Giáo án bộ môn lớp 4 tuần 12

KHOA HỌC

SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN

CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN

I. Mục tiêu:

 Giúp HS:

 -Củng cố kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên dưới dạng sơ đồ

 -Vẽ và trình bày vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

 -Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nước xung quanh mình.

II. Đồ dùng dạy- học:

 -Hình minh hoạ trang 48, 49 / SGK (phóng to).

 -Các tấm thẻ ghi: Bay hơi Mưa Ngưng tụ

 -HS chuẩn bị giấy A4, bút màu.

 

doc11 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1058 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bộ môn lớp 4 tuần 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
? -GV gọi 5 HS trình bày -GV nhận xét và cho điểm những HS nói tốt, có hiểu biết về vai trò của nước đối với sự sống. 3.Củng cố- dặn dò: -GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Nhắc nhở những HS còn chưa chú ý. -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. -Dặn HS về nhà hoàn thành phiếu điều tra. -Phát phiếu điều tra cho từng HS. -3 HS lên bảng trả lời. -HS thực hiện. +Cây không thể sống được khi thiếu nước. +Nước rất cần cho sự sống của cây. -HS lắng nghe. -HS thảo luận. -Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp. +Thiếu nước con người sẽ không sống nổi. Con người sẽ chết vì khát. Cơ thể con người sẽ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng hòa tan lấy từ thức ăn. +Nếu thiếu nước cây cối sẽ bị héo, chết, cây không lớn hay nảy mầm được. +Nếu thiếu nước động vật sẽ chết khát, một số loài sống ở môi trường nước như cá, tôm, cua sẽ bị tiệt chủng. -HS bổ sung và nhận xét. -HS lắng nghe. -HS đọc. -HS trả lời. +Uống, nấu cơm, nấu canh. +Tắm, lau nhà, giặt quần áo. +Đi bơi, tắm biển. +Đi vệ sinh. +Tắm cho súc vật, rửa xe. +Trồng lúa, tưới rau, trồng cây non. +Quay tơ. +Chạy máy bơm, ô tô. +Chế biến hoa quả, cá hộp, thịt hộp, bánh kẹo. +Sản xuất xi măng, gạch men. +Tạo ra điện. -Con người cần nước để sinh hoạt, vui chơi, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. -HS sắp xếp -HS đọc. -HS lắng nghe. -HS suy nghĩ độc lập đề tài mà GV đưa ra trong vòng 5 phút. -HS trả lời. LỊCH SỬ CHÙA THỜI LÝ I.Mục tiêu : Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo phật thời Lý. +Nhiều vua nh Lý theo đạo Phật. +Thời Lý, cha được xây dựng ở nhiều nơi. +Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình. II.Chuẩn bị : -Ảnh phóng to chùa Dâu ,chùa Một Cột ( nếu có). -PHT của HS . III.Hoạt động trên lớp : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ổn định: -GV cho HS hát . 2.KTBC : “Nhà Lý dời đô ra Thăng Long”. + Sau khi lên ngôi, Lý Công Uẩn đã làm gì? + Khi Công Uẩn lên làm vua, Thăng Long được xây dựng như thế nào? -GV nhận xét ghi điểm . 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài : GV cho HS quan sát ảnh tượng phật A-di-đà, ảnh một số ngôi chùa và hôm nay các em sẽ học Lịch sử bài “Chùa thời Lý”. b.Phát triển bài : - GV giới thiệu thời gian đạo Phật vào nước ta và giải thích vì sao dân ta nhiều người theo đạo Phật . (Đạo Phật từ Ấn Độ du nhập vào nước ta từ thời PKPB đô hộ . Đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ , lối sống của dân ta ) . * Đạo phật khuyên làm điều thiện, tránh điều ác. (Hoạt động cả lớp) : -GV cho HS đọc SGK từ “Đạo phật ..rất thịnh đạt.” -GV đặt câu hỏi: Vì sao nói: “Đến thời Lý, đạo Phật trở nên phát triển nhất ?” -GV nhận xét kết luận: Đạo Phật có nguồn gốc từ Ấn Độ, đạo phật du nhập vào nước ta từ thời PKPB đô hộ. Vì giáo lí của đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ, lối sống của nhân