Giáo án Lớp 3 Tuần 15

-Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật

-Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

-Đọc trôi chảy được toàn bài và phân biệt được lời kể chuyện và lời của nhân vật.

-Hiểu nghĩa câu chuyện: hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải. (trả lời được các câu hỏi 1, 2,3,4)

 *Kể chuyện:Biết sắp xếp các tranh minh hoạ theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh họa. ( HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.)

KNS: -Tự nhận thức bản thân

 -Xác định giá trị

 -Lắng nghe tích cực

 

doc25 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3147 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 15, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kết nối .* Hoạt động 1 : HD viết chính tả a) Hướng dẫn HS chuẩn bị - GV đọc đoạn văn 1 lượt. b) Hướng dẫn cách trình bày - Đoạn văn có mấy câu ? - Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa ? c) Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu HS đọc và viết lại các từ vừa tìm được. d) Viết chính tả 4, Thực hành * Hoạt động 2 : HD làm BT chính Bài 2: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài 3b: a) - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi 1 nhóm đọc các từ mình vừa tìm được. GV ghi nhanh lên bảng. - Gọi các nhóm khác bổ sung. - Nhận xét, chốt lại các từ vừa tìm được. IV, Áp dụng - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. - Dặn HS về nhà học thuộc các từ vừa tìm được. - Theo dõi GV đọc và 2 HS đọc lại. - Đoạn văn có 3 câu. - Những chữ đầu câu : Gian, Đó, Xung - HS nêu :gian, thần làng, giỏ, chiêng, trống, truyền,... - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - 3 HS lên bảng. HS dưới lớp làm vào vở nháp. - Đọc lại lời giải và làm bài vào vở : khung cửi, gửi thư; mát rượi ,sưởi ấm cưỡi ngựa, tưới cây. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - HS tự làm trong nhóm. - 1 HS đọc lời giải và làm bài vào vở. + bật : bật lửa, bật đèn, bật điện, nổi bật,.+ bậc : cấp bậc, bậc thang, bậc cửa... + nhất: thứ nhất, đẹp nhất, thống nhất, ...+ nhấc : nhấc bổng, nhấc lên, nhấc ************************************************ Tiết 3: Tập làm văn Tiết 15: NGHE - KỂ: GIẤU CÀY. GIỚI THIỆU TỔ EM I, Mục tiêu: -Nghe và kể lại được câu chuyện Giấu cày.(BT1) -Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu) giới thiệu về tổ của mình (BT2) II, Chuẩn bị: -Viết sẵn nội dung các bài tập trên bảng lớp, bảng phụ. III, Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1, Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu kể lại câu chuyện Tôi cũng như bác và giới thiệu về tổ của em. 2, Khám phá: * Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng. 3, Kết nối * Hoạt động 1 : HD kể chuyện - GV kể truyện 2 lần. - Hỏi : Khi được gọi về ăn cơm bác nông dân nói thế nào ? - Vì sao bác bị vợ trách ? - Khi bác mất cày, bác làm gì ? - Vì sao câu chuyện đáng cười ? - Yêu cầu 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp. - Yêu cầu HS thực hành kể truyện theo cặp. - Gọi một số HS kể lại câu chuyện trước lớp. - Nhận xét và cho điểm HS. * Hoạt động 2 : Viết đoạn văn kể về tổ em - Gọi 1 đến 2 HS đọc lại gợi ý của giờ tập làm văn tuần 14.- Gọi 1 HS kể mẫu về tổ của em.