Giáo án Khoa học Tuần 35-46 Lớp 4 - Hoàng Thị Phương Lan

I/.MỤC TIÊU :

 Giúp HS:

 -Làm thí nghiệm để chứng minh :

 +Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô xi và sự cháy sẽ được tiếp diễn.

 +Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông.

 -Biết được vai trò của khí ni-tơ đối với sự cháy diễn ra trong không khí.

 -Biết được những ứng dụng thực tế có liên quan đến vai tròcủa không khí đối với sự cháy.

II/.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 -2 cây nến bằng nhau.

 -2 lọ thuỷ tinh(1 lọ to, 1 lọ nhỏ)

 -2 lọ thuỷ tinh không có đáy, để kê.

 

doc43 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Khoa học Tuần 35-46 Lớp 4 - Hoàng Thị Phương Lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra, để nhìn thấy vật cũng cần phải có điều kiện về kích thước của vật và khoảng cách từ vật tới mắt.Nếu vật quá bé mà lại để quá xa tầm nhìn thì bằng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được. 3/.Củng cố: -GV hỏi : +Aùnh sáng truyền qua các vật như thế nào? +Khi nào mắt ta nhìn thấy vật ? 4/.Dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị bài tiết sau, mỗi HS chuẩn bị 1 đồ chơi. -HS trả lời. -HS khác nhận xét, bổ sung. -HS trả lời; +Khi trời tối, muốn nhìn thấy vật ta phải chiếu sáng vật. +Có những vật không cần ánh sáng ta cũng nhìn thấy: mắt mèo. -HS nghe. -HS quan sát hình và thảo luận cặp đôi. +Hình 1: Ban ngày. * Vật tự phát sáng: Mặt trời. * Vật được chiếu sáng: bàn ghế, gương, quần áo, sách vở, đồ dùng,…. +Hình 2: * Vật tự phát sáng : ngọn đèn điện, con đom đóm. * Vật được chiếu sáng: Mặt trăng, gương, bàn ghế , tủ, … -HS trả lời: +Ta có thể nhìn thấy vật là do vật đó tự phát sáng hoặc có ánh sáng chiếu vào vật đó. +Aùnh sáng truyền theo đường thẳng. -HS nghe phổ biến thí nghiệm và dự đoán kết quả. -HS quan sát. +Aùnh sáng đến được điểm dọi đèn vào. +Aùnh sáng đi theo đường thẳng. -HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm. -Một số HS trả lời theo suy nghĩ của từng em. -HS làm thí nghiệm theo nhóm. -Đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm. -Aùnh sáng truyền theo những đuờng thẳng. -HS thảo luận nhóm 4. -Làm theo hướng dẫn của GV, 1 HS ghi tên vật vào 2 cột kết quả. Vật cho ánh sáng truyền qua Vật không cho ánh sáng truyền qua -Thước kẻ bằng nhựa trong, tấm kính thuỷ tinh. -Tấm bìa, hộp sắt, quyển vở. -HS trình bày kết quả thí nghiệm. -HS nghe. -HS trả lời:Ứng dụng sự kiên quan, người ta đã làm các loại cửa bằng kính trong, kính mờ hay làm cửa gỗ. -HS nghe. +Mắt ta nhìn thấy vật khi: * Vật đó tự phát sáng. * Có ánh sáng chiếu vào vật. * Không có vật gì che mặt ta. * Vật đó ở gần mắt… -HS đọc. -HS trình bày. -HS tiến hành làm thí nghiệm và trả lời các câu hỏi theo kết quả thí nghiệm. +Khi đèn trong hộp chưa sáng, ta không nhìn thấy vật. +Khi đèn sáng ta nhìn thấy vật. +Chắn mắt bằng 1 cuốn vở, ta không nhìn thấy vật nữa. +Mắt ta có thể nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt. -Lắng nghe. -HS trả lời. -Lớp nhận xét, bổ sung. TIẾT 46: BÓNG TỐI I/.MỤC TIÊU : Giúp HS : -Tự làm thí nghiệm để thấy được bóng tối xuất hiện ở phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng. -Đoán đúng vị trí, hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản. -Hiểu được bóng tối của vật thay đổi về hình dạng, kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi. II/.