Giáo án Lớp 2 Sáng Tuần 22 Năm 2012-2013

1. Chào cờ trong lớp

 - Lớp trưởng điều hành lớp chào cờ trong lớp

 2, GV sinh hoạt lớp

 *GV nhận xét lớp

 * Tổ trưởng báo cáo tình hình học tập của tổ mình

 a, Về học tập .

b, Về lao động - Vệ sinh. .

 

doc16 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 2 Sáng Tuần 22 Năm 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm nháp – HS đọc tên các loài chim - Lớp nhận xét, sửa chữa: ( 1: chào mào; 2: sẻ ; 3: cò ; 4: đại bàng; 5: vẹt; 6: sáo sậu; 7: cú mèo) Bài 2 (miệng) - HS đọc yêu cầu bài - GV giới thiệu tranh, ảnh các loài chim: quạ, cú, cắt, vẹt, khớu và giải thích: 5 cách ví von, so sánh trong bài đều dựa vào đặc điểm của 5 loài chim nêu trên. - HS thảo luận nhóm đôi , ghi ra nháp – 1 HS làm bảng phụ. - Lớp nxét ,bổ xung - GV chốt lời giải đúng và giải thíchcác thành ngữ : + Đen như quạ ( đen, xấu) + Hôi như cú ( rất hôi) + Nhanh như cắt ( rất nhanh nhẹn, lanh lợi ) + Nói nh vẹt ( chỉ lặp lại những điều người khác nói mà không hiểu) + Hót như khướu (nói nhiều với giọng tâng bốc , không thật thà) ? Các câu hỏi ở bài tập này có gì giống nhau? ( Đều có cụm từ để hỏi ở đâu?) - Vài HS đọc lại kết quả. Bài 3 ( viết) - HS đọc yêu cầu của bài. - HS làm bài vào vở - 1 HS làm bảng phụ - Lớp nhận xét bổ xung, sửa chữa. - HS đọc lại bài đã điền. ? Khi nào dùng dấu chấm? Khi nào dùng dấu phẩy? ( Khi viết hết câu dùng dấu chấm, để ngăn cách ý giữa các từ dùng dấu phẩy) 3. Củng cố - Dặn dò 4- 5’ - GV nxét tiết học - HS ghi bài . - Nhắc HS học thuộc các thành ngữ ở bài tập 2. * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ......................................................................................................................................................................................................................................................................... _________________________________ Tiết 3 Chính tả - nghe viết Cò và Cuốc I. Mục đích yêu cầu: - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn trong bài Cò và Cuốc. - Làm đúng các bài tập phân biệt r / gi / d; thanh hỏi/ thanh ngã. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2 III. Hoạt động dạy học: 1.KTBC: 2-3’ - HS viết bảng con: reo hò, gìn giữ, bánh dẻo. 2.Bài mới: a/Giới thiệu bài, ghi tên bài : 1-2' b/ HD HS nghe viết:10- 12’ * G Vđọc ND bài viết - HS đọc thầm ? Bài chính tả có 1 câu hỏi của Cuốc, 1 câu trả lời của Cò. Các câu nói của Cò và Cuốc được đặt sau những dấu câu nào ? ? Cuối các câu trả lời trên có dấu gì ? * Viết từ khó:GV lần lượt đưa ra, ghi bảng từ khó :lội ruộng, bụi rậm, lần ra, làm việc. - HS phân tích tiếng khó, đọc lại các từ khó - GV HD viết đúng chính tả - GV xóa bảng, đọc HS viết bảng con - Nhận xét chính tả * Luyện viết vở:13-15' - GV HD cách cầm bút, đặt vở, ngồi đúng, HD cách trình bày chung - GV đọc từng câu, cụm từ HS nghe viết bài vào vở - GV bao quát lớp , uốn nắn tư thế ngồi viết cho HS. * Chấm - chữa:5' - GV đọc thong thả ,rõ ràng nội dung bài viết - HS soát lỗi ,ghi tổng số lỗi và chữa lỗi - GV chấm 7-9 bài- Nxét bài viết HS c/ Bài tập:5-7' Bài 2 : ( vở ) - HS đọc yêu cầu bài - HS làm bài vào vở - 1 HS làm bảng phụ - GV chấm Đ, S - Lớp nhận xét bài bạn, sửa chữa. - ăn riêng, ở riêng, riêng lẻ, ... / tháng giêng, giêng hai, ... - con dơi, .../ rơi vãi, rơi rụng, ... - áo dạ, sáng dạ, bút dạ, ... / rơm rạ, ... 