Giáo án lớp 1B tuần 23

Luyện Tiếng Việt

LUYỆN ĐỌC OANH, OACH, OAT, OĂT

I. Mục tiêu

 Học sinh luyện đọc các tiếng, từ, câu chứa vần oanh, oach, oat, oăt

 Rèn kĩ năng tự tin, đọc to rõ ràng, lưu loát cho HS.

II. Đồ dùng dạy học:

 Bảng phụ

III. Hoạt động dạy - học

1. Giới thiệu bài: 2P

2. Các hoạt động:

Hoạt động 1: Luyện đọc (25p)

 - Yêu cầu học sinh đọc lại hai bài: oanh, oach, oat, oăt trong sách giáo khoa

- Giáo viên kết hợp chỉnh sửa phát âm cho học sinh

 - Học sinh luyện đọc theo nhóm trong SGK

 - GV viết lên bảng các từ ngữ, HS luyện đọc:

 Doanh trại, bản kế hoạch, chim oanh, khoanh tay, mới toanh, thu hoạch, xoành xoạch, loanh quanh, chỗ ngoặt, nhọn hoắt, loạt xoạt, thoăn thoắt .

 

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1128 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 1B tuần 23, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Dạy bài mới 1.Giới thiệu bài:1P GV giới thiệu trực tiếp vần uơ,uy 2.Dạy vần mới a.Dạy uơ, huơ vòi Giáo viên giới thiệu và ghi bảng vần : uơ - GVphát âm mẫu : uơ- HS phát âm ( lớp, tổ, cá nhân ) - HS so sánh vần uơ với vần uc - HS ghép vần : uơ – phân tích ( vần uơ có âm u đứng trước , âm ơ đứng sau) - GV phân tích lại và hướng dẫn HS đánh vần :u- ơ - uơ (lớp, tổ, cá nhân ) - HS ghép tiếng huơ– phân tích ( tiếng huơ có âm h đứng trước, vần uơ đứng sau) - GV phân tích lại – ghi bảng và hướng dẫn HS đánh vần : hờ - uơ - huơ (lớp, tổ, cá nhân ) - HS quan sát tranh và nhận xét (tranh vẽ con voi, con voi đang hươ vòi) GV nhận xét lại. GV giới thiệu từ khóa – ghi bảng huơ vòi. GV hướng dẫn HS đọc từ khóa theo lớp, tổ, cá nhân . Hướng dẫn HS đánh vần và đọc trơn : uơ - huơ- huơ vòi ( kết hợp phân tích vần và phân tích tiếng)anh Chúng ta vừa học xong vần gì ( vần uơ, vần uơ có trong tiếng huơ, tiếng huơ có trong từ huơ vòi ) b.Dạy uya, đêm khuya ( Dạy theo quy trình tương tự ) - HS so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa vần uơ và uya ( giống nhau : hai vần đều có bắt đầu là âm u , khác nhau : vần uơ có 2 âm , còn vần uya có 3 âm) - HS đọc kết hợp hai vần . Cá nhân, dãy, đồng thanh uơ uya huơ khuya huơ vòi đêm khuya Nghỉ giữa tiết c.Hướng dẫn viết bảng con - GV viết mẫu, vừa viết vừa hướng dẫn cách viết cấu tạo nét uơ, huơ vòi, uya , đêm khuya - HS viết vào bảng con - GV quan sát, uốn nắn HS viết đúng, đều, đẹp. d. Hướng dẫn đọc từ ngữ ứng dụng - GV ghi bảng : thuở xưa giấy pơ - luya huơ tay trăng khuya - 2 HS khá đọc bài - 4 HS tìm tiếng chứa vần vừa học – gạch chân - HS phân tích, đánh vần tiếng chứa vần vừa học. - GV đọc mẫu, giải thích từ ứng dụng: thuở xưa ; trăng khuya - Hướng dẫn HS đọc từ ứng dụng ( lớp, tổ, cá nhân ) - HS đọc toàn bài. Cá nhân, dãy, đồng thanh - HS thi tìm tiếng chứa vần uơ, uya *Củng cố tiết 1 Tiết 2 3. Luyện tập 30P a. Luyện đoc. - HS nhắc lại nội dung tiết 1. - HS luyện đọc bài ở bảng kết hợp đọc sgk theo nhóm, cá nhân, lớp - GV chỉnh sửa lỗi đọc cho HS. *Đọc câu ứng dụng - HS quan sát tranh minh họa và nhận xét về nội dung tranh . - GV nhận xét tranh, giới thiệu câu ứng dụng và ghi bảng : Nơi ấy ngôi sao khuya Soi vào trong giấc ngủ Ngọn đèn khuya bóng mẹ Sáng một vầng trên sân - 2 HS khá đọc câu ứng dụng - HS tìm tiếng chứa vần vừa học - gạch chân - phân tích tiếng chứa vần vừa học( khuya) - GV đọc mẫu câu ứng dụng, hướng dẫn cách đọc và luyện cho HS đọc, kết hợp theo dõi chỉnh sửa cho HS. - HS đọc (lớp, tổ, cá nhân ) kết hợp đọc toàn bài trên bảng và sau đó đọc sgk. b. Luyện viết ở vở Tập viết - HS viết vào vở tập viết uơ, huơ vòi, uya, đêm khuya, - GV quan sát hướng dẫn HS viết bài, nhắc tư thế ngồi