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Một cái đèn bàn. -Chuẩn bị theo nhóm : đèn pin, tờ giấy to hoặc tấm vải, kéo, thanh tre nhỏ, một số nhân vật hoạt hình quen thuộc với HS. III/.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt độngcủa giáo viên Hoạt động của HS 1/.KTBC: -GV gọi HS lên KTBC: +Khi nào ta nhìn thấy vật ? +Hãy nói những điều em biết về ánh sáng ? +Tìm những vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng mà em biết ? -GV nhận xét, ghi điểm. 2/.Bài mới: *Giới thiệu bài: -Cho HS quan sát hình 1 / 92 SGK và hỏi : +Mặt trời chiếu sáng từ phía nào ? +Bóng của người xuất hiện ở đâu ? +Hãy tìm vật chiếu sáng, vật được chiếu sáng ? -Trong hình vẽ trên, Mặt trời là vật chiếu sáng, người là vật được chiếu sáng, còn bóng râm phía sau người gọi là bóng tối. Bóng tối xuất hiện ở đâu và có hình dạng như thế nào ? Các em sẽ tìm hiểu qua các thí nghiệm trong bài học hôm nay. *Hoạt động 1: Tìm hiểu về bóng tối. -GV mô tả thí nghiệm : Đặt 1 tờ bìa to phía sau quyển sách với khoảng cách 5 cm. Đặt đèn pin thẳng hướng với quyển sách trên mặt bàn và bật đèn. -GV yêu cầu HS dự đoán xem: +Bóng tối sẽ xuất hiện ở đâu ? +Bóng tối có hình dạng như thế nào ? -GV ghi bảng phần dự đoán của HS để đối chiếu với kết quả sau khi làm thí nghiệm. -GV nêu : Để chứng minh điều bạn dự đoán có đúng hay không, chúng ta cúng tiến hành làm thí nghiệm. -GV đi hướng dẫn từng nhóm. Lưu ý phải phá bỏ tất cả các pha đèn (tức là bộ phận phản chiếu ánh sáng làm bằng thuỷ tinh phía trước đèn). -Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm. GV ghi nhanh kết quả vào cột gần cột dự đoán. -Yêu cầu HS so sánh dự đoán ban đầu và kết quả của thí nghiệm. -Để khẳng định kết quả của thí nghiệm các em hãy thay quyển sách bằng vỏ hộp và tiến hành làm tương tự. -GoÏi HS trình bày. -GV hỏi : +Aùnh sáng có truyền qua quyển sách hay vỏ hộp đựoc không ? +Những vật không cho ánh sáng truyền qua gọi là gì ? +Bóng tối xuất hiện ở đâu ? +Khi nào bóng tối xuất hiện ? -GV nêu kết luận :Khi gặp vật cản sáng, ánh sáng không truyền qua được nên phía sau vật có một vùng không nhận được ánh sáng truyền tới, đó chính là vùng bóng tối. *Hoạt động 2: Tìm hiểu sự thay đổi về hình dạng, kích thước của bóng tối. -GV hỏi : +Theo em, hình dạng, kích thước của bóng tối có thay đổi hay không ? Khi nào nó sẽ thay đổi ? + Hãy giải thích tại sao vào ban ngày, khi trời nắng, bóng của ta lại tròn vào buổi trưa, dài theo hình người vào buổi sáng hoặc chiều? -GV giảng : Bóng của vật sẽ xuất hiện ở phía sau vật cản sáng khi nó được chiếu sáng. Vào buổi trưa, khi Mặt trời chiếu sáng ở phương thẳng đứng thì bóng sẽ ngắn lại và ở ngay dưới vật. Buổi sáng Mặt trời mọc ở phía Đông nên bóng của vật sẽ dài ra, ngả về phía Tây, buổi chiều Mặt trời chếch về hướng Tây nên bóng của vật sẽ dài ra, ngả về phía Đông. -GV cho HS tiến hành làm thí nghiệm chiếu ánh đèn vào chiếc bút bi được dựng thẳng trên mặt bìa.GV đi hướng dẫn các nhóm. -Gọi