Giáo án Khoa học lớp 4 tuần 19

TẠI SAO CÓ GIÓ

I.Mục tiêu :

 -KT: Biết được không khí chuyển động tạo thành gió. Giải thích được tại sao có gió?.

 -KN: Hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên là do sự chênh lệch về nhiệt độ.

-T Đ: Đam mê tìm hiểu khoa học.

II.Đồ dùng dạy học :

 -HS chuẩn bị chong chóng.

 -Đồ dùng thí nghiệm: Hộp đối lưu, nến, diêm, vài nén hương.

 -Tranh minh hoạ trang 74, 75 SGK phóng to.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học lớp 4 tuần 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠI SAO CÓ GIÓ I.Mục tiêu : -KT: Biết được không khí chuyển động tạo thành gió. Giải thích được tại sao có gió?. -KN: Hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên là do sự chênh lệch về nhiệt độ. -T Đ: Đam mê tìm hiểu khoa học. II.Đồ dùng dạy học : -HS chuẩn bị chong chóng. -Đồ dùng thí nghiệm: Hộp đối lưu, nến, diêm, vài nén hương. -Tranh minh hoạ trang 74, 75 SGK phóng to. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt độngcủa giáo viên Hoạt động của HS 1p 3p 1p 5p 11p 9p 3p 2p 1. Ổn định 2.KTBC: -Vai trò của không khí đối với sự sống của snh vật? -Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở ? -Cho VD chứng tỏ không khí cần cho sự sống của con người, động vật, thực vật. 3.Bài mới: *Giới thiệu bài: Tại sao có gió. *Hoạt động 1: Trò chơi: chơi chong chóng. -Kiểm tra việc chuẩn bị chong chóng của HS. -Hưóng dẫn HS ra sân chơi chong chóng: +Khi nào chong chóng quay ? +Khi nào chong chóng không quay ? +Làm thế nào để chong chóng quay ? +Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm ? -Kết luận: Khi có gió thổi sẽ làm chong chóng quay. Không có gió tác động thì chong chóng không quay. *Hoạt động 2: Nguyên nhân gây ra gió -Hướng dẫn làm thí nghiệm theo SGK. +Phần nào của hộp có không khí nóng ? Tại sao? +Phần nào của hộp không có không khí lạnh ? +Khói bay qua ống nào ? +Khói bay từ mẩu hương đi ra ống A mà chúng ta nhìn thấy là do có gì tác động ? *Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí. -GV hỏi lại HS : +Vì sao có sự chuyển động của không khí ? +Không khí chuyển động theo chiều như thế nào ? +Sự chuyển động của không khí tạo ra gì ? *Hoạt động 3: Sự chuyển động của không khí trong tự nhiên -GV treo tranh minh hoạ 6, 7 SGK yêu cầu trả lời các câu hỏi : +Hình vẽ khoảng thời gian nào trong ngày? +Mô tả hướng gió được minh hoạ trong hình. -Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để trả lời câu hỏi: +Tại sao ban ngày có gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm có gió từ đất liền thổi ra biển ? -Kết luận, ghi bảng. 4.Củng cố: -Tại sao có gió ? 5.Dặn dò: -Về nhà học bài và sưu tầm tranh, ảnh về tác hại do bão gây ra. -Nhận xét tiết học. -Hát -HS lần lượt lên trả lời câu hỏi. -HS khác nhận xét, bổ sung. -HS nghe. -Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các bạn. -HS làm theo yêu cầu. -Trả lời câu hỏi, bổ sung. -Theo dõi. -Làm thí nghiệm, quan sát các hiện tượng xảy ra. -Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. +Khói từ mẩu hương đi ra ống A mà mắt ta nhìn thấy là do không khí chuyển động từ B sang A. -HS nghe. -HS lần lượt trả lời: +Sự chênh lệch nhiệt độ trong không khí làm cho không khí chuyển động. +Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. +Sự chuyển động của không khí tạo ra gió. -Vài HS lên bảng chỉ và trình bày. -HS thảo luận theo nhóm 4 trao đổi và giải thích hiện tượng. +Đại diện các nhóm giải thích, lớp bổ sung. -Thảo luận, trả lời, bổ sung. -Theo dõi, nhắc lại. -HS trả lời. Theo dõi, ghi bài. GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH –PHÒNG CHỐNG BÃO I.Mục tiêu : -KT: Phân biệt được gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ. -KN: Nêu được những thiệt hại do giông, bão gây ra.Biết được một số cách phòng chống bão. -T Đ:Quan tâm đến bão, cảnh giác phòng chống giông bão. II.