3. Củng cố - Dặn dò:1-2' - Nxét giờ học - Tuyên dương những em viết sạch đẹp. * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ......................................................................................................................................................................................................................................................................... ___________________________ Tiết 4 Thủ công Bài 12: Gấp, cắt, dán phong bì (tiết 2) I. Mục tiêu: - Gấp, cắt, dán được phong bì III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Giới thiệu bài 2. Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh 3. Học sinh thực hành gấp, cắt, dán phong bì - Học sinh nhắc lại quy trình gấp, cắt, dán phong bì Bước 1: Gấp phong bì Bước 2: Cắt phong bì Bước 3: Dán phong bì - Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành: Nhắc học sinh dán cho thẳng, miết phẳng, cân đối. - Đánh giá sản phẩm của học sinh 4. Nhận xét, dặn dò - Nhận xét về tinh thần học tập của học sinh - Dặn dò giờ sau mang giấy màu, kéo, hồ dán. __________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 1 tháng 2 năm 2013 Tiết 2 Toán Luyện tập I/. Mục tiêu: giúp HS. - Học thuộc bảng chia 2 và rèn kĩ năng vận dụng bảng chia 2. III.Hoạt động dạy học: 1.KTBC: - HS làm bảng con : 10 : 2 = 18 : 2 = 12 : 2 = - Đọc thuộc bảng chia 2 ( 3 - 4 ) em. 2.Bài tập: Bài 1: (SGK) - HS đọc yêu cầu bài và tự làm bài SGK – GV chấm Đ, S. - HS đọc kết quả: 1-2 dãy? Nêu cách nhẩm * Củng cố bảng chia 2. Bài 2 (SGK) - HS đọc yêu cầu bài - HS tự làm bài SGK - GV chấm Đ, S - HS đổi SGK kiểm tra kết quả cho nhau. - Lớp nhận xét bài bạn, đọc kết quả ( mỗi em 1 cột), sửa chữa. * Củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Bài 3: (Bảng con) –HS đọc thầm đề- Tự ghi phép tính giải vào bảng con và nhẩm miệng câu lời giải. - Nhận xét bài bạn ? – Nêu câu lời giải - Lớp nhận xét, sửa chữa. Bài 4 ( vở) - HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài. - HS làm bài vào vở- 1 HS làm bảng phụ – Lớp nhận xét, sửa chữa. ? Khi giải toán có lời văn em cần lưu ý gì ? Bài 5 : (miệng) - HS đọc yêu cầu bài và quan sát tranh SGK trả lời câu hỏi bài ? Hình nào có 1/ 2 số con chim đang bay ? Vì sao ? + Hình a: có 4 con chim đang bay và 4 con chim đậu . Vậy hình a có 1/ 2 số con chim đang bay. + Hình c: có 3 con chim đang bay và 3 con chim đậu . Vậy hình c có 1/2 số con chim đang bay. 3. Củng cố- Dặn dò: - HS thi đọc thuộc lòng bảng chia 2 (*) Dự kiến sai lầm: - HS thực hiện bài tập 4 nhiều em sẽ viết sai đơn vị. * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: .................................................................................................................................................................................................................................................................... ____________________________________________ Tiết 3 Tập làm văn Tuần 22: Đáp lời xin lỗi Tả ngắn về loài chim I. MĐYC : - Rèn kĩ năng nghe nói : Biết đáp lại lời xin lỗi trong giao tiếp thông thường. - Rèn kĩ năng viết :Biết sắp xếp các câu đã cho thành đoạn văn hợp lí. II. Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ bài tập 1 SGK. III. Hoạt động dạy học : 1. KTBC :3-5' - HS đọc văn ngắn tả 1 loài chim mà em thích ( 2 – 3 em )- Lớp nhận xét, bổ xung. 2. Dạy bài mới : a/ Giới thiệu bài 1-2' - GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học b/ HD làm bài :28-30' Bài 1: (miệng ) - HS đọc yêu cầu bài – Lớp quan sát tranh minh hoạ SGK , đọc lời các nhân vật ? Bức tranh trong bài cho biết nội dung gì ? - HS thảo luận nhóm đôi - Các nhóm trình bày: Nói lời xin lỗi và đáp lời xin lỗi - Lớp nhận xét ,bổ xung- GV khen những HS biết nói lời xin lỗi với thái độ chân thành; đáp lời xin lỗi lịch sự , nhẹ nhàng. ? Trong trường hợp nào cần nói lời xin lỗi ?