- Yêu cầu HS dựa vào gợi ý và phần kể đã trình bày ở tiết trước và viết đoạn văn vào vở. - Gọi 5 HS đọc bài trước lớp, sau đó nhận xét và cho điểm từng HS. - Thu để chấm các bài còn lại của lớp. IV, Áp dụng - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà kể câu chuyện Giấu cày cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. - Nghe GV kể chuyện. - Bác nông dân nói to : "Để tôi giấu cái cày vào bụi đã." - Vợ bác trách vì bác đã giấu cày mà lại la to như thế thì kẻ gian biết lấy mất. - Bác chạy về nhà thì thào vào tai vợ : "Nó lấy mất cày rồi." - Vì bác nông dân ngốc nghếch, ...khi mất cày đáng lẽ phải hô to cho mọi người biết mà tìm giúp thì bác lại chạy về nhà thì thào vào tai vợ. - 1 HS khá kể, cả lớp theo dõi và nhận xét phần kể chuyện của bạn. - 2 HS ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe. - 3 đến 5 HS thực hành kể truyện trước lớp. - 2 HS đọc trước lớp. - 1 HS kể mẫu, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. - Viết bài theo yêu cầu. - 5 HS lần lượt trình bày bài viết, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. ******************************************* SINH HOẠT LỚP I . MỤC TIÊU : -Đánh giá lại tình hình hoạt động của tuần 14 . Thấy được những ưu điểm cần phát huy và khắc phục những nhược điểm còn tồn tại - Giáo dục cho HS có ý thức học tập tốt. Có ý thức phê bình và tự phê bình . II . TIẾN HÀNH SINH HOẠT : 1.Ổn định lớp 2 Tiến hành sinh hoạt : * Lớp trưởng lên điều hành giờ sinh hoạt * Các tổ trưởng nhận xét đánh gía của từng cá nhân trong tổ * Nhận xét các hoạt động lớp trong tuần qua về các mặt: Nề nếp, học tập, lao động, vệ sinh. * Lớp phó học tập nhận xét đánh giá về những mặt tốt trong học tập tuyên dương Nhắc nhở những bạn chưa làm tốt * Ý kiến phát biểu của các bạn trong lớp * Cuối cùng lớp trưởng tổng kết và tuyên dương những cá nhân tổ 3. Giáo viên : Ưu điểm - Nề nếp: Nhìn chung lớp tương đối ổn định, ra vào lớp nhanh. - Học tập: Có đầy đủ dụng cụ học tập, trong giờ học sôi nổi, có ý thức tự giác. - Vệ sinh trường, lớp : đa số có ý thức tốt, đến sớm làm công tác trực tuần, trực lớp Thi đọc diễn cảm. Những nhược điểm cần khắc phục: - Đồ dùng học tập (sách, vở,...) còn thiếu. Một số em cần cố gắng rèn chữ viết đẹp hơn -Trong giờ học nhiều bạn còn nói chuyện riêng như bạn : Hà, Chung ,Bảo 4. Phương hướng tuần tới: -Phát động phong trào học tập tốt chào mừng ngày 22 /12 -Duy trì sĩ số chuyên cần. -Học tốt chương trình dự bị đội viên; Làm quen với nghi thức đội. -Xây dựng nề nếp tự quản tốt. - Làm tốt phong trào nói lời hay làm việc tốt - Vệ sinh trực tuần ,trực lớp sạch sẽ. - Tích cực chăm sóc công trình măng non. -Trang trí lớp học, Cùng giúp bạn trong học tập. -Rèn đọc ,viết cho HS yếu. Ngày soạn: 1 8 /11/2011 Ngày giảng: Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2011 ĐẠO ĐỨC QUAN TÂM GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG (TT) I. Mục tiêu: - Nêu được một số viẹc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. - Biết quan tâm, giúp đỡ hành xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng. II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học * Hoạt động 1: - Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được về chủ đề bài học. - Mục tiêu:Nâng cao nhận thức, thái độ cho HS về tình làng, nghĩa xóm. - Cách tiến hành: + GV tổng kết, khen những cá nhân đã sưu tầm được nhiều tư liệu và trình bày tốt. * Hoạt động 2: Đánh giá hành vi - Mục tiêu: HS biết đánh giá những hành vi, việc làm đối với hàng xóm, láng giềng. - Cách tiến hành: + Gv nêu Y/c * Kết luận: - Các việc a, d, e, g là những việc làm tốt. - Các việc b, c, đ là không nên làm * Hoạt động 3: Xử lí tình huống và đóng vai - Mục tiêu: HS có kĩ năng ra quyết định và ứng xử đúng với hàng xóm láng giềng trong một số tình huống phổ biến - GV chia nhóm và giao việc cho các nhóm mỗi nhóm xử lí một tình huống rồi đóng vai + HS trưng bày các tranh ảnh, bài thơ, ca dao, tục ngữ đã sưu tầm được. +Từng cá nhân lên trình bày trước lớp. + Sau mỗi phần trình bày cả lớp chất