Giáo án Các môn lớp 4 - Tuần 1 năm 2013

MỤC TIÊU:

- Đọc đúng các từ: Nhà Trò, tỉ tê, ngắn chùn chùn, thui thủi, xoè, vặt,

- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).

- Hiểu nội dung bài (câu chuyện): Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu.

- Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).

*KNS: - Thể hiện sự cảm thông.

 - Xác định giá trị

- Tự nhận thức về bản thân: Giáo dục học sinh không ỷ vào quyền thế để bắt nạt người khác .

 

doc30 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 917 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Các môn lớp 4 - Tuần 1 năm 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n sát bản đồ làm việc theo nhóm đôi trả lời câu hỏi trước lớp - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm - Các nhóm khác bổ sung và hoàn thiện - HS quan sát bảng chú giải ở hình 3 và một số bản đồ khác rồi vẽ kí hiệu của một số đối tượng địa lí như: đường biên giới quốc gia, núi, sông, thành phố, thủ đô - Hai em lần lượt thi đố cùng nhau: 1 em vẽ kí hiệu, 1 em nói kí hiệu đó thể hiện cái gì - Học sinh vẽ kí hiệu rồi trưng bày trước lớp - Nhận xét, bình chọn - Cả lớp chú ý theo dõi Rút kinh nghiệm tiết dạy: Thứ sáu ngày 13 tháng 9 năm 2013 Tập làm văn NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN I. MỤC TIÊU : - Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật (nội dung Ghi nhớ). - Nhận biết được tính cách của từng người cháu (qua lời nhận xét của bà) trong câu chuyện Bas anh em (bài tập 1, mục III). - Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật (bài tập 2, mục III). II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: -Sách giáo khoa, bảng phụ, Vở bài tập (nếu có). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ A. Ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ - Thế nào là kể chuyện? - Nhận xét, tuyên dương C. Bài mới: 1.Giới thiệu bài 2. Dạy bài mới a.Phần nhận xét: Bài 1:Mời HS đọc yêu cầu đề bài - Yêu cầu HS làm vào phiếu (VBT) theo cặp - Mời học sinh trình bày trước lớp - Nhận xét, chốt lại: Bài 2:Cho HS nêu tính cách của nhân vật a) Nhân vật Dế Mèn khẳng khái, có lòng thương người, ghét áp bức bất công, sẵn sàng làm việc nghĩa để bênh vực những kẻ yếu. Căn cứ vào lời nói và hành động của Dế Mèn che chở, giúp đỡ Nhà Trò. b) Mẹ con bà nông dân giàu lòng nhân hậu. Căn cứ vào chi tiết : cho bà cụ xin ăn, ngủ trong nhà, hỏi bà cụ cách giúp người bị nạn, chèo thuyền giúp những người bị nạn lụt. * Phần ghi nhớ: -Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK b. Luyện tập: Bài tập 1:Mời HS đọc yêu cầu đề - Yêu cầu HS suy nghĩ câu trả lời - Mời học sinh trình bày trước lớp - Nhận xét, chốt lại: Lời giải: + Nhân vật trong chuyện là ba anh em Ni-ki-ta, Gô-sa, Chi-ôm-ca và bà ngoại. Tính cách của từng đứa cháu: Ni-ki-ta chỉ nghỉ đến ham thích riêng của mình. Gô-sa láu lỉnh. Chi-ôm-ca nhân hậu, chăm chỉ. + Em đồng ý với nhận xét của bà về tính cách của từng cháu. Bài tập 2:Mời HS đọc yêu cầu đề - Gợi ý: Nếu bạn nhỏ quan tâm đến người khác: bạn sẽ chạy lại, nâng em bé dậy, phủi bụi và vết bẩn trên quần áo, xin lỗi em, dỗ em nín khóc Nếu bạn nhỏ không biết quan tâm: bạn sẽ bỏ chạy. - Yêu cầu HS suy nghĩ kể theo nhóm đôi - Mời học sinh kể trước lớp - Nhận xét, bổ sung, tuyên dương 3.Củng cố - dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học - Dặn học sinh chuẩn bị bài: Kể lại hành động của nhân vật - Hát tập thể - Học sinh nêu trước lớp - Cả lớp chú ý theo dõi - Học sinh đọc yêu cầu đề bài - HS làm vào phiếu (VBT) theo cặp - Học sinh trình bày trước lớp - Nhận xét, chốt lại: HS đọc đề, trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến. - HS nêu tính cách của nhân vật - Nhiều học sinh đọc Ghi nhớ - Học sinh đọc yêu cầu bài tập - HS suy nghĩ câu trả lời - Mời học sinh trình bày trước lớp - Nhận xét, chốt lại: + Bà có nhận xét như vậy là nhờ quan sát hành động của mỗi cháu: Ni-ki-ta ăn xong là chạy tót đi chơi, không giúp bà dọn bàn. Gô-sa lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất để khỏi phải dọn bàn. Chi-ôm-ca thương bà, giúp bà dọn dẹp. Em còn biết nghĩ đến cả những con chim bồ câu, nhặt mẩu bánh vụn trên bàn cho chim ăn. - Học sinh đọc yêu cầu bài tập - Cả lớp theo dõi - HS nghĩ và kể theo nhóm đôi - Mời học sinh kể trước lớp - Nhận xét, bổ sung - Cả lớp chú ý theo dõi Rút kinh nghiệm tiết dạy: ... Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Tính được giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số. - Làm quen với công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: -Bảng phụ, sách giáo khoa III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ A.Ổn định tổ chức: B.Kiểm tra bài cũ - Giáo viên yêu cầu học sinh tính: 90 – b với b = 45 ; b = 70 - Nhận xét, tuyên dương C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Dạy bài mới Bài tập 1:Mời HS đọc yêu cầu bài - Giáo viên yêu cầu HS tự nhận xét bài mẫu rồi tự làm - Mời HS trình bày bài - Nhận xét, bổ sung, chốt lại Bài tập 2: (2 câu) - Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh là bài vào vở - Mời HS trình bày bài làm - Nhận xét, bổ sung, sửa bài Bài tập 3: (dành cho HS khá, giỏi) - Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS làm vào vở (SGK) - Mời HS trình bày bài làm - Nhận xét, bổ sung, chốt lại Bài tập 4: (chọn 1 trong 3 trường hợp) - Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập - GV hướng dẫn HS cách làm bài - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Mời HS trình bày bài làm - Nhận xét, bổ sung, chốt lại 3.Củng cố - dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài: Các số có sáu chữ số - Hát tập thể - Học sinh thực hiện - Cả lớp chú ý theo dõi - Học sinh đọc đề bài - Cả lớp làm bài vào vở (SGK) - HS trình bày kết quả trước lớp - Nhận xét, bổ sung, chốt lại - HS đọc: Tính giá trị của biểu thức - Cả lớp làm bài vào vở - HS trình bày kết quả trước lớp - Nhận xét, bổ sung, chốt lại - HS đọc đề bài - Cả lớp làm bài vào vở (SGK) - HS trình bày kết quả trước lớp - Nhận xét, bổ sung, chốt lại - Học sinh đọc yêu cầu bài toán - Cả lớp theo dõi - Cả lớp làm bài vào vở (SGK) - HS trình bày kết quả trước lớp - Nhận xét, bổ sung, chốt lại - Cả lớp chú ý theo dõi Rút kinh nghiệm tiết dạy: Khoa học TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI I. MỤC TIÊU: - Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường như: lấy vào khí ô-xi, thức ăn, nước uống,; thải ra khí các-bô-níc, phân và nước tiểu. - Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Hình trang 6, 7 SGK. - Vở bài tập (hoặc giấy vẽ), bút vẽ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A.Ổn định tổ chức: B.Kiểm tra bài cũ: - Con người cần gì để sống? - Nếu đi đến hành tinh khác em sẽ mang theo những gì? - Giáo viên nhận xét, chấm điểm C. Bài mới: 1.Giới thiệu bài 2. Dạy bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người - Chia nhóm cho học sinh thảo luận: + Em hãy kể tên những gì trong hình 1/SGK6. + Trong các thứ đó thứ nào đóng vai trò quan trọng? + Còn thứ gì không có trong hình vẽ nhưng không thể thiếu? + Vậy cơ thể người cần lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì? - Cho đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Yêu cầu các nhóm khác bổ sung. - Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết và trả lời: + Trao đổi chất là gì? + Nêu vai trò của quá trình trao đổi chất đối với con người, thực vật và động vật. * Kết luận: - Hằng ngày, cơ thể người phải lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, khí ô-xi và thải ra phân, nước tiểu, khí các-bô-níc để tồn tại. - Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước, không khí, từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa,cặn bã. - Con người, thực vật và động vật có trao đổi chất với môi trường thì mới sống được. Hoạt động 2: Thực hành viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. - Em hãy viết hoặc vẽ sơ đồ trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường theo trí tưởng tượng của mình - Cho các nhóm trình bày kết quả - Nhận xét, bình chọn 3.Củng cố - dặn dò: - Giáo viên nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài: Trao đổi chất ở người (tt) - Hát tập thể - Học sinh trả lời trước lớp - Cả lớp chú ý theo dõi - Học sinh chia nhóm và thảo luận + Xem sách và kể ra. + Chọn ra những thứ quan trọng. + Không khí. + Kể ra, bổ sung cho nhau. - Trình bày kết quả thảo luận: + Lấy vào thức ăn, nước uống, không khí.. +Thải ra cacbônic, phân và nước tiểu.. - HS đọc mục Bạn cần biết và trả lời - Nhận giấy bút từ giáo viên rồi viết hoặc vẽ theo trí tưởng tượng. - Trình bày kết quả vẽ được - Các nhóm nhận xét và bổ sung. -HS theo dõi Rút kinh nghiệm tiết dạy: Hoạt động tập thể BẦU BAN CÁN SỰ LỚP - KIỂM ĐIỂM TRONG TUẦN I.Mục tiêu - Bầu ban cán sự lớp - Tổng kết những mặt ưu, nhược điểm của lớp qua các hoạt động trong tuần - Phổ biến những công việc cần làm ở tuần tới. Phát động thi đua tuần tiếp theo II. Hoạt động dạy học: TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định tổ chức: - Cho học sinh hát một bài 2.Tiến trình tiết học Nội dung * Bầu ban cán sự lớp - Lớp trưởng : Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Lớp phó: Nguyễn Thị Phương Thanh - Lớp phó: Nguyễn Trung Thành * Sơ kết thi đua trong tuần: - Lớp trưởng cho các tổ họp vòng tổ trong vòng 5 phút để tổng kết những hoạt động trong tổ. - Lần lượt gọi từng tổ trưởng báo cáo mọi hoạt động của tổ mình: - Nêu ưu điểm, nhược điểm của từng mặt hoạt động(học tập, đạo đức, các nề nếp khác như chuyên cần, kỉ luật trật tự giờ học, vệ sinh cá nhân, ý thức giữ gìn vệ sinh chung) - Lớp trưởng tổng kết chung và bổ sung những gì các tổ chưa nêu được - Gọi các thành viên trong tổ cho biết ý kiến - Yêu cầu các tổ họp trong vòng 5 phút để nêu những biện pháp khắc phục những nhược điểm còn tồn tại và nêu trước lớp. - Giáo viên nêu ý kiến tổng hợp. * Phổ biến công tác mới: - Lớp trưởng nêu kế hoạch các công việc trong tuần tới: - Nâng cao ý thức học tập, tự giác học tập. - Hăng hái xây dựng bài. - Tiếp tục giúp bạn yếu trong lớp - Các tổ hoặc cá nhân cho biết ý kiến * Tổ chức cho lớp văn nghệ - Có thể cho HS đọc thơ sưu tầm được hoặc đọc bài học thuộc lòng diễn cảm trong tuần 3. GVCN nhận xét tiết học: GV nhấn mạnh những gì cần đôn đốc, nhắc nhở HS, khen tổ, cá nhân thực hiện tốt - Lớp cùng hát tập thể - Các tổ họp tổ: nhận xét trong tổ, thống nhất ý kiến. - Các tổ trưởng đại diễn tổ báo cáo tình hình tổ mình - HS các tổ lắng nghe lời nhận xét của tổ trưởng - Nêu ý kiến - Các tổ tiếp tục họp tổ, nêu những biện pháp khắc phục tồn tại. - Lắng nghe và ghi chép nếu cần thiết - HS nêu ý kiến - Cá nhân hoặc nhóm thi biểu diễn - Lắng nghe Rút kinh nghiệm tiết dạy:

File đính kèm:

  • docGA 4 tuan 1.doc