Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 9 - Trường THCS Suối Ngô - Năm học 2012-2013

1.Khám phá

 Hát bài hát tập thể : Trái đất này là của chúng ta

 Tuyên bố lí do : Để bầu chọn ra cán sự lớp thật sự đủ năng lực đưa tập thể lớp 9a2 trở thành tập thể lớp tiến tiến vững mạnh và để chúng ta chấp hành tốt 10 điều nội quy của trường ngoài ra thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ năm học của lớp của trường. Hôm nay, chúng ta tiến hành bầu chọn những gương mặt tiêu biểu xuất sắc đó và cùng nhau thảo luận tốt các nội dung nhiệm vụ năm học.

2.Kết nối

 +Hoạt động 1: Bầu cán sự lớp

 - Giáo viên yêu cầu cả lớp bầu ra ban cán sự lớp là những người có đầy đủ năng lực gồm

 - Một lớp trưởng, một lớp phó học tập, một lớp phó lao động, một thủ quỹ, bốn tổ trưởng, hai cờ đỏ

 - Giáo viên cho học sinh ứng cử và bầu cử theo nguyên tắc lấy số phiếu cao nhất để chọn ra bán cán dự lớp

 - Học sinh tiến hành bầu cử theo sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm

 

doc34 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 9 - Trường THCS Suối Ngô - Năm học 2012-2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h xuân hiên ngang “Nhằm thẳng quân thù bắn!” đánh bại tên đế quốc giàu mạnh nhất hành tinh. - Thế hệ đoàn viên, thanh niên xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, ra sức phấn đấu lập thân, lập nghiệp, đi đầu thực hiện đường lối đổi mới đất nước của Đảng không ngại gian khổ, không sợ khó khăn, dám nghĩ, dám làm, quyết không cam chịu nghèo nàn, lạc hậu cống hiến hết mình vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. - Thế hệ đoàn viên, thanh niên xung phong tình nguyện, năng động xung kích, sáng tạo, sẵn sàng lên rừng, ra biển, đi đến bất cứ nơi đâu Tổ quốc cần, sẵn sàng tình nguyện vì cộng đồng, đồng hành cùng thanh niên trong học tập, rèn luyện, lao động, công tác với khát vọng góp phần đắc lực đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước để một ngày không xa Việt Nam tự hào “sánh vai các cường quốc năm châu” như lời Bác dạy. Câu 3: Bạn hãy cho biết hai phong trào lớn “Ba sẵn sàng” trong thanh niên miền Bắc và “Năm xung phong” trong thanh niên miền Nam được phát động trong nhiệm kỳ Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ mấy? Những nội dung chính của hai phong trào này? Gợi ý trả lời: Trong nhiệm kỳ Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III (1961 - 1980) đã phát động 9 phong trào lớn, trong đó có phong trào “Ba sẵn sàng” trong thanh niên Bắc và phong trào “Năm xung phong” trong thanh niên miền Nam. Khởi đầu của phong trào thanh niên “Ba sẵn sàng” là ở Thủ đô Hà Nội. Ngày 9-8-1964, chỉ 4 ngày sau khi đế quốc Mỹ dựng lên “Sự kiện vịnh Bắc Bộ”, cho không quân, hải quân đánh phá ác liệt một số điểm ở miền Bắc, Ban Chấp hành Thành đoàn Hà Nội đã phát động phong trào “Ba sẵn sàng” trong đoàn viên, thanh niên Thủ đô, thu hút được 26 vạn bạn trẻ tham gia. Nội dung phong trào là: sẵn sàng chiến đấu; sẵn sàng nhập ngũ; sẵn sàng đi bất cứ nơi nào Tổ quốc cần đến. Đáp ứng nguyện vọng tha thiết của tuổi trẻ miền Bắc, hưởng ứng lời kêu gọi chống Mỹ, cứu nước của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bác Hồ, tháng 2 -1965, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã phát động thế hệ trẻ cả nước hưởng ứng phong trào “Ba sẵn sàng” của thanh niên Hà Nội, với các nội dung như sau: sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu dũng cảm và sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang nhân dân; sẵn sàng khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, học tập trong bất kỳ tình huống nào; sẵn sàng đi bất cứ nơi nào, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần đến. Cùng với phong trào “Ba sẵn sàng” của tuổi trẻ miền Bắc, tháng 3 - 1965, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Cục miền Nam, Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Việt Nam đã phát động phong trào “Năm xung phong” để tập hợp, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên miền Nam tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tiến tới thống nhất nước nhà. Nội dung của phong trào “Năm xung phong” là: xung phong tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch; xung phong tòng quân giết giặc; xung phong trong các cuộc đấu tranh chính trị ở nông thôn cũng như đô thị; xung phong phục vụ tiền tuyến, vào các đội thanh niên xung phong công tác phục vụ chiến trường; xung phong sản xuất nông nghiệp trong nông thôn. Phong trào “Ba sẵn sàng” và phong trào “Năm xung phong” đã trở thành phong trào thi đua yêu nước, cuốn hút hàng triệu đoàn viên và thanh niên ở cả hai miền Nam - Bắc tham gia bằng những hoạt động cách mạng cụ thể, góp phần đưa sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước phát triển mạnh mẽ, giành được những thắng lợi to lớn. Ban giám khảo tổng kết điểm thi tìm hiểu ngày thành lập đoàn. Hoạt động 2 : Trình bày lý tưởng sống của bản thân học sinh hiện nay. GV yêu cầu mỗi học sinh trình bày lý tưởng của mình về lý tưởng sống của bản thân : học tập, rèn luyện đạo đức. Cuối cùng giáo viên bổ sung và định hướng cho từng học sinh về cách chọn nghề và rèn luyện đạo đức, ký cam kết về rèn luyện đạo đức. 3.Thực hành luyện tập: Giáo viên yêu cầu học sinh khẩn trương biến những ý tưởng thành hiện thực trong tương lai. 4.Vận dụng Vận dụng kinh nghiệm sống của thân, vào trong cuộc sống nhất là kỹ năng kiềm chế cảm sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân. VI.Tư liệu -Bàn chuẩn bị các câu hỏi và trả lời, nêu suy nghĩ về lý tưởng sống - Học thuộc bài hát “ Tiến bước lên đoàn” VII.Rút kinh nghiệm . . . . . . . . . . Tuần 31 Ngày dạy : CHỦ ĐIỂM THÁNG : HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ HOẠT ĐỘNG 1 : THANH NIÊN VỚI CHỦ ĐỀ “ HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ” I.Mục tiêu : 1.Kiến thức : Mở rộng hiểu biết về những vấn đề toàn cầu như : hòa bình, hữu nghị Biết được giá trị của hòa bình đối với mỗi quốc gia 2.Kĩ năng : Thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu của thảo luận 3.Thái độ: Yêu hòa bình biết đấu tranh bảo vệ hòa bình của quốc gia và nhân loại II.Các kĩ năng sống và nội dung tích hợp Phản hồi, lắng nghe tích cực ý kiến người khác về chủ đề hòa bình và hữu nghị Tìm kiếm và xử lí thông tin về hòa bình và hữu nghị Ra quyết định và giải quyết vấn đề đặt ra để góp phần xây dựng cuộc sống hòa bình và hữu nghị trong thực tế cuộc sống, ở gia đình và cộng đồng III.Các phương pháp dạy học tích cực Đặt và giải quyết vấn đề Thảo luận Viết tích cực Động não nhóm IV.Tài liệu và phương tiện Các bài viết về hậu quả của chiến tranh Giấy, bút V.Tiến trình hoạt động 1.Khám phá: Hòa bình là mong muốn của tất cả mọi quốc gia trên thế giới. Việt Nam chúng ta cũng vậy, để có được hòa bình như ngày hôm nay đã đổ không ít máu của thế hệ cha ông chúng ta. Chính vì lẽ đó chúng ta cần đấu tranh chống lại tất cả mọi thế lực thù địch nhằm bảo vệ nền hòa bình vốn có của mình 2.Kết nối Hoạt động 1: Thảo luận về hòa bình và hữu nghị Giáo viên đưa ra vấn đề cho học sinh giải