Giáo án Địa 10 Bài 14: Thực hành đọc bản đồ sự phân hoá các đới và các kiểu khí hậu trên trái đất phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu

Tiết 15 Bài 14: THỰC HÀNH

ĐỌC BẢN ĐỒ SỰ PHÂN HOÁ CÁC ĐỚI VÀ CÁC KIỂU KHÍ HẬU

 TRÊN TRÁI ĐẤT PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ MỘT SỐ KIỂU KHÍ HẬU

I. mục tiêu bài học: HS cần:

1. Kiến thức:

- Nhận biết được sự phân bố các đới khí hậu trên Trái Đất.

- Nhận xét sự phân hoá các kiểu khí hậu ở đới nóng và đới ôn hoà.

2. Kĩ năng

- Đọc bản đồ: Xác định ranh giới các đới khí hậu, nhận xét sự phân hoá theo đới, theo kiểu của khí hậu.

- Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để biết được đặc điểm chủ yếu của một số kiểu khí hậu.

II. thiết bị dạy học:

- Bản đồ các đới khí hậu thế giới.

- Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số kiểu khí hậu ở SGK

III. hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến lượng mưa trên Trái Đất

3. Giảng bài mới

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 9267 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa 10 Bài 14: Thực hành đọc bản đồ sự phân hoá các đới và các kiểu khí hậu trên trái đất phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày ……………… Tiết 15 Bài 14: thực hành đọc bản đồ sự phân hoá các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu I. mục tiêu bài học: HS cần: 1. Kiến thức: - Nhận biết được sự phân bố các đới khí hậu trên Trái Đất. - Nhận xét sự phân hoá các kiểu khí hậu ở đới nóng và đới ôn hoà. 2. Kĩ năng - Đọc bản đồ: Xác định ranh giới các đới khí hậu, nhận xét sự phân hoá theo đới, theo kiểu của khí hậu. - Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để biết được đặc điểm chủ yếu của một số kiểu khí hậu. II. thiết bị dạy học: - Bản đồ các đới khí hậu thế giới. - Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số kiểu khí hậu ở SGK III. hoạt động dạy học: ổn định lớp Kiểm tra bài cũ: Em hãy trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến lượng mưa trên trái đất Giảng bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung chính I. GV giới thiệu bài và nhắc lại: - Do lượng nhiệt và ánh sáng Mặt Trời phân bố không đều trên bề mặt Trái Đất, nên các nơi có sự khác nhau về khí hậu à Bề mặt Trái Đất được chia làm 5 vòng đai nhiệt khác nhau à các đới khí hậu khác nhau. Sau đó: 1. Phân công 2 HS ngồi kề nhau cùng làm việc. Giao nội dung công việc (theo nội dung SGK) - Đọc tên các đới khí hậu, xác định phạm vi từng đới trên bản đồ. - Xác định phạm vi từng kiểu khí hậu ở các đới: nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới. - Nhận xét sự phân hoá khác nhau giữa 2 đới khí hậu: ôn đới và nhiệt đới. 2. Gọi một số HS lên trình bày trên bản đồ. 3.GV. Nhận xét, bổ sung, đánh giá. II . Phân công mỗi bàn làm thành 1 nhóm, làm việc trao đổi nội dung thực hành phần 2: - Đọc từng biểu đồ về: + Nằm ở đới khí hậu nào trên Bđồ ? + Phân tích yếu tố nhiệt độ: ư Nhiệt độ trung bình thánh thấp nhất, cao nhất khoảng bao nhiêu 0C ? ư Biên độ nihệt năm là bao nhiêu ? + Phân tích yếu tố lượng mưa: ư Tổng lượng mưa cả năm ? ư Phân bố mưa thể ihện qua các tháng trong năm ? - So sánh những điểm giống nhau và khác nhau của các kiểu khí hậu: + Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa. + Nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt Địa Trung hải. 2. Gọi đại diện 1 số nhóm lên trình bày, nhận xét, so sánh. 3. Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 4. GV chuẩn lại kiến thức. 1. Đọc bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất. - Mỗi nửa cầu có 7 đới khí hậu. - Các đới khí hậu phân bố đối xứng nhau qua xích đạo. + Đới KH cực: giới hạn ở vòng cực. + Đới KH cận cực: giới hạn ở vòng cực xuống~ 60ov + Đới KH ôn đới: giới hạn ở 30ov - 10ov + Đới KH cận nhiệt: giới hạn ở 20- 40o v + Đới KH nhiệt đới: giới hạn ở 10- 25o v + Đới KH cận xích đạo: giới hạn ở 8- 20o v + Đới KH xích đạo: giới hạn ở xung quanh xích đao - Do ảnh hưởng của vị trí đối với biển, độ cao và hướng của địa hình...nên trong cùng một đới lại có những kiểu khí hậu khác nhau. - Sự phân hoá các kiểu khí hậu ở nhiệt đới chủ yếu theo vĩ độ, ở đới ôn hoà chủ yếu theo kinh độ. 2. Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của các kiểu khí hậu. a. Đọc biểu đồ: - Biểu đồ khí hậu nhiệt đới gió mùa (Hà Nội) + Thuộc khí hậu nhiệt đới. *Tot.mim~ 180C. *Tot.max~ 300C. *Biên độ Totb năm ~ 120C. * Mưa: 1694mm/ năm, chủ yếu vào mùa hạ (t5 - 10) - Biểu đồ khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải (Palecmô) + Thuộc khí hậu cận nhiệt. *Tot.mim~ 110C *Tot.max~ 220C, *Biên độ Totb năm ~ 110C. * Mưa: 692mm/ năm, mưa nhiều vào thu đông, mùa hạ ít mưa. - Biểu đồ khí hậu ôn đới hải dương: (Valenxia) + Thuộc khí hậu ôn đới. * Tot.mim~ 70C, * Tot.max~ 150C * Biên độ ton ~ 80C. + Mưa: 1416mm/ năm, mưa nhiều quanh năm, nhất là mùa đông. - Biểu đồ khí hậu ôn đới lục địa + Thuộc khí hậu ôn đới. * Tot.mim~ -70C * Tot.max~ 16C, *Biên độ nhiệt năm khoảng 230C. + Mưa: 1164mm/ năm, mưa nhiều vào mùa hạ (tháng 5 - 9) b. So sánh - Kiểu khí hậu ôn đới hải dương và kiểu khí hậu ôn đới lục địa + Giống nhau: ư Nhiệt độ trung bình năm thấp (tháng cao nhất không tới 200C). ư Lượng mưa trung bình năm thấp hơn một số kiểu khí hậu của đới nóng. + Khác nhau: ư Ôn đới hải dương có nhiệt độ tháng thấp nhất trên 00C, biên độ nhiệt nhỏ. Mưa nhiều quanh năm, nhất là vào thu đông. ư Ôn đới lục địa có nhiệt độ tháng thấp nhất dưới 00C, biên độ nihệt lớn. Mưa ít hơn, mưa nhiều vào mùa hạ. - Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa và kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung hải + Giống nhau: ư Nhiệt độ trung bình năm cao, có một mùa ưa và một mùa khô. + Khác nhau: ư Khí hậu nhiệt đới gió mùa: có nhiệt độ trung bình cao hơn. Mưa nhiều hơn, mưa vào mùa hạ, khô vào mùa đông. ư Khí hậu cận nhiệt Địa Trung hải: mưa ít và mưa nhiều vào thu đông, khô vào mùa hạ. 4.Củng cố bài 5.Hướng dẫn HS về nhà chuẩn bị bài ôn tập Bảng so sánh Kiểu khí hậu Giống nhau Khác nhau Kiểu khí hậu ôn đới hải dương kiểu khí hậu ôn đới lục địa - Kiểu khí hậu ôn đới hải dương và kiểu khí hậu ôn đới lục địa - Nhiệt độ trung bình năm thấp (tháng cao nhất không tới 200C). - Lượng mưa trung bình năm thấp hơn một số kiểu khí hậu của đới nóng. - Ôn đới hải dương có nhiệt độ tháng thấp nhất trên 00C, biên độ nhiệt nhỏ. Mưa nhiều quanh năm, nhất là vào thu đông - Ôn đới lục địa có nhiệt độ tháng thấp nhất dưới 00C, biên độ nihệt lớn. Mưa ít hơn, mưa nhiều vào mùa hạ. Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa và kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung hải Nhiệt độ trung bình năm cao, có một mùa ưa và một mùa khô. Khí hậu nhiệt đới gió mùa: có nhiệt độ trung bình cao hơn. Mưa nhiều hơn, mưa vào mùa hạ, khô vào mùa đông Khí hậu cận nhiệt Địa Trung hải: mưa ít và mưa nhiều vào thu đông, khô vào mùa hạ. Ngày 15/10/2011 Tiết 16 ôn tập I. mục tiêu bài học: 1. Kiến thức - Củng cố, khắc sâu cho HS các kiến thức về: bản đồ, khái quát về vũ trụ, hệ quả vận động của Trái Đất, cấu trúc của Trái Đất và khí quyển với những hiện tượng xảy ra trên bề mặt Trái Đất. 2. Kĩ năng Rèn luyện một số kĩ năng địa lý II. thiết bị dạy học: - Bản đồ: Chính trị thế giới, châu Nam cực, tự nhiên Liên bang Nga. - Tranh ảnh: Các hành tinh trong hệ Mặt Trời, các dạng địa hình do nội lực, ngoại lực... III. hoạt động dạy học: ổn định lớp KIểm tra bài thực hành Ôn tập Hoạt động của GV và HS Nội dung chính - Chia lớp làm 6 nhóm. - Phát bản đồ cho các nhóm: + Nhóm 1,2: bản đồ Chính trị thế giới. + Nhóm 3,4: bản đồ châu Nam Cực. + Nhóm 5,6: bản đồ tự nhiên Liên bang Nga. - Giao nội dung công việc: + Xác định xem bản đồ đó sử dụng phép chiếu nào? Trình bày lại đặc điểm của lưới chiếu đó. + Đọc bản đồ, phân tích xem trên bản đồ sử dụng những loại kí hiệu nào ? mỗi loại thể hiện nội dung gì ? - Gọi 3 nhóm lên trình bày về 3 bản đồ. 3 nhóm còn lại góp ý, bổ sung hoặc nêu ý kiến riêng của nhóm mình. - Gv nhận xét, đánh giá, cho điểm. HĐ 2: Cả lớp - GV đặt câu hỏi, HS xung phong trả lời. 1. Sắp xếp các hành tinh sau theo thứ tự xa dần Mặt Trời: a. Kim tinh c. Thuỷ tinh e. Trái Đất h. Mộc tinh b. Hải vương d. Thiên vương g. Thổ tinh i. Hoả tinh 2. Vì sao trên Trái đất có ngày và đêm ? Vì sao ngày đêm kế tiếp nhau không ngừng ? Những ngày nào khắp nơi trên Trái Đất có ngày bằng đêm ? 3. Khi giờ GMT đang là 24 giờ ngày 30 tháng 10 thì ở Việt Nam là mấy giờ, ngày nào ? 4. Vì sao chuyển động của các vật thể trên Trái Đất bị lệch so với hướng chuyển động ban đầu? Lệch như thế nào ? 5. Hãy giải thích câu ca dao: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối. - Sau khi HS trả lời, cho các em khác nhận xét, GV đánh giá, cho điểm tốt. HĐ 3: Cả lớp -Treo hình vẽ cấu trúc Trái Đất: Gọi học sinh lên chỉ trên hình vẽ, mô tả cấu trúc Trái Đất. Cả lớp theo dõi, bổ sung. Chương I: Bản đồ 1.Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản 2. Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ Chương II: Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái đất 1. Khái quát về Vũ trụ. Hệ Mặt Trời. 2. Hệ quả tự quay quanh trục của Trái Đất. 3. Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất. Chương III: Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí. 1. Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng. 2. Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt đất. 3. Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt đất. 4. Khí quyển Hệ thống lại nội dung bài ôn tạp Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài kiểm tra

File đính kèm:

  • docL10 T13.doc