sinh đọc câu ứng dụng. + Câu ca dao nói gì ? - Yêu cầu luyện viết trên bảng con các chữ viết hoa có trong câu ca dao. 3. Hướng dẫn viết vào vở: - Nêu yêu cầu viết chữ T một dòng cỡ nhỏ. Các chữ D, N : 1 dòng. - Viết tên riêng Tân Trào 2 dòng cỡ nhỏ - Viết câu ca dao 2 lần. - Nhắc nhớ học sinh về tư thế ngồi viết, cách viết các con chữ và câu ứng dụng đúng mẫu. 4. Chấm chữa bài III. Củng cố - dặn dò: - Giáo viên nhận xét đánh giá - 1 em nhắc lại từ và câu ứng dụng ở tiết trước. - Hai em lên bảng viết tiếng: Sầm Sơn ; Côn Sơn - Lớp viết vào bảng con. - Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu. - Các chữ hoa có trong bài: T, D, N. - Lớp theo dõi giáo viên và cùng thực hiện viết vào bảng con. - Một học sinh đọc từ ứng dụng: Tân Trào. - Lắng nghe. - Luyện viết từ ứng dụng vào bảng con. - 1HS đọc câu ứng dụng: Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba. + Tục lễ của nd ta nhằm tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước. - Lớp thực hành viết trên bảng con: Dù, Nhớ. - Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của giáo viên. - Nộp vở. - Nêu lại cách viết hoa chữ T. Tập làm văn KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI A. Mục tiêu: - Kể về một ngày hội theo gợi ý - lời kể rõ ràng tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội. - Viết được điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc khoảng 5 câu. B. Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp viết câu hỏi gợi ý BT1. C. Hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy Hoạt động học I. Kiểm tra bài cũ: - Gọi hai em lên bảng kể về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội theo một trong hai bức ảnh ở tuần 25. - Nhận xét chấm điểm. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài : 2. Hướng dẫn làm bài tập : Bài 1: Gọi 1 học sinh đọc bài tập. + Em chọn để kể ngày hội nào ? - Gợi ý để học sinh kể có thể là những lễ hội mà em được trục tiếp tham gia hay chỉ thấy qua ti vi xem phim,… - Mời một em kể mẫu, giáo viên nx bổ sung. - Gọi một vài em nối tiếp nhau kể thi kể. - Nhận xét tuyên dương những HS kể hay, hấp dẫn . Bài 2: - Gọi một em đọc yêu cầu bài tập. - Nhắc nhớ về cách trình bày lại những điều vừa kể thành một đoạn văn viết liền mạch. - Yêu cầu lớp thực hiện viết bài. - Theo dõi giúp đỡ những học sinh yếu. - Mời một số em đọc lại bài văn viết trước lớp. - Nx và chấm điểm một số bài văn tốt. III. Củng cố - dặn dò: - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. - Hai em lên bảng kể. - Cả lớp theo dõi, nhận xét. - Một em đọc yêu cầu bài. - Nêu câu chuyện mà mình lựa chọn. - Hình dung và nhớ lại các chi tiết và hoạt động của buổi lễ hội để kể lại ( bao gồm cả phần lễ và phần hội - Một em giỏi kể mẫu. - một số em nối tiếp nhau thi kể. - Lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất. - Một em đọc yêu cầu của bài tập. - Thực hiện viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn liền mạch khoẳng 5 câu - Bốn em đọc bài viết để lớp nghe. - Nhận xét bình chọn bạn viết hay nhất. Tự nhiên xã hội CÁ A. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết: - Chỉ và nói ra được các bộ phận trên cơ thể của cá trên hình vẽ hoặc vật thật. - Nêu được ích lợi của cá đối với đời sống con người. - Biết cá là động vật có xương sống, sống dưới nước thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vẩy có vây. B. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh trong sách trang 100, 101. Sưu tầm ảnh các loại cá mang đến lớp. C. Hoạt động dạy - học : Hoạt động dạy Hoạt động học I. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài "Tôm - Cua". - Gọi 2 học sinh trả lời nội dung. - Nhận xét đánh giá. II. Bài mới 1. Giới thiệu bài: 2. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. - Chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát các hình trong SGK trang 100, 101 và các hình con cá sưu tầm được, thảo luận các câu hỏi sau: + Chỉ và nói về hình dáng kích thước của chúng ? + Bên ngoài cơ thể những con cá này có gì bảo vệ ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống hay không ? + Cá sống ở đâu ? Chúng thở bằng gì và di chuyển bằng gì ? - Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - Giáo viên kết luận: sách giáo khoa. 3. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. - Chia lớp thành 3 nhóm. - Yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi sau: + Kể tên một số loài cá sống ở nước ngọt và nước mặn và em biết ? + Cá có ích lợi gì đối với con người ? - Mời lần lượt đại diện 1 số nhóm lên báo cáo kết quả trước lớp. - Khen ngợi các nhóm giới thiệu đúng. III. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học - 2HS trả lời câu hỏi: + Nêu đặc điểm chung của tôm - cua. + Nêu ích lợi của tôm - cua. - Lớp theo dõi. - Các nhóm quan sát các hình trong SGK, các hình con vật sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi trong phiếu. - Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. + Bên ngoài được bao phủ bởi lớp vẩy. Bên trong có xương sống. Cá sống dưới nước, di chuyển nhờ vây và đuôi. - 2 em nhắc lại KL. Lớp đọc thầm ghi nhớ. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện 1 số nhóm lên lên báo cáo trước lớp. - Cả lớp nhận xét, bổ sung, bình chọn nhóm thắng cuộc. + Cá nước ngọt : cá chép, rô, lóc, chạch, lươn, trê,… + Cá nước mặn : Trích, nục, thu, ngừ, … + Ích lợi cá đối với con người là cung cấp thức ăn có chứa nhiều chất dinh dưỡng. Thứ sáu ngày 08 tháng 03 năm 2013 Toán KIỂM TRA ĐỊNH KÌ Chính tả Nghe - viết: RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO A. Mục tiêu: - Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài “Rước đèn ông sao“. - Làm đúng bài tập 2a/b. B. Đồ dùng dạy học: - Ba tờ phiếu viết nội dung BT2a. C. Hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy Hoạt động học I. Kiểm tra bài cũ: - Yc 2HS viết ở bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ HS thường hay viết sai. - Nhận xét đánh giá chung. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn nghe viết : * Hướng dẫn chuẩn bị: - Đọc đoạn chính tả 1 lần: - Yêu cầu hai học sinh đọc lại bài, cả lớp đọc thầm. + Đoạn văn tả gì ? + Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa? - Yêu cầu HS luyện viết từ khó vào bảng con. * Đọc cho học sinh viết bài vào vở. * Chấm, chữa bài. 3. Hướng dẫn làm bài tập Bài 2a /b : - Nêu yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập 2a. - Yêu cầu lớp làm bài cá nhân. - Dán 3 tờ giấy lớn lên bảng. - Yêu cầu 3 nhóm lên thi tiếp sức. Đại diện mỗi nhóm đọc kết quả. - Nhận xét chốt lại lời giải đúng. - Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện vào VBT. III. Củng cố - dặn dò: - Hai em lên bảng viết các từ : dập dềnh, giặt giũ, cao lênh khênh, bện dây, bến tàu, bập bênh … - Lớp lắng nghe giới thiệu bài. - Lớp lắng nghe giáo viên đọc. - 2 học sinh đọc lại bài. - Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài. + Mâm cỗ đón tết trung thu của Tâm. + Viết hoa các chữ đầu tên bài, đầu đoạn, đầu câu và tên Tết Trung thu, Tâm. - Cả lớp viết từ khó vào bảng con: bập bùng trống ếch, mâm cỗ, ... - Cả lớp nghe và viết bài vào vở. - Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì. - Hai em đọc lại yêu cầu bài tập. - Cả lớp thực hiện tự làm bài. - 3 nhóm lên bảng thi làm bài. - Lớp nhận xét bài bạn và bình chọn nhóm làm nhanh và làm đúng nhất. - Cả lớp làm vào VBT theo lời giải đúng: + r : rổ, rá, rựa, rương, rùa,.. + d : dao, dây, dê, dế, diễn, dư,… + gi : giường, giáp, giày, gì, giáng,… SINH HOẠT LỚP TUẦN 26 A. Mục tiêu: - Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần 26 từ đó có hướng khắc phục. - GD HS tinh thần phê bình và tự phê bình. - Xây dựng kế hoạch tuần 27 B. Lên lớp: 1. Lớp sinh hoạt văn nghệ. 2. Nội dung sinh hoạt: Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt + Các tổ trưởng báo cáo hoạt động trong tuần của tổ. + Lớp phó học tập báo cáo hoạt động học tập của lớp. 3. Đánh giá các hoạt động trong tuần: a. Lớp trưởng nhận xét tình hình của lớp và điều khiển lớp sinh hoạt. b. GV đánh giá chung: - Ưu điểm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... - Khuyết diểm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 4. Kế hoạch tuần tới: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Nhận xét của BGH ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctuan 26.doc
Giáo án liên quan