Giáo án Các môn lớp 4 - Năm 2009 - Tuần 11

 I. Mục tiêu:

 - Giúp HS biết thực hiện phép nhân số tự nhiên với 10, 100, 1000.và chia số tròn chục cho 10, 100, 1000.

 - Vận dụng để tính nhanh khi nhân hoặc khi chia với (hoặc cho) 10, 100.

 II. Đồ dùng học tập: Phiếu học tập

 III. Hoạt động dạy học:

 

doc20 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 899 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Các môn lớp 4 - Năm 2009 - Tuần 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng 4: củng cố - HS nhắc lại ND của bài. - Dặn HS về nhà nói lại điều đã học cho người thân nghe... Ngày soạn: 8.11.2008 Ngày giảng: 14.11.2008 đạo đức: thực hành kĩ năng giữa học kì I I. Mục tiêu: - Củng cố, hệ thống hoá lại các kiến thức đã học. - Vận dụng được các kiến thức đã học vào cuộc sống. - Có ý thức rèn luyện trở thành 1 người con ngoan. II. Đồ dùng dạy học: Một số câu hỏi, tình huống. III. Hoạt động dạy học: 1. ổn định. 2. Bài mới: GV giới thiệu bài - GV đọc bài 1: Trung htực trong học tập - HS phát biểu, nhận xét, GV chốt. + Hãy kể về một tấm gương trung thực trong học tập. - HS đọc thầm " vượt khó trong học tập"- TLCH 3 ở SGK - HS làm bài tập trang 7 SGK - HS đọc tình huống : Biết bày tỏ ý kiến - TLCH + Điều gì xảy ra nếu em không biết bày tỏ ý kiến của mình trước tập thể về vấn đề liên quan đến bản thân mình? - Tương tự cho các bài tập khác. + Tại sao cần phải biết tiết kiệm tiền của. + Em đã làm được những việc gì để thực hiện tiết kiệm tiền của? + Vì sao thời giờ là thứ quý nhất? Em đã sử dụng thời giờ vào việc học tập của mình NTN? 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học. Toán: mét vuông I. Mục tiêu: - Giúp HS hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích m2 - Biết đọc , viết và so sánh số đo diện tích theo đơn vị đo là m2. - Bước đầu giải một số bài toán liên quan đến cm2, dm2, m2. II. Đồ dùng dạy học: Hình vuông có cạnh 1m, chia thành 100 ô vuông mỗi ô có diện tích 1 dm2 III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu m2. - Cùng với cm2, dm2 còn có đơn vị đo diện tích lớn hơn là mét vuông. - GV treo HV đã chuẩn bị : Mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dại 1 m . Mét vuông viết tắt là m2 - HS đếm số ô vuông 1dm2 có trong hình vuông 1m2 = 100 dm2 và ngược lại. 2. Thực hành: Bài 1: HS nêu yêu cầu( viết theo mẫu). GV nhận xét, sửa sai. Bài 2: HS nêu yêu cầu( viết số thích hợp...) 1 m2= 100dm2 400 dm2 = 4 m2 1 m2 = 100 00 cm2 2110 m2 = 211 000 dm2 Bài 3: HS đọc đề bài. GV chữa bài, nhận xét bài làm của các nhóm. Diện tích viên gạch lát nền là: 30 x 30 = 900(cm2) Diện tích căn phòng bằng diện tích số gạch lát nền. Vậy diện tích của căn phòng là: 900 x 200 = 180 000(cm2) = 18 m2 Đáp số: 18 m2 Bài 4: HS đọc đề toán, GV hướng dẫn HS cách giải Diện tích miếng bìa chính là diện tích HCN ta bớt đi diện tích H4... Bài giải: Diện tích HCN to là: 15 x 5 = 75( cm2) Diện tích HCN số 4 là: 5 x 3 = 15(cm2) Diện tích miếng bìalà : 75 - 15 = 60(cm2) Đáp số: 60 cm2 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại ND bài học, nêu mối quan hệ đo giữa mét vuông và các đơn vị đo diện tích vừa học. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS ôn lại đơn vị đo diện tích vừa học. Chuẩn bị trước bài: Nhân một số với một tổng. - HS thực hiện nhóm 2, 2 HS làm bảng lớp. - HS làm bảng con, nêu kết quả - HS làm theo nhóm 4, trình bày 4 cm 6 cm 1 4 3cm 2 3 5cm 15cm - HS giải bài vào vở. Tập làm văn: mở bài trong văn kể chuyện I. Mục đích, yêu cầu: SGV/ 235 - Bước đầu biết cách mở bài theo 2 kiểu khác nhau(gián tiếp và trực tiếp) II. Đồ dùng dạy học: VD minh hoạ cho mỗi cách mở bài. Phiếu viết ND ghi nhớ của bài học. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài 2. Phần nhận xét. Bài tập 1,2: HS đọc ND bài 1,2. Tìm đoạn mở bài trong truyện" Trời mùa thu...tập chạy" Bài 3: HS đọc yêu cầu - So sánh cách mở bài thứ 2 và cách mở bài trước - GV chốt: Đó là hai cách mở bài cho bài văn kể chuyện: Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp 3. Phần ghi nhớ: HS đọc SGK 4. Phần luyện tập Bài tập 1: HS đọc các cách mở bài của chuyện " Rùa và thỏ", thực hiện theo nhóm - GV chốt lại lời giải đúng Cách a: Mở bài trực tiếp Cách b,c,d: Mở bài gián tiếp - HS nhìn SGK kể lại phần mở đầu theo hai cách Bài tập 2: HS đọc yêu cầu - Lớp đọc thầm phần mở bài của chuyện " Hai bàn tay". Tìm xem bài mở theo cách nào? Lời giải: Mở bài theo cách trực tiếp Bài tập 3: GV nêu yêu cầu của bài tập Lưu ý HS có thể mở đầu câu chuyện theo cách mở bài gián tiếp bằng lời của người kể chuyện hoặc lời kể chuyện của bác Lê. - HS làm bài - viết lời mở bài gián tiếp. - HS tiếp nối nhau trình bày bài viết của mình. Cả lớp và GV nhận xét, ghi điểm cho bài viết tốt nhất. 5. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà hoàn chỉnh mở bài gián tiếp cho truyện " Hai bàn tay". - 2 HS đọc tiếp nối nhau - 2 cách mở bài khác nhau - 2 HS nhắc lại - 2 HS đọc ghi nhớ SGK - HS thảo luận nhóm 2 - HS thực hiện cá nhân - HS làm bài vào vở. Lich sử: nhà lý dời đô ra thăng long I. Mục tiêu: Học xong bài HS biết - Tiếp theo nhà Lê là nhà Lý. Lý Thái Tổ là ông vua đầu tiên của nhà Lý. Ông cũng là người đầu tiên xây dựng kinh thành Thăng Long- đặt tên nước là Đại Việt. - Kinh đô Thăng Long thời Lý ngày càng phồn thịnh. - Nắm chắc thêm một mốc sự kiện lịch sử đáng nhớ của dân tộc. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Phiếu học tập III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV giới thiệu bài Hoạt động 1: Sự ra đời của nhà Lí - Năm 1005 Vua Lê Đại Hành mất, Lê Phong Lĩnh lên ngôi bạo ngược. Lý Công Uẩn là quan có tài, có đức. Khi Long Đỉnh mất, Lý Công Uẩn được tôn lên làm vua - nhà Lý Hoạt động 2: - GV đưa bản đồ hành chính (miền Bắc) - HS xác định vị trí kinh đô Hoa Lư và Đại La(Thăng Long) - Điền vào bảng so sánh: Đọc SGK " mùa xuân 1010...mỡ màng" Vùng đất Hoa Lư Đại La vị trí - không phải trung tâm - Trung tâm đất nước địa thế Rừng núi hiểm trở, chật hẹp đất rộng, bằng phẳng, màu mỡ. - Lý Thái Tổ suy nghĩ NTN mà quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La Mùa thu năm 1010 dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên Đại La thành Thăng Long. Sau đó Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt Hoạt động 3: Làm việc cả lớp + Thăng Long thời Lý đã được xây dựng như thế nào? Kết luận: Thăng Long có nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa. Dân tụ họp ngày càng đông và lập nên phố, nên phường Hoạt động tiếp nối: - HS đọc ghi nhớ ở SGK. - HS liên hệ: những con phố, tên trường...mang tên Lý Thánh Tông. - Bản thân em cần phải làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - GV nhận xét gờ học. - Dặn HS học bài, chuẩn bị cho bài sau Chùa thời Lý - HS lắng nghe - HS làm việc nhóm 4, trình bày - cho con cháu đời sau xây dựng cuộc sống ấm no. - HS thảo luận nhóm 2, trình bày - HS tự nêu suy nghĩ của bản thân Chiều: Luyện toán: mét vuông, đề-xi-mét vuông I. Mục tiêu: - Củng cố lại đơn vị đo diện tích đã học. - Nắm chắc quan hệ đo giữa các đơn vị để làm tốt bài tập. - ý thức học tập toán được tốt hơn. II. Hoạt động dạy học: 1. Ôn kiến thức: GV đọc HS viết bảng con. Một trăm hai mươi lăm đề-xi-mét vuông, chín mươi lăm đề-xi-mét vuông, hai trăm linh năm mét vuông. - Nêu mối quan hệ đo giữa mét vuông và đề-xi-mét vuông. 