( Khi sơ ý làm phiền lòng người khác) ? Nên đáp lại lời xin lỗi của người khác với thái độ nh thế nào ? ( với thái độ nhẹ nhàng, lịch sự) Bài 2 : ( miệng) - HS đọc yêu cầu bài và các tình huống cần đáp lại lời xin lỗi trong bài. - HS thảo luận nhóm đôi cách đáp lại lời xin lỗi trong từng trờng hợp. - Từng cặp HS thi đua : 1 em nói lời xin lỗi – 1 em đáp lời xin lỗi theo từng tình huống trong bài. - Lớp nhận xét, bổ xung. Bài 3 :(viết ) - HS đọc yêu cầu bài và bốn câu văn trong bài. - GV nói: bài gồm 4 câu a, b, c, d nếu được sắp xếp hợp lí, 4 câu này sẽ tạo thành 1 đoạn văn hoàn chỉnh. - HS đọc kĩ các câu và sắp xếp lại cho đúng thứ tự vào vở. - Nhiều HS đọc bài làm - Lớp nhận xét - GV chấm điểm một số bài làm của HS nhận xét và chốt lời giải đúng + Câu b: Câu mở đầu: Giới thiệu sự xuất hiện của chú chim gáy. + Câu a: Tả hình dáng: Những đốm cờm trắng trên cổ chú. + Câu d: Tả hoạt động: Nhẩn nha nhặt thóc rơi. + Câu c: Câu kết : Tiếng gáy của chú làm cánh đồng thêm yên ả, thanh bình. 3. Củng cố dặn dò :5 – 7’ - GV nxét giờ học, tuyên dương một số bài làm tốt, đọc một số đoạn văn hay cho cả lớp nghe. - Nhắc HS thực hành nói lời xin lỗi và đáp lời xin lỗi hợp tình huống, thể hiện thái độ chân thành, lịch sự khi giao tiếp. * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ...................................................................................................................................................................................................................................................................... ________________________________________ Tiết 4 Hoạt động tập thể Đi bộ qua đường an toàn I/. Mục tiêu: Giúp HS Vận dụng kiến thức đã học vào thực hành có kỹ năng thực hiện những hành vi đúng khi đi bộ trên đường. Giúp HS Tổng hợp báo cáo hoạt động tuần 22 và triển khai kế hoạch tuần 23 III. Bài học: Hoạt động 1: Tổng hợp thi đua tuần 22 và triển khai kế hoạch tuần 23 1. Tổng hợp thi đua tuần 22 - Các tổ trưởng báo cáo kết quả hoạt động tuần 22 - Lớp trưởng tập hợp báo cáo - Bình bầu thi đua xếp loại - GV chủ nhiệm NX tổng kết * Tồn tại: 1 số em ý thức học tập chưa tốt. 2. Kế hoạch tuần 23 Tiếp tục phát huy nề nếp học tập, nếp sống quân sự TDVS Phát động phát huy phong trào giúp nhau “Đôi bạn cùng tiến” trong học tập Giữ VSCN tốt, mặc đủ ấm khi đi học, chuẩn bị bài học chu đáo đồ dùng đầy đủ. Tạo điều kiện thuận lợi giúp H tự tin trong học tập. Tiếp tục theo dõi phát hiện kịp thời sửa chữa sai sót khi H mắc phải. Hoạt động 2:Thực hành theo nhóm. - G chia lớp thành 8 nhóm: - Nêu nội dung thảo luận: Em và mẹ cùng đi chợ. Trên đường về qua đoạn đường có nhiều vật cản trên vỉa hè. Em và mẹ cần đi chợ như thế nào để đảm bảo an toàn. - Khi đi học em cần đi như thế nào? - Muốn sang đường em phải đi như thế nào? Các nhóm thảo luận tìm hướng giải quyết Đại diện các nhóm lên trình bày – Nhận xét bổ sung cho đủ ý à Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu không thực hiện đúng những quy định khi đi bộ trên đường. Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò: HS luôn nhớ và chấp hành đúng những quy định khi đi bộ và qua đường. __________________________________________________________________

File đính kèm:

  • docSANG22.doc
Giáo án liên quan