các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm. -GV hỏi : +Bóng của vật thay đổi khi nào ? +Làm thế nào để bóng của vật to hơn ? -GV kết luận : Do ánh sáng truyền theo đường thẳng nên bóng của vật phụ thuộc vào vật chiếu sáng hay vị trí của vật chiếu sáng. *Hoạt động 3: Trò chơi: xem bóng đoán vật. -Cách tiến hành: +GV chia lớp thành 2 đội. +Sử dụng tất cả những đồ chơi mà HS đã chuẩn bị. +Duy chuyển HS sang một nửa phía của lớp. +Mỗi đội cử 2 HS làm trọng tài ghi điểm. +GV căng tấm vải trắng lên phía bảng, sau đó đứng ở phía dưới HS dùng đèn chiếu chiếu lên các đồ chơi. HS nhìn bóng, giơ cờ báo hiệu đoán tên vật. Nhóm nào phất cờ trước, được quyền trả lời. Trả lời đúng tên 1 vật tính 5 điểm, sai trừ 1 điểm. Nhóm nào nhìn về phía sau phạm luật mất lượt chơi và trừ 5 điểm. +Tổng kết trò chơi. 3/.Củng cố: -GV gọi HS đọc mục Bạn cần biết. 4/.Dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị bài tiết sau: nửa số HS trong lớp, mỗi HS trồng 2 cây non nhỏ trong 2 chiếc cốc, tưới nước hàng ngày, 1 cây đặt ở nơi có ánh sáng, 1 c6y đặt trong góc tối của gầm giường. Số HS còn lại gieo hạt đậu vào cốc và đắt cốc trong bóng tối có để 1 đèn điện phía trên hoặc cho vào hộp giấy nằm ngang mở nắp. -HS trả lời. -Lớp bổ sung. -HS quan sát và trả lời : +Mặt trời chiếu sáng từ phía bên phải của hình vẽ. Vì ta thấy bóng người đổ về phía bên trái. Nửa bên phải có bóng râm, còn nửa bên trái vẫn có ánh sáng của mặt trời. +Bóng của người xuất hiện ở phía sau người vì có ánh sáng mặt trời chiếu xiên từ bên phải xuống. +Măït trời là vật chiếu sáng, người là vật đước chiếu sáng. -HS nghe. -HS lắng nghe. -HS phát biểu dự đoán của mình. Dự đoán đúng là : +Bóng tối xuất hiện ở phía sau quyển sách. +Bóng tối có hình dạng giống hình quyển sách. -HS làm thí nghiệm theo nhóm, mỗi nhóm 4-6 HS, các thành viên quan sát và ghi lại hiện tượng. -HS trình bày kết quả thí nghiệm. -Dự đoán ban đầu giống với kết quả thí nghiệm. -HS làm thí nghiệm. -HS trình bày kết quả thí nghiệm: +Bóng tối xuất hiện ở phía sau vỏ hộp. +Bóng tối có hình dạng giống hình vỏ hộp. +Bóng của vỏ hộp sẽ to dần lên khi dịch đèn lại gần vỏ hộp. -HS trả lời : +Aùnh sáng không thể truyền qua vỏ hộp hay quyển sách được. +Những vật không cho ánh sáng truyền gọi là vật cản sáng. +Ở phía sau vật cản sáng. +Khi vật cản sáng được chiếu sáng. -HS nghe. -HS trả lời; +Theo em hình dạng và kích thước của vật có thay đổi. Nó thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật cản sáng thay đổi. +HS giải thích theo sự hiểu biết của mình. -HS nghe. -HS làm thí nghiệm theo nhóm với 3 vị trí của đèn pin: phía trên, bên phải, bên trái chiếc bút bi. -Khi đèn pin chiếu sáng ở phía trên chiếc bút bi thì bóng bút ngắn lại, ở ngay dưới chân bút bi. Khi đén chiếu sáng từ bên trái thì bóng bút bi dài ra, ngả về phía bên phải. Khi đèn chiếu sáng từ phía bên phải thì bóng dài ra, ngả về phía bên trái. -HS trả lời : +Bóng của vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi. +Muốn bóng của vật to hơn, ta nên đặt vật gần với vật chiếu sáng. -HS nghe. -HS nghe GV phổ biến cách chơi. -Cả lớp cùng tham gia trò chơi. -Vài HS đọc.

File đính kèm:

  • docKH 35 - 46.doc
Giáo án liên quan