viết đúng. Chú ý chỉnh sửa cho HS. - GV hướng dẫn HS cách trình bày bài trong vở. - HS viết bài - GV theo dõi . - GV nhận xét bài viết của HS Nghỉ giữa tiết c. Luyện nói HS nêu chủ đề luyện nói . Sáng sớm, chiều tối, đêm khuya HS quan sát tranh trả lời câu hỏi theo sự gợi ý của GV - Cảnh trong tranh là cảnh buổi nào trong ngày? - Em thấy người và vật trong tranh đang làm gỡ? - K, G: Em hóy núi xem người ta cũn làm gỡ vào buổi sỏng? HS luyện nói trước lớp GV nhận xét 3.Củng cố - dặn dò: 5P Trò chơi : Điền vần GV chỉ bảng HS đọc toàn bài GV nhận xét giờ học _________________________________ Sinh hoạt lớp Sinh hoạt cuối tuần I.Mục tiêu - Học sinh đánh giá được những ưu, nhược điểm của tuần 23. - HS biết những kế hoạch tuần 24 để thực hiện cho tốt II.Hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức : 5P HS chơi trò chơi : Con thỏ, ăn cỏ, uống nước, chui vào hang GV giới thiệu tiết SHTT 2. Đánh giá hoạt động tuần 21 : 20P Lớp trưởng, tổ trưởng báo cáo các mặt : học tập, vệ sinh, đội. ý kiến cá nhân GV tổng kết : * ưu điểm : - HS đến lớp đúng giờ, chuyên cần, vệ sinh sạch sẽ - Nền nếp lớp học ổn định - Sinh hoạt đội đúng quy định. * Tồn tại : - Học baì ở nhà còn ít : Trà. Bách, Vũ - Trong lớp chưa chú ý nghe giảng * Tuyên dương 3- 5 bạn 3. Kế hoạch tuần24 : 10P GV phổ biến, học sinh lắng nghe. - Đi học đúng giờ, thực hiện tốt nội quy nhà trường đề ra. - Đến trường không được ăn quà vặt . - Thi đua học tốt dành nhiều điểm 10. - Các bạn bị phê bình cần phải cố gắng hơn. - Tăng cường luyện chữ viết và luyện đọc trơn, luyện làm toán. - Luyện viết chữ nhỏ, giải toán có lời văn 3 Dặn dò : 3P - HS hát tập thể một bài. - GV nhận xét chung giờ học. - Nhắc HS về nhà học bài trong các ngày nghỉ. ______________________________________ Buổi chiều Tự nhiên xã hội Cây hoa I. Mục tiêu - Kể được tên và nêu ích lợi của một số cây hoa . - Chỉ được rễ, thân, lá, hoa của cây hoa. * HS khá, giỏi: Kể được một số cây hoa theo mùa: ích lợi, màu sắc, hương thơm. *GDKNS :Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cây hoa( HĐ2) II. Đồ dùng dạy học Tranh, ảnh về các loài hoa Một số bông hoa, cây hoa thật.máy chiếu III. Các hoạt động dạy học 1. Bài cũ : 3P GV gọi HS trả lời câu hỏi : Cây rau có những bộ phận nào ? Nhận xét, khen ngợi. 2. Bài mới a.* Giới thiệu bài (3p) 2 học sinh nói tên cây hoa và nơi sống của cây rau mình mang đến lớp Giáo viên giới thiệu bài – ghi bảng, 2 học sinh nhắc lại tên bài b. Các hoạt động : Hoạt động 1: Quan sát cây hoa (12p) - Giáo viên chia lớp theo nhóm 4, hướng dẫn học sinh quan sát cây hoa và trả lời các câu hỏi: + Hãy chỉ các bộ phận của cây hoa? + Cây hoa có đặc điểm gì mà ai cũng thích? + So sánh các cây hoa trong nhóm - Các nhóm thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận Giáo viên kết luận: Cây hoa đều có rễ, thân, lá và hoa. Có nhiều loài hoa khác nhau, mỗi loại có màu sắc hương thơm và hình dáng khác nhau. Có loài hoa có màu sắc rất đẹp, có loài hoa lại rất thơm . Nghỉ giữa tiết Hoạt động 2: Làm việc với sách giáo khoa (10p) - Học sinh làm việc với sgk theo nhóm 2 - Học sinh quan sát tranh, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi - Giáo viên quan sát, giúp đỡ cho học sinh - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận - Hoạt động cả lớp: Kể tên các loài hoc có trong bài 23 sgk? Kể tên các loài hoa khác mà em biết? Hoa được dùng để làm gì? Giáo viên kết luận: Các loài hoa có trong bài: hoa hồng, hoa dâm bụt, hoa mua, hoa loa kèn, hoa cúc. Một số hoa ở địa phương: hoa huệ, hoa hoa phong lan, hoa hướng dương... Người ta trồng hoa để làm cảnh, trang trí và làm