vấn bổ sung. + HS thảo luận nhóm + Đại diện các nhóm trình bày. + HS cả lớp trao đổi nhận xét +HS tự liên hệ theo các việc làm trên. - Các nhóm thảo luận, xử lí tình huống rồi lên đóng vai. - Cả lớp thảo luận về cách ứng xử trong từng tình huống. * GV kết luận - Tình huống 1: Em đi gọi người nhà giúp bác Hai - Tình huống 2: Em nên trông hộ nhà bác Nam - Tình huống 3: Em nhắc bạn yên lặng để khỏi ảnh hưởng đến người ốm. - Tình huống 4: Em cầm giúp thư khi bác Hải về sẽ đưa lại * Củng cố - dặn dò: - Nhắc HS thực hành quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng. - Chuẩn bị bài sau: Biết ơn thương binh, liệt sĩ. ****************************************** TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CÁC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN LIÊN LẠC I.Mục tiêu: : - Kể tên một số hoạt động thông tin liên lạc: bưu điện, đài phát thanh, đài truyền hình. - Nêu ích lợi của một số hoạt động thông tin liên lạc đối với đời sống II.Chuẩn bị: - Một số bì thư - Điện thọai đồ chơi (cố định, di động). III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy 1. Kiểm tra bài cũ: - HS kể một số tên cơ quan hành chính , văn hoá của tỉnh nơi mình đang sống 2.Bài mới: * Hoạt động 1: Thảo luận nhóm + Mục tiêu: - Kể được một số hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện tỉnh. - Nêu được lợi ích của hoạt động bưu điện trong đời sống + Cách tiến hành: Hoạt động học Bước 1: Thảo luận nhóm 4 theo gợi ý sau: - Bạn đã đến bưu điện tỉnh chưa ? Hãy kể về những hoạt động diễn ra ở bưu điện tỉnh. - Nêu lợi ích của hoạt động bưu điện. Nếu không có hoạt động bưu điện thì chúng ta có nhận được những thư tín, những bưu phẩm từ nơi xa gửi về hoặc có gọi điện thoại được không ? Bước 2: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhóm trước lớp, các nhóm khác bổ sung. + Kết luận: Bưu điện tỉnh giúp chúng ta chuyển phát tin tức, thư tín, bưu phẩm giữa các địa phương trong nước và giữa trong nướa với nước ngoài. * Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm + Mục tiêu: Biết được lợi ích của các hoạt động phát thanh, truyền hình. + Cách tiến hành: Bước 1: Thảo luận nhóm 6 GV chia HS thành nhóm 6 em thảo luận theo gợi ý sau: Nêu nhiệm vụ và lợi ích của các hoạt động phát thanh, truyền hình. Bước 2: Trình bày kết quả thảo luận GV nhận xét và kết luận. + Kết luận: Đài phát thanh, truyền hình là những cơ sở phát tin tức trong nước và ngoài nước. Giúp chúng ta biết được những thông tin về văn hóa, giáo dục, kinh tế,… * Hoạt động 3: Chơi trò chơi Cách 1: Chơi trò chơi Chuyển thư + Mục tiêu: Tập cho HS có phản ứng nhanh. + Cách tiến hành: Cho HS ngồi thành vòng tròn, mỗi HS một ghế Trưởng trò hô: Cả lớp chuẩn bị chuyển thư. + Có thư “chuyển thường”. Mỗi HS đứng lên dịch chuyển 1 ghế. + Có thư “chuyển nhanh”. Mỗi HS đứng lên dịch chuyển 2 ghế. + Có thư “hoả tốc”. Mỗi HS đứng lên dịch chuyển 3 ghế. Khi dịch chuyển như vậy, người trưởng trò quan sát và ngồi vào 1 ghế trống, ai di chuyển không kịp sẽ không có chỗ ngồi và không được tiếp tục chơi. Khi đó người trưởng trò lấy bớt ra 1 ghế rồi tiếp tục tổ chức trò chơi. 3. Củng cố- dặn dò: - Cho HS nhắc lại ích lợi của các hoạt động thông tin liên lạc . Chuẩn bị bài sau: Hoạt động nông nghiệp - Nhận xét tiết học, tuyên dương những em học tốt HS thảo luận theo nhóm 4 - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhóm trước lớp. - các nhóm khác bổ sung. - HS thảo luận nhóm - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Cả lớp cùng tham gia Học sinh nhắc lại. Lắng nghe và thực hiện. **********************************

File đính kèm:

  • docGA lop 3.doc
Giáo án liên quan