Giáo án lớp 2A Tuần 30 Năm học 2012- 2013

- Đọc rõ ràng toàn bài; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện; ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ.

 - Hiểu nội dung : Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Thiếu nhi phải thật thà, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. (trả lời được các câu hỏi 1,3,4,5)

 - HS(K,G) trả lời được câu hỏi 2.

 

doc32 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1032 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 2A Tuần 30 Năm học 2012- 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giúp đỡ người khuyết tật (tiết 2) GV đưa ra 2 tình huống, HS giải quyết tình huống đó. GV nhận xét 3. Bài mới : a. Giới thiệu : Bảo vệ loài vật có ích. v Hoạt động 1: Phân tích tình huống. Yêu cầu HS suy nghĩ và nêu tất cả các cách mà bạn Trung trong tình huống sau có thể làm: + Trên đường đi học Trung gặp 1 đám bạn cùng trường đang túm tụm quanh 1 chúng gà con lạc mẹ. Bạn thì lấy que chọc vào mình gà, bạn thì thò tay kéo 2 cánh gà lên đưa đi đưa lại và bảo là đang tập cho gà biết bay… -Trong các cách trên cách nào là tốt nhất? Vì sao? Kết luận: Đối với các loài vật có ích, các em nên yêu thương và bảo vệ chúng, không nên trêu chọc hoặc đánh đập chúng. v Hoạt động 2: Kể tên và nêu lợi ích của 1 số loài vật Yêu cầu HS giới thiệu với cả lớp về con vật mà em đã chọn bằng cách cho cảlớp xem tranh hoặc ảnh về con vật đó, giới thiệu tên, nơi sinh sống, lợi ích của con vật đối với chúng ta và cách bảo vệ chúng. v Hoạt động 3: Nhận xét hành vi. Yêu cầu HS sử dụng tấm bìa vẽ khuôn mặt mếu (sai) và khuôn mặt cười (đúng) để nhận xét hành vi của các bạn HS trong mỗi tình huống sau: + Tình huống 1: Dương rất thích đá cầu làm từ lông gà, mỗi lần nhìn thấy chú gà trống nào có chiếc lông đuôi dài, óng và đẹp là Dương lại tìm cách bắt và nhổ chiếc lông đó. + Tình huống 2: Nhà Hằng nuôi 1 con mèo, Hằng rất yêu quý nó. Bữa nào Hằng cũng lấy cho mèo 1 bát cơm thật ngon để nó ăn. + Tình huống 3: Nhà Hữu nuôi 1 con mèo và 1 con chó nhưng chúng thường hay đánh nhau. Mỗi lần như thế để bảo vệ con mèo nhỏ bé, yếu đuối Hữu lại đánh cho con chó 1 trận nên thân. + Tình huống 4: Tâm và Thắng rất thích ra vườn thú chơi vì ở đây 2 cậu được vui chơi thoả mái. Hôm trước, khi chơi ở vườn thú 2 cậu đã dùng que trêu chọc bầy khỉ trong chuồng làm chúng sợ hãi kêu náo loạn. 4. Củng cố – dặn dò : Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Tiết 2. Hát HS trả lời. Bạn nhận xét. -Nghe và làm việc cá nhân. Bạn Trung có thể có các cách ứng xử sau: + Mặc các bạn không quan tâm. + Đứng xem, hùa theo trò nghịch của các bạn. + Khuyên các bạn đừng trêu chú gà con nữa mà thả chú về với gà mẹ. -Cách thứ 3 là tốt nhất vì nếu Trung làm theo 2 cách đầu thì chú gà con sẽ chết. Chỉ có cách thứ 3 mới cứu được gà con. -1 số HS trình bày trước lớp. Sau mỗi lần có HS trình bày cả lớp đóng góp thêm những hiểu biết khác về con vật đó. -Nghe GV nêu tình huống và nhận xét bằng cách giơ tấm bìa, sau đó giải thích vì sao lại đồng ý hoặc không đồng ý với hành động của bạn HS trong tình huống đó. + Hành động của Dương là sai vì Dương làm như thế sẽ làm gà bị đau và sợ hãi. + Hằng đã làm đúng, đối với vật nuôi trong nhà chúng ta cần chăm sóc và yêu thương chúng. + Hữu bảo vệ mèo là đúng nhưng bảo vệ bằng cách đánh chó lại là sai. + Tâm và Thắng làm thế là sai. Chúng ta không nên trêu chọc các con vật mà phải yêu thương chúng. Tự nhiên và xã hội Tiết 30: Nhận biết cây cối và các con vật I. Mục tiêu : - Nêu được tên một số cây, con vật sống trên cạn, dưới nước. - Có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật. - HS(K,G) nêu được số điểm khác nhau giữa cây cối và con vật. II. Chuẩn bị : GV: Tranh ảnh minh họa trong SGK. Các tranh, ảnh về cây con do HS sưu tầm được. Giấy, hồ dán, băng dính. HS: SGK. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định : -GV giới thiệu: Các emđã biết rất nhiều về các loại cây, các loại con và nơi ở của chúng. Hôm nay cô cùng các em sẽ củng cố lại các kiến thức ấy qua bài học: Nhận biết cây cối và các con vật. -HS lắng nghe. 1, 2 HS nhắc lại tên bài. 3. Bài mới : a. Giới thiệu : Nhận biết cây cối và các con vật. v Hoạt động 1: Nhận biết cây cối trong tranh vẽ * Bước 1: Hoạt động nhóm. -GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để nhận biết cây cối trong tranh vẽ theo trình tự sau: Tên gọi. Nơi sống. Ích lợi. * Bước 2: Hoạt động cả lớp. -Yêu cầu: Đại diện của nhóm hoàn thành sớm nhất lên trình bày kết quả. Kết luận: Cây cối có thể sống ở mọi nơi: trên cạn, dưới nước và hút chất bổ dưỡng trong không khí. * Bước 3: Hoạt động cả lớp. -Hỏi: Hãy quan sát các hình minh họa và cho biết: Với cây có rễ hút chất dinh dưỡng trong không khí thì rễ nằm ngoài không khí. Vậy với cây sống trên cạn, rễ nằm ở đâu? -Rễ cây sống dưới nước nằm ở đâu? v Hoạt động 2: Nhận biết các con vật trong tranh vẽ * Bước 1: Hoạt động nhóm -Yêu cầu: Quan sát các tranh vẽ, thảo luận để nhận biết các con vật theo trình tự sau: Tên gọi. Nơi sống. Ích lợi. * Bước 2: Hoạt động cả lớp. Yêu cầu nhóm làm nhanh nhất lên trình bày. Tiểu kết: Cũng như cây cối, các con vật cũng có thể sống ở mọi nơi: Dưới nước, trên cạn, trên không và loài sống cả trên cạn lẫn dưới nước. v Hoạt động 3: Sắp xếp tranh ảnh sưu tầm theo chủ đề * Bước 1: Hoạt động nhóm. -GV phát cho các nhóm phiếu thảo luận Yêu cầu: Quan sát tranh trong SGK và hoàn thành nội dung vào bảng. * Bước 2: Hoạt động cả lớp. Yêu cầu: Gọi lần lượt từng nhóm trình bày. v Hoạt động 4: Bảo vệ các loài cây, con vật Hỏi: Em nào cho cô biết, trong số các loài cây, loài vật mà chúng ta đã nêu tên, loài nào đang có nguy cơ bị tuyệt chủng? (Giải thích: Tuyệt chủng) Yêu cầu: Thảo luận cặp đôi về các vấn đề sau: Kể tên các hành động không nên làm để bảo vệ cây và các con vật. Kể tên các hành động nên làm để bảo vệ cây và các con vật. Yêu cầu: HS trình bày. 4. Củng cố – dặn dò : Yêu cầu HS nhắc lại những nơi cây cối và loài vật có thể sống. Yêu cầu HS về nhà dán các tranh đã sưu tầm được theo chủ đề và tìm hiểu thêm về chúng. Chuẩn bị: Mặt Trời. Nhận xét tiết học Hát HS thảo luận. -Đại diện nhóm hoàn thành sớm nhất lên trình bày. Các nhóm khác chú ý lắng nghe, nhận xét và bổ sung. -Nằm trong đất (để hút chất bổ dưỡng trong đất). -Ngâm trong nước (hút chất bổ dưỡng trong nước). HS thảo luận. -1 nhóm trình bày. Các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung. HS nghe, ghi nhớ. HS nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm. Hình thức thảo luận: HS dán các bức vẽ mà các em sưu tầm được vào phiếu. Lần lượt các nhóm HS trình bày. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét. Cá nhân HS giơ tay trả lời. (1 – 2 HS) HS thảo luận cặp đôi. Cá nhân HS trình bày. Thủ công Tên bài dạy: LÀM VÒNG ĐEO TAY (TIẾT 2 ) I. Mục tiêu: -HS biết cách làm vòng đeo tay bằng giấy. -Làm được vòng đeo tay. -Thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm lao động của mình . II. Chuẩn bị: GV:-Mẫu vòng đeo tay bằng giấy. -Quy trình làm vòng đeo tay bằng giấy có hình vẽ minh họa cho từng bước . HS:-Giấy thủ công, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ . III. Các hoạt động dạy - học: GIÁO VIÊN HỌC SINH 