nước hoa Hoạt động 3: Trò chơi: Đố bạn hoa gì? (8p) - Mỗi tổ cử 3 bạn tham gia chơi Bịt mắt một học sinh, đưa cây hoa cho học sinh sờ, ngắt lá, ngửi và đoán xem đó là hoa gì? Học sinh nào đoán nhanh, đúng là học sinh thắng cuộc Cả lớp vỗ tay khen bạn - HS chơi trò chơi; GV nhận xét 3 Củng cố, dặn dò (2p) - Giáo viên nhận xét tiết học - Dặn học sinh về nhà quan sát cây gỗ ___________________________________ Luyện Toán ôn luyện chung I.Mục tiêu - HS tập vẽ đọan thẳng có độ dài cho trước - Luyện giải toán có lời văn - Củng cố cộng trừ đơn vị đo độ dài. II.Đồ dùng dạy học Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài : 2P 2.Củng cố kiến thức : 5P GV gọi HS nhắc lại cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước, nêu các bước giải toán có lời văn. Cho HS làm một số bài vào nháp 3. Thực hành : 25P Bài 1: Vẽ đoạn thẳng AB có đọ dài 5cm ; đoạn thẳng CD có độ dài 2cm HS vẽ vào bảng con HS, GV nhận xét Bài 2: Giải bài toán sau: Đoạn thẳng AB có đọ dài 2 cm , đoạn thẳng CD có độ dài 6 cm. Hỏi cả hai đoạn thẳng có độ dài bao nhiêu xăngtimét? GV cho HS đọc và tìm hiểu đề thật kĩ trước khi làm bài. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? HS làm vào vở luyện. 1 HS làm bảng phụ: Bài giải Hai đoạn thẳng dài là: 2 + 6 = 8( cm ) Đáp số: 8cm Nghỉ giữa tiết Bài 3: Tính a, 4 cm + 5cm = .. cm b, 9cm – 2 cm = … cm 11 cm + 4 cm = … cm 13 cm – 3 cm = … cm 16 cm + 1 cm = … cm 16 cm – 5 cm = …. cm 9 cm + 7 cm = …cm 19 cm – 7 cm = …. cm 1 HS nêu cách làm. GV lưu ý HS ghi đơn vị sau kết quả HS tự làm vào vở; 2 HS làm bảng lớp HS, GV nhẫn xét, chữa bài Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi: Tóm tắt rồi giải bài toán sau Một đàn gà có 1 gà mẹ và 7 con gà con. Hỏi đàn gà đó có tất cả bao nhiêu con gà? GV hướng dẫn HS giải bài toán bằng một số câu hỏi gợi ý ? Bài toán cho biết gì? ? Bài toán hỏi gì? ?Muốn tìn đàn gà có tất cả bao nhiêu con ta làm như thế nào? HS làm vở luyện , một em lên bảng chữa bài, HS, GV nhận xét, chữa bài 3. Củng cố, dặn dò: 3P GV nhận xét một só bài Nhận xét giờ họi ____________________________________ Tự học Thực hành kiến thức đã học I.Mục tiêu Củng cố các kiến thức toán, đọc, nghe viết và thể dục đã học trong tuần theo các nhóm tự ôn luyện dưới sự hướng dẫn của giáo viên II.Đồ dùng dạy học Sách, bảng phụ III.Hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài- phân nhóm học sinh: 3P - Giáo viên phân học sinh thành 3 nhóm và vị trí ngồi Nhóm 1: Những học sinh luyện luyện toán có lời văn Nhóm 2: Những học sinh luyện đọc, nghe viết Nhóm 3: Những học sinh luyện thể dục 2. Giao nhiệm vụ và tiến hành tự học: 25P Nhóm 1: Nhóm luyện giải toán có lời văn Làm các bài toán có lời văn trong vở bài tập vào vở luyện GV quan sát, hướng dẫn lại các bước giải toán có lời văn Nhóm 2: Giáo viên giao nhiệm vụ, học sinh luyện đọc Anh em tre Giữa đêm khuya, trăng sáng vằng vặc làm anh em tre không ngủ được. Cậu em thì thầm hỏi anh: Anh ơi, anh được gọi là tre, nhà mình được gọi là luỹ tre, vậy sao em tên là Măng? Anh khẽ bật cười: Khi nào lớn, em sẽ được gọi là Tre. Lúc bé, anh cũng là Măng mà. GV đọc cho 1 số HS viết: liến thoắng, hoảng sợ, loắt choắt… Nhóm 3: HS ôn lại các động tác đã học của bài thể dục phát triển chung GV chỉnh sửa cho HS tư thế và biên độ của các động tác. 3. Đánh giá kết quả: 4P - Nhóm trưởng báo cáo kết quả làm việc của các nhóm - Giáo viên nhận xét, tuyên dương cá nhân thực hiện tốt. 4. Củng cố, dặn dò: 2P GV nhận xét tiết học ______________________________________________________________________ Tuần 24

File đính kèm:

  • docLOP 1B TUAN 23.doc
Giáo án liên quan