dân ta nên sớm được nhân dân tiếp nhận và tin theo. * Sự phát triển của đạo phật dưới thời Lý (Hoạt động nhóm) : GV phát PHT cho HS -GV đưa ra một số ý phản ánh vai trò, tác dụng của chùa dưới thời nhà Lý. Qua đọc SGK và vận dụng hiểu biết của bản thân, HS điền dấu x vào ô trống sau những ý đúng: +Chùa là nơi tu hành của các nhà sư £ +Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo phật £ +Chùa là trung tâm văn hóa của làng xã £ +Chùa là nơi tổ chức văn nghệ £ -GV nhận xét, kết luận. * Chùa trong đời sống sinh hoạt của nhân dân (Hoạt động cá nhân) : -GV mô tả chùa Dâu, chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà (Trên ảnh phóng to) và khẳng định chùa là một công trình kiến trúc đẹp. -GV nhận xét và kết luận. 4.Củng cố : -Cho HS đọc khung bài học. -Vì sao dưới thời nhà Lý nhiều chùa được xây dựng? -Em hãy nêu những đóng góp của nhà Lý trong việc phát triển đạo phật ở Việt Nam? -GV nhận xét, đánh giá. 5. Dặn dò: -Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài: “Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai”. -Nhận xét tiết học. -Cả lớp hát . + Được lên làm vua tên nước là Đại Việt. + Thăng Long có nhiều lâu ngày một đông. -HS khác nhận xét . -HS lắng nghe. -HS đọc. -Dựa vào nội dung SGK, HS thảo luận và đi đến thống nhất: Nhiều vua đã từng theo đạo Phật. Nhân dân theo đạo Phật rất đông. Kinh thành Thăng Long và các làng xã có rất nhiều chùa. -HS các nhóm thảo luận và điền dấu X vào ô trống. -Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh. -Hs mô tả lại. -3 HS đọc. -HS trả lời. -HS cả lớp. ĐỊA LÝ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ A .MỤC TIÊU : - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ: + Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa củ sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên; đây là đồng bằng lớn thứ hai nước ta. + Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác, vời đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển. + Đồng bằng Bắc Bộ có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, có hệ thống đê ngăn lũ. - Nhận biết được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam. - Chỉ một số sông chính trên bản đồ (lược đồ); Sông Hồng, sông Thái Bình. HS khá , giỏi : + Dựa vào ảnh trong SGK , mô tả đồng bằng Bắc Bộ; đồng bằng bằng phẳng vời nhiều mảnh ruộng . sông uốn khúc , có đê và mương dẫn nước . + Nêu tác dụng của hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ B .CHUẨN BỊ - Bản đồ địa lí tự nhiên VN - Tranh ảnh về đồng bằng Bắc Bộ, sông Hồng, đê ven sông. C . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I/.Ổn định : II/ Kiểm tra bài cũ - Chỉ vị trí dãy HLS, đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên, TP Đà Lạt trên bản đồ địa lí tự nhiên VN - Gv nhận xét, ghi điểm - Hát - 2 – 3 HS lên chỉ III / Bài mới 1 Giới thiệu bài - GV ghi tựa bài * Đồng bằng lớn ở miền trung Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp - GV yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ. - GV chỉ bản đồ và nói cho HS biết đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì & cạnh đáy là đường bờ biển Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân - Dựa vào hình ảnh và kênh chữ SGK trả lời câu hỏi : + Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa những sông nào bồi đắp nên? + Đồng bằng có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng của nước ta? + Địa hình (bề mặt) của đồng bằng có đặc điểm gì? + Dựa vào ảnh trong SGK, mô tả đồng bằng Bắc Bộ; đồng bằng bằng phẳng vời nhiều mảnh ruộng. sông uốn khúc, có đê và mương dẫn nước. - GV nhận xét chốt ý đúng. * Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ Hoạt động 3 - Vì sao sông có tên là sông Hồng ? - Khi mưa nhiều, nước sông ngòi, ao, hồ, thường như thế nào? - Mùa mưa của đồng bằng Bắc Bộ trùng với mùa nào trong năm? - Vào mùa mưa, nước các sông ở đây như thế nào? Hoạt động 4 : Thảo luận nhóm * GDBVMT : HS biết được tác dụng của đê ven sông ngăn lũ và sử dụng nước đó tười tiêu vào mùa khô. - Người dân đồng bằng Bắc Bộ đắp đê ven sông để làm gì? - Hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? * Trả lời các câu hỏi tiếp theo ở mục 2, SGK. - Ngoài việc đắp đê, người dân còn làm gì để sử dụng nước các sông cho sản xuất? - GV nhận xét chốt ý đúng . Bài học SGK IV/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ : - Nêu những đặt điểm về sông ngòi và đồng bằng Bắc Bộ - Dặn HS về nhà học thuộc bài và xem bài sau. -HS lên bảng chỉ trên bản đồ vị trí ĐBBB - Phù sa của sông Hồng và sông Thái bình bồi đắp . - Thứ hai sau đồng bằng Nam Bộ - Có địa hình tương đối bằng phẳng . - ( HS khá , giỏi ) - Vì có nhiều phù sa (cát, bùn trong nước) nên nước sông quanh năm có màu đỏ, do đó sông có tên là sông Hồng - Nước các sông dâng cao thường gây ngập lụt ở đồng bằng. - Trùng với mùa lũ. - HS dựa vào việc quan sát hình ảnh, kênh chữ trong SGK, vốn hiểu biết của bản thân để thảo luận theo gợi ý. - ( HS khá giỏi )- Đắp đê để ngăn lũ + Hệ thống đê dài tới hàng nghìn km . + Còn đào nhiều kênh mương để tưới tiêu nước cho đồng ruộng - HS trình bày kết quả, thảo luận cả lớp để tìm kiến thức đúng -Vài HS đọc - HS nêu KỸ THUẬT KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT ( tiết 3) A .MỤC TIÊU : - Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. - Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm. Với học sinh khéo tay: - Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau, Đường khâu ít bị dúm. B .CHUẨN BỊ : - Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột (quần, áo, túi xách, bao gối...). - Vật liệu và dụng cụ cần thiết: + Một mảnh vải trắng hoặc màu có kích thước 20cm x 30cm + Len hoặc sợi khác với màu vải. + Kim khâu len, kéo cắt vải, bút chì, thước. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I / Ổn định tổ chức II / Kiểm tra bài cũ Tiết 1 - Nêu thao tác kĩ thuật. III / Bài mới: a. Giới thiệu bài: Tiết 3 b .Hướng dẫn: + Hoạt động 1: HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải. - Gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện thao tác gấp mép vải. - GV nhận xét, củng cố các bước: + Bước 1: Gấp mép vải. + Bước 2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. - Kiểm tra vật liệu, dụng cụ thực hành của HS và nêu yêu cầu, thời gian hoàn thành sản phẩm. - Quy định thời gian hoàn thành sản phẩm 20 phút - GV quan sát, uốn nắn thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn cho HS còn lúng túng. * GV lưu ý HS - Chú ý cách cầm kim , khi rút chỉ . - không đùa nghịch khi thực hành + Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập. - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. - Các tiêu chuẩn đánh giá. + Gấp được mảnh vải phẳng, đúng kĩ thuật. + Khâu viền bằng mũi khâu đột. + Mũi khâu tương đồi đều, phẳng. + Hoàn thành sản phẩm đúng thời hạn. - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập. IV / CỦNG CỐ –DĂN DÒ - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: Thêu móc xích - Hát - HS lên trình bài - 2 em nhắc lại cả lớp lắng nghe - HS để lên bàn dụng cụ vật liệu thực hành để GV kiểm tra . - HS thực hành gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. - HS trưng bày các sản phẩm của mình đã hoàn thành. - HS tự đánh giá sản phẩm.

File đính kèm:

  • docTuần 12.doc
Giáo án liên quan