quyết ? Một đất nước mất nền độc lập tự do dân tộc thì sẽ thế nào? Giáo viên cho các nhóm thảo luận 15 phút để giải quyết vấn đề giáo viên đã nêu ra. Các nhóm tiến hành thảo luận để hoàn thành yêu cầu của giáo viên Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh lien hệ với tình hình thực tế ở nước ta trong những năm bị xâm lược Sau đó giáo viên yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét rồi bổ sung cho hoàn chỉnh Cuối cùng giáo viên nhận xét đánh giá kết quả thảo luận và trình bày của các nhóm Hoạt động 2: Cảm nghĩ của bản than về “Hòa bình và hữu nghị” Giáo viên cho các nhóm tiến hành thi đua với nhau Mỗi nhóm cử đại diện lên ghi nhanh kết quả cảm nghĩ của bản thân về hòa bình và hữu nghị lên góc bản của nhóm mình. Lần lượt các thành viên ghi nhanh kết quả lên bảng cho đến khi hết các thành viên Sau đó giáo viên cho các nhóm nhận xét đánh giá lẫn nhau Cuối cùng giáo viên nhận xét và tổng kết hai phần thi của các nhóm và khen thưởng nhóm hoàn thành tốt nhất 3.Thực hành luyện tập Biết yêu quý hòa bình 4.Vận dụng Thể hiện lòng yêu hòa bình bằng các hành động cụ thể nhằm chống lại chiến tranh trên thế giới VI.Tư liệu Sách lịch sử Việt Nam Các tài liệu viết về quá trình chống giặc ngoại xâm VII.Rút kinh nghiệm . . . . . . . . . . . Tuần 33 Ngày dạy : CHỦ ĐIỂM THÁNG : HÒA BÌNH HỮU NGHỊ HOẠT ĐỘNG 2: HỘI VUI HỌC TẬP I.Mục tiêu : 1.Kiến thức: Ôn lại các nội dung kiến thức đã học của các môn Văn và Toán ở HKII 2.Kĩ năng: Biết vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế 3.Thái độ Tích cực hứng thú trong học tập II.Các kĩ năng sống và nội dung tích hợp Tự nhận thức về khả năng của bản thân để tham gia hội vui học tập Tự tin khi tham gia hội vui học tập Giao tiếp với người khác trong hội vui học tập Tìm kiếm và xử lí thông tin về các nội dung liên quan đến hội vui học tập Hợp tác với người khác khi tham gia hội vui học tập III.Các phương pháp dạy học tích cực Trò chơi giáo dục Động não IV.Tài liệu và phương tiện Sách giáo khoa môn Văn, Toán, V.Tiến trình hoạt động 1.Khám phá Nhằm ôn lại kiến thức đã học ở hai môn Văn, Toán chuẩn bị cho thi học kì II đạt kết quả cao. Hôm nay lớp chúng ta sẽ tiến hành hội vui học tập để chuẩn bị tốt cho kì thi HKII sắp tới 2.Kết nối Hoạt động 1: Hội vui học tập 2 môn Văn và Toán Dẫn chương trình giới thiệu về 4 đội thi cũng chính là 4 tổ trong lớp Giới thiệu thể lệ cuộc thi : Thi bằng hình thức giơ tay nhanh để giành quyền trả lời các câu hỏi. Đội nào giơ tay nhanh nhất giành quyền ưu tiên. Nếu trả lời đúng đạt 5 điểm, trả lời đúng nhưng chưa đầy đủ đạt 3 điểm, đội bổ sung đúng giành 2 điểm. Nếu giành quyền trả lời mà trả lời không đúng bị trừ 2 điểm. Đội trả lời sau nhưng đúng đạt 4 điểm Câu 1: Hãy nên các bước vẽ đồ thị? Câu 2: Phương trình bậc nhất có mấy nghiệm? Câu 3: Giải hệ phương trình sau : X + Y = 5 và 2X + 2Y = 10 Câu 4: Bạn hãy cho biết tên thật của nhà văn Nam Cao? Câu 5 : Hãy viết một đoạn văn không quá 200 từ với nội dung “ tinh thần đoàn kết” trong tập thể lớp chúng ta? Hoạt động 2: Văn nghệ Mỗi đội sẽ biểu diễn một tiết mục văn nghệ. Tiết mục tốt nhất đạt 10 điểm, tiếp theo lần lượt là 8 điểm, 6 điểm, 4 điểm và 2 điểm Các đội tiến hành thi văn nghệ Cuối cùng Ban Giám khảo tổng kết 2 lượt thi Phát thưởng đội tốt nhất 3.Thực hành luyện tập Giải được các bài tập môn Văn và Toán 4.Vận dụng Áp dụng những kiến thức chuẩn bị cho thi HKII VI.Tư liệu Sách giáo khoa 2 môn Văn và Toán VII.Rút kinh nghiệm . . . . . . . . . . .

File đính kèm:

  • docHDNGLL.doc
Giáo án liên quan