Đồ dùng dạy học : -Hình minh hoạ 1, 2, 3, 4 / 76 SGK phóng to. -Các băng giấy ghi: cấp 2: gió nhẹ, cấp 5: gió khá mạnh, cấp 7: gió to, cấp 9: gió dữ và các băng giấy ghi 4 thông tin về 4 cấp gió trên như SGK. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt độngcủa giáo viên Hoạt động của HS 1p 3p 1p 6p 11p 8p 3p 2p 1.Ổn định 2.KTBC: -Tại sao có gió ? -Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển. 3.Bài mới: *Giới thiệu bài: *Hoạt động 1: Một số cấp độ của gió -Gọi HS nối tiếp nhau đọc mục Bạn cần biết trang 76 SGK. -Hỏi : +Em thường nghe thấy nói đến các cấp độ của gió khi nào ? -Yếu cầu HS quan sát hình vẽ và đọc thông tin trong SGK / 76. GV phát PHT cho các nhóm. -Gọi HS trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -Nhận xét, kết luận lời giải đúng. -GV kết luận: Gió có khi thổi mạnh, có khi thổi yếu. Gió càng lớn càng gây tác hại cho con người. *Hoạt động 2: Thiệt hại do bão gây ra và cách phóng chống bão +Em hãy nêu những dấu hiệu khi trời có dông ? +Nêu những dấu hiệu đặc trưng của bão ? -Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 77 SGK, sử dụng tranh, ảnh sưu tầm nói về : +Tác hại do bão gây ra. +Một số cách phòng chống bão mà em biết. -Kết luận: Các hiện tương dông, bão gây thiệt hại rất nhiều về nhà cửa, mùa màng, tai nạn máy bay, tàu thuyền, thiệt đến tính mạng và của cải. Vì vậy, cần tích cực phòng chống bão bằng cách theo dõi bản tin thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa, sản xuất, đề phòng tai nạn do bão gây ra. Khi cần, mọi người phải đến nơi trú ẩn an toàn. Ở thành phố, cần cắt điện. Ở vùng biển, ngư dân không nên ra khơi vào lúc có gió to. *Hoạt động 3: Trò chơi ghép chữ vào hình và thuyết minh -Cách tiến hành: GV dán 4 hình minh hoạ như trang 76 SGK lên bảng. Sau đó thuyết minh về những hiểu biết của mình về cấp gió đó (hiện tượng, tác hại và cách phòng chống). 4.Củng cố: +Từ cấp gió nào trở lên sẽ gây hại cho người và của ? +Nêu một số cách phòng chống bão mà em biết. +Giáo dục HS luôn có ý thức không ra khỏi nhà khi trời có dông, bão, lũ. 5.Dặn dò: -Chuẩn bị bài: Không khí bị ô nhiễm. -Nhận xét tiết học Hát -HS lên bảng trả lời câu hỏi của GV. -HS nhận xét, bổ sung. -HS nghe. -HS đọc. +Chương trình dự báo thời tiết. -HS các nhóm quan sát hình vẽ, mỗi HS đọc 1 thông tin, trao đổi và hoàn thành phiếu. -Trình bày và nhận xét câu trả lời của nhóm bạn a) Cấp 5: Gió khá mạnh. b) Cấp 9: Gió dữ. c) Cấp 0: Không có gió. d) Cấp 2: Gió nhẹ. đ) Cấp 7: Gió to. e) Cấp 12: Bão lớn. -HS nghe. +Khi có gió mạnh kèm mưa to là dấu hiệu của trời có gió bão.. +Gió mạnh liên tiếp kèm theo mưa to, bầu trời đầy mây đen, đôi khi có gió xoáy. -HS hoạt động nhóm 4. Trao đổi, thảo luận, ghi ý chính ra nháp, trình bày trong nhóm. -HS đọc và tìm hiểu. -HS các nhóm đại diện trình bày. -HS nghe. -HS nghe GV phổ biến cách chơi. -Đính bảng phù hợp và giải thích. -4 HS tham gia trò chơi. Khi trình bày có thể chỉ vào hình và nói theo sự hiểu biết của mình. -HS trả lời. -HS khác nhận xét, bổ sung. -HS nghe. -Nghe, ghi bài.

File đính kèm:

  • docKH4 T19.doc
Giáo án liên quan