Giáo án Lớp 3 Tuần 1 Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1

A - Tập đọc

1. Đọc thành tiếng

q Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: bình tĩnh, sứ giả, hạ lệnh, gửi

q Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

q Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết phân biệt lời của người kể và lời của nhân vật.

2. Đọc - hiểu

q Đọc thầm nhanh hơn lớp 2

q Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: bình tĩnh, kinh đô, om sòm, sứ giả, trọng thưởng.

q Hiểu nội dung câu truyện : câu truyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của một cậu bé.

 

doc21 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 1 Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ù được gợi ra đẹp hơn, xinh hơn so với cách nói thông thường: Đôi bàn tay em bé rất đẹp. + Làm bài tập 3 - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Trong những hình ảnh so sánh ở bài tập 2, em thích hình ảnh nào? Vì sao? 3. Hoạt động 2: CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Yêu cầu HS ôn lại về từ chỉ sự vật và các hình ảnh so sánh vừa học. - 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm: Tìm các từ chỉ sự vật trong khổ thơ sau. - Làm bài theo yêu cầu của GV. Lời giải đúng: Tay em đánh răng Răng trắng hoa nhài. Tay em chải tóc Tóc ngời ánh mai. - Từng HS theo dõi chữa bài của GV, kiểm tra bài của bạn bên cạnh. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi trong SGK. - 2 HS đọc: Hai bàn tay em / Như hoa đầu cành - HS xung phong phát biểu: Đó là: Hai bàn tay em và hoa đầu cành. - Hai bàn tay em được so sánh với hoa đầu cành : - Vì hai bàn tay em bé thật nhỏ xinh, đẹp như những bông hoa đầu cành. - Làm bài. Lời giải đúng: a) Mặt biển được so sánh với tấm thảm khổng lồ. b) Cánh diều được so sánh với dấu á. c) Dấu hỏi được so sánh với vành tai nhỏ. - Mặt biển và tấm thảm khổng lồ đều rộng và phẳng. Màu ngọc thạch là màu xanh gần như nước biển. Vì thế mới so sánh mặt biển sáng như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. - Cánh diều và dấu á có cùng hình dáng, hai đầu đều cong cong lên. - 2, 3 HS cùng lên bảng vẻ to dấu á. - Vành tai giống với dấu hỏi. - Kiểm tra bài của bạn. - Trả lời: Câu thơ “Hai bàn tay em. Như hoa đầu cành” hay hơn vì hai bàn tay em bé được nói đến không chỉ đẹp mà còn đẹp như hoa. - Động viên HS phát biểu ý kiến. - HS tự do phát biểu ý kiến theo suy nghĩ riêng của từng em. Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tuần : 1 Thứ sáu, ngày 08 tháng 09 năm 2006 TẬP VIẾT (1 tiết) Ôn chữ hoa : a I. MỤC TIÊU Viết đúng, đẹp chữ viết hoa A, V, D. Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Vừ A Dính và câu ứng dụng: Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từ, cụm từ. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Mẫu chữ hoa A, V, D viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp. Vở Tập viết 3, tập một. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. MỞ ĐẦU - Giờ tập viết ở lớp 3 các em sẽ tiếp tục tập viết chữ viết hoa và viết từ, câu có chứa chữ hoa ấy. - Yêu cầu HS kiểm tra đồ dùng học tập của nhau. - Muốn viết đẹp các em phải thật cẩn thận và kiên nhẫn. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - Trong tiết tập viết hôm nay các em sẽ ôn lại cách viết chữ viết hoa A trong tên riêng và trong câu ứng dụng. 2.2.Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ viết hoa Mục tiêu: HS nắm được cách viết và viết được chữ A, V, D đúng mẫu. Cách tiến hành: a) Quan sát trên quy trình viết chữ A, V, D hoa - Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào? - Treo bảng viết chữ cái viết hoa và gọi HS nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2. - Viết mẫu cho HS quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết. b) Viết bảng - Yêu cầu HS viết vào bảng con. GV đi chỉnh sửa lỗi cho từng HS. 2.3. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ ứng dụng Mục tiêu: Hs hiểu được ý nghĩa từ ứng dụng và viết đúng theo mẫu. Cách tiến hành: a) Giới thiệu từ ứng dụng - Gọi HS đọc từ ứng dụng. - Vừ A Dính là tên của một thiếu niên người dân tộc H’Mông, người đã anh dũng hi sinh trong kháng chiến chống thực dân Pháp để bảo vệ cán bộ cách mạng. b) Quan sát và nhận xét - Từ ứng dụng bao gồm mấy chữ? Là những chữ nào? - Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào? - Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào? c) Viết bảng - Yêu cầu HS viết từ ứng dụng: Vừ A Dính vào bảng. GV đi sửa lỗi cho HS. 2..4.Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng Mục tiêu: HS hiểu được câu và viết đúng theo mẫu. Cách tiến hành: a) Giới thiệu câu ứng dụng - Gọi HS đọc câu ứng dụng - Giải thích: Câu tục ngữ này muốn nói anh em thân thiết, gắn bó như tay chân nên lúc nào cũng yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. b) Quan sát và nhận xét - Câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào? c) Viết bảng - Yêu cầu HS viết Anh, Rách vào bảng con. - Sửa lỗi cho từng HS. 2.5. Hướng dẫn viết vào vở Tập viết - GV cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở Tập viết 3, tập một, sau đó yêu cầu HS viết bài. - Theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS. - Thu và chấm 5 đến 7 bài. 3. Hoạt động 4: CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. - Dặn HS về nhà làm thành bài viết trong vở Tập viết 3, tập một, học thuộc câu ứng dụng và chuẩn bị bài Ôn chữ hoa: Ă, Â. - 2 HS ngồi cùng bàn kiểm tra chéo cho nhau. - Có các chữ hoa: A, V, D, R. - Quan sát chữ mẫu: 3 HS nhắc lại quy trình viết chữ viết hoa A, V, D. - Theo dõi quan sát. - 3 HS lên bảng lớp viết , HS dưới lớp viết vào bảng con. - 3 HS đọc: Vừ A Dính - Lắng nghe. - Cụm từ có 3 chữ: Vừ, A, Dính. - Chữ hoa: V, A, D và chữ h cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li. - Bằng khoảng cách viết một chữ o - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con. - 3 HS đọc: Anh em như thể chân tay Rách lành, đùm bọc dở hay đỡ đần - Lắng nghe. - Các chữ A, h, y, R, l, d, đ cao 2 li rưỡi, chữ t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li. - HS viết bảng. - HS viết. + 2 dòng chữ A, cỡ nhỏ + 2 dòng chữ V và D, cỡ nhỏ. + 1 dòng từ ứng dụng Vừ A Dính cỡ nhỏ. + 1 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ. Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tuần : 1 Thứ Sáu, ngày 08 tháng 09 năm 2006. TẬP LÀM VĂN Nói về đội TNTP Điền vào giấy tờ in sẵn I. MỤC TIÊU Nói được những hiểu biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Điền đúng nội dung cần thiết vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Bảng phụ ghi sẵn mẫu đơn như bài tập 2 (hoặc mẫu đơn in sẵn đến từng HS). Đồ dùng phục vụ trò chơi Hái hoa dân chủ. HS lớp tìm hiểu về Đội theo các câu hỏi cho trước của GV. Ngoài các câu hỏi như bài tập 1, GV có thể hỏi thêm: Hãy nêu những lần đổi tên của Đội. Hãy tả lại huy hiệu của Đội. Hãy tả lại khăn quàng của đội viên. Bài hát của Đội do ai sáng tác? Kể tên một số phong trào của Đội… III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. GIỚI THIỆU - Trong giờ tập làm văn hôm nay, các em sẽ cùng nhau nói những điều mình biết vê Đội TNTP Hồ Chí Minh, sau đó chúng ta sẽ làm bài tập điền nội dung cần thiết vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách. 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI Hoạt động 1: Luyện tập kỹ năng nĩi và viết cho HS Mục tiêu: Như mục tiêu của bài học. Cách tiến hành: Bài 1 - Tổ chức trò chơi Hái hoa dân chủ. - GV viết các câu hỏi (theo mục II) vào các bông hoa giấy, sau đó gài lên một cây cảnh. - Giới thiệu tên trò chơi Hái hoa dân chủ, Mục đích trò chơi giúp HS tìm hiểu về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, một tổ chức tốt nhất để rèn luyện thiếu niên thành những người có ích cho đất nước. - GV hoặc Tổng phụ trách Đội, hoặc phụ trách Sao Nhi đồng đưa ra câu trả lời đúng sau mỗi lần có HS trả lời. - Sau khi HS hái hết các bông hoa câu hỏi, GV gọi 1 đến 2 HS nói lại những hiểu biết của mình về Đội theo trình tự 3 câu hỏi của bài tập 1. + Đáp án câu hỏi: (xem sách hướng dẫn) HỌC SINH nghe giới thiệu, sau đó xung phong lên hái hoa và trả lời câu hỏi. Các HỌC SINH khác nghe và bổ sung câu trả lời của bạn, nếu cần. Cả lớp lắng nghe. 1 đến 2 HỌC SINH nói trước lớp, cả lớp theo dõi để nhận xét và bổ sung (nếu cần). Bài 2 - Gọi HS nêu yêu cầu bài 2 - GV: Ở lớp 2, các em đãhọc bài tập đọc Đơn xin cấp thẻ đọc sách, trong bài tập này, dựa vào mẫu đơn cho sẵn, em hãy suy nghĩ và điền các nội dung thích hợp vào đơn. - Chữa bài. - Giúp HS nêu được cấu trúc của lá đơn. - 1 đến 2 HS nêu: Chép lại mẫu đơn dưới đây vào vở và điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống. - HS suy nghĩ và tự làm bài vào vở bài tập, 1 HS lên bảng làm bài. - 2 đến 3 HS đọc đơn của mình. + Phần đầu của đơn, từ Cộng hoà đến Kính gửi, gồm những nội dung gì? + Phần thứ hai của đơn, từ Em tên là đến Em xin trân trọng cảm ơn, gồm những nội dung gì? + Phần cuối đơn gồm những nội dung gì? - Yêu cầu những HS sửa lại nội dung điền sai theo mẫu đơn. 3. Hoạt động 2: CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Yêu cầu HS tìm hiểu thêm về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, nhớ và viết lại được đơn xin cấp thẻ đọc sách theo mẫu trên. - Tổng kết giờ học, tuyên dương những HS hăng hái tham gia xây dựng bài (giới thiệu cho cả lớp xem 1, 2 lá đơn viết đẹp), nhắc nhở HS cả lớp cùng cố gắng trong học tập. - Phần đầu của đơn gồm: + Tên nước ta (Quốc hiệu) và tiêu ngữ. + Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn. + Tên đơn. + Địa chỉ nhận đơn. - Phần thứ hai gồm: + Họ tên, ngày sinh, địa chỉ, trường, lớp của người viết đơn. + Nguyện vọng và lời hứa của người viết đơn. - Người viết đơn kí tên và ghi rõ họ tên. Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tổ trưởng Ban giám hiệu

File đính kèm:

  • doctuan 1(3).doc
Giáo án liên quan