2. Thực hành: Bài 1: GV viết bảng HS đọc tiếp sức nhau. 49 dm2, 119 dm2, 32 000 dm2, 1969 m2, 990 m2, 200200 m2 - Củng cố lại cách đọc số đã học Bài 2: viết số thích hợp vào chỗ chấm, HS làm bảng con 4 dm2 = 400 cm2 1000 cm2 = 10 dm2 4800 dm2 = 48 m2 6 m2 = 60 dm2 11 m2 = 110000 cm2 15 dm22 cm2 = 1502 cm2 Củng cố về cách đổi đơn vị đo Bài 3: một sân vận động có chiều dài 150 m và chiều rộng 120 m. Tính chu vi và diện tích của sân vận động. - HS đọc bài và tự giải bài vào vở. - GV chấm , chữa bài, nhận xét bài làm của HS Bài giải: chu vi của sân vận động là: (150 + 120) : 2 = 135(m) Diện tích sân vận động là: 150 x 120 = 18 000(m2) Đáp số: 135 m; 18 000m2 3. Củng cố, dặn dò: - GV hệ thống lại kiến thức đã học. - Ôn lại tất cả các dạng bài tập. Xem trước bài ở tiết sau. Luyện đọc: có chí thì nên I. Mục đích, yêu cầu: - Củng cố lại cách đọc các câu tục ngữ. Hiểu được giá trị ý nghĩa của các câu tục ngữ, thành ngữ đó. - Có ý thức trong rèn đọc, đọc trơn, lưu loát tất cả các bài tập đọc, thơ, văn. II. Hoạt động dạy học: 1. Ôn kiến thức: - 2 HS đọc lại bài : Có chí thì nên Nêu ND của bài. 2. Luyện đọc: - 1HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm. - HS đọc tiếp sức từng dòng thơ. - HS luyện đọc theo nhóm 2. - 2 HS đọc lại toàn bài. * Tìm hiểu ý nghĩa của các câu tục ngữ, thành ngữ. - Em hày giải thích ý nghĩa của các câu tục ngữ...trên. HS thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm giải thích 2 câu. - Các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung thêm ý nghĩa của các câu tục ngữ đó. + câu 1 và câu 4: khẳng định rằng có ý chí nhất định thành công. + câu 2 và câu 5: khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn. + câu 3, 6, 7 : khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn. - Em hãy lấy thêm một vài VD cụ thể khác để chứng minh. HS suy nghĩ lấy VD, cả lớp và GV nhận xét chung. - Em hãy tìm thêm một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về có chí thì nên. Các nhóm thi tìm và viết nhanh ra giấy nháp, trình bày. Nhóm nào tìm được nhiều đúng là thắng cuộc. 3. Củng cố, dặn dò: - HS đọc lại các câu ca dao, tục ngữ trên. - Về nhà học thuộc lòng tất cả các câu ca dao, tục ngữ trên. Sinh hoạt: lớp I. Mục tiêu: - Củng cố lại hoạt động tuần qua. - Phương hướng cho hoạt động tuần tới. II. Hoạt động dạy học: - Lớp trưởng nhận xét hoạt động tuần qua. - ý kiến các thành viên khác. - GV nhận xét chung: + Đi học đều, đúng giờ, có ý thức học tập tốt. + Trang phục gọn gàng đúng quy định. + Vệ sinh lớp học và VS cá nhân sạch sẽ gọn gàng. + Hoàn thành kiểm tra giữa kì 1 + Chuẩn bị tốt mọi điều kiện để GV dự giờ thăm lớp. Tồn tại: - chấp hành nội quy học tập chưa tốt: Chi, Hiền, Thắng. - VS trường lớp còn chậm, ý thức chưa cao. - VS cá nhân chưa gọn gàng, sạch sẽ: Vương, Sung. - Đau ốm dài ngày: Mai, Tuyên. - Chất lượng bài kiểm tra giữa học kì chưa cao. * phương hướng tuần tới - Lập thành tích chào mừng ngày 20/11. -Tiếp tục đăng kí giờ học tốt, ngày học tốt. - Chuẩn bị mọi điều kiện cho GV dự giờ, thăm lớp. - Tiếp tục hoàn thành trang trí lớp học. - Lao động chăm sóc bồn hoa, cây cảnh.

File đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 11.doc
Giáo án liên quan