1. ổn định : 2.Kiểm dụng cụ học tập 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài : Làm vòng đeo tay (t2) b. HS thực hành làm vòng đeo tay -HS nhắc lại quy trình làm vòng đeo tay bằng giấy thủ công: +Bước 1 :Cắt thành các nan giấy. +Bước 2 :Dán nối các nan giấy. +Bước 3 :Gấp các nan giấy. +Bước 4 :Hoàn chỉnh vòng đeo tay. -HS thực hành làm vòng đeo tay bằng giấy thủ công. GV nhắc HS cắt các nan giấy cho thẳng theo đường kẻ. -Trong khi HS thực hành, GV quan sát và giúp những em còn lúng túng . -Động viên các em làm vòng đeo tay nếp gấp phải sát, miết kĩ. Hai nan phải luôn thẳng để hình gấp vuông đều và đẹp. Khi dán hai đầu sợi dây để thành vòng tròn cần giữ chỗ dán lâu hơn cho hồ khô. -Cho HS trưng bày sản phẩm. -Đánh giá sản phẩm của HS . 4. Nhận xét- Dặn dò : -Nhận xét tiết học . -Dặn dò HS giờ sau mang giấy thủ công, giấy vở HS , giấy trắng, bút màu, thước kẻ, kéo ….. để học bài : “ Làm con bướm “. -Kiểm tra dụng cụ học tập của HS -HS nhắc lại quy trình trình làm vòng đeo tay bằng giấy thủ công: +Bước 1 :Cắt thành các nan giấy. +Bước 2 :Dán nối các nan giấy. +Bước 3 :Gấp các nan giấy. +Bước 4 :Hoàn chỉnh vòng đeo tay. -Học sinh thực hành theo nhóm . -HS trưng bày sản phẩm. -Bình chọn sản phẩm đẹp. Âm nhạc HỌC HÁT: BÀI BẮC KIM THANG (Dân ca Nam Bộ) I. MỤC TIÊU: - Đối với HS thuộc lời ca - Hát đúng giai điệu và tiết tấu - Biết là bài dân ca nam bộ II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN GV :- Hát chuẩn xác bài Bắc kim thang. GV,HS:- Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách,…). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức: nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại tên bài hát đã học ở tiết trước, cho HS ôn bài hát Chú ếch con để khởi động giọng. 3. Bài mới *Hoạt động 1: Dạy bài hát Bắc kim thang. - Giới thiệu bài hát: Bắc kim thang là một bài hát đồng dao trong kho tàng dân ca Nam Bộ, tính chất vui vẻ, hài hước. Trẻ em Nam Bộ thường hát kết hợp trò chơi khèo chân thật vui. - GV cho HS nghe băng hát mẫu, - Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu. Bài chia thành 6 câu hát. tiết tấu lời ca từ câu 1 đến câu 5 giống nhau, chỉ có tiết tấu câu 6 là khác. - Dạy hát: Dạy từng câu, lưu ý những tiếng có luyến ở nhịp thứ 7, 9 và 11 để tập cho HS hát đúng. - Dạy xong bài hát, cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu, tiết tấu bài hát. Nhắc HS hát rõ lời, đều giọng. *Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ. - GV hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo mẫu phách (Sử dụng song loan). Bắc kim thang cà lang bí rợ x x x x - Hướng dẫn HS hát và vỗ, gõ đệm theo phách. - GV hướng dẫn HS hát kết hợp một vài động tác phụ hoạ. Ví dụ động tác gánh dầu, động tác đánh trống, thổi kèn,… - GV nhận xét. 4. Củng cố – Dặn dò - GV củng cố bằng cách hỏi lại HS tên bài hát vừa học là dân ca miền nào? Cho cả lớp đúng lên hát và vỗ tay theo phách trước khi kết thúc tiết học. - GV nhận xét, dặn dò (thực hiện như các tiết trước). - Dặn HS về ôn lại bài hát vừa tập. - Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe. - Trả lời GV - Nghe băng mẫu (hoặc nghe GV hát mẫu). - HS tập đọc lời ca theo tiết tấu. - HS tập hát theo hướng dẫn của GV. Chú ý những chỗ GV nhắc để hát đúng tiết tấu và giai điệu bài hát. - HS hát:+ Đồng thanh.+ Dãy, nhóm.+ Cá nhân. - HS theo dõi và lắng nghe. - HS thực hiện hát kết hợp gõ đệm theo phách. - HS tập vài động tác vận động phụ hoạ theo bài hát. - HS trả lời - HS hát kết hợp vỗ đệm theo phách. - HS lắng nghe. - HS ghi nhớ.

File đính kèm:

  • docTuan 30 lop 2 Ngan.doc
Giáo án liên quan