Địa lý học – Những vấn đề ứng dụng trong thực tiễn

Hiện nay, nền giáo dục nước ta đang đứng trước nhữngcơ hội và thách thức

lớn. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước đã đặt ra

mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo

hướng hiện đại. Chiến lược này đã đặt lên vai ngành giáo dục một nhiệm vụ nặng

nề là phải đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực có trình độ và phẩm

chất cao để đáp ứng yêu cầuphát triển đất nước.

Trong những năm gần đây nhờ việc áp dụng nội dung, chương trình và

phương pháp dạy học theo hướng mới, chất lượng đào tạo của ngành giáo dục đã

được nâng cao rất nhiều. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực và trên thế giới,

khả năng ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống của học sinh –

sinh viên Việt Nam vẫn còn kém hơn rất nhiều. Địa lý học là một khoa học tổng

hợp, các phân ngành của Địa lý có rất nhiều ứng dụng vào đời sống và sản xuất.

Nhưng trong thực tế, kỹ năng ứng dụng thựctiễn của sinh viên ngành Địa lý ở các

trường Đại học nhìn chung vẫn còn yếu và cần phải được nâng cao

pdf71 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1620 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Địa lý học – Những vấn đề ứng dụng trong thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đổi ở đây, mặc dù hoạt động ưa thích nhất nhưng đối với các em mức đáp ứng là chưa nhiều. Và hoạt động đứng thứ 5 trong mức cần thiết thì các em có thể đáp ứng ngay lập tức. Điều này có thể hiểu là đối với các hoạt động tham quan thì cần thời gian và sức khỏe nhiều hơn hoạt động nhắc nhở các bạn tham gia giữ gìn vệ sinh. Và hoạt động này các em cũng đã từng thực hiện rồi nên sẽ dễ tiến hành hơn. Đa số các hoạt động còn lại các em chỉ đáp ứng ở mức trung bình mà thôi. 10 mức đáp ứng đầu tiên chúng ta có thể nhận thấy đó là các hoạt động mà các em đã từng thực hiện thuần thục khi được giáo dục về môi trường trong học đường như hoạt động ngày chủ nhật xanh, dọn dẹp vệ sinh trường lớp, tuyên truyền vận động gia đình tham gia giữ gìn vệ sinh,... Bên cạnh đó vẫn có những hoạt động chưa được tổ chức trong các buổi ngoại khóa nhưng các em vẫn cho rằng mình có thể thực hiện được nếu hoạt động đó được tổ chức như: tham quan khu sinh thái, đi thực tế bờ biển, tìm hiểu các loại bệnh gây ra do ô nhiễm… Điều này cho thấy các em rất mong muốn được tham gia các hoạt động ngoại khóa trong trường học đặc biệt các hoạt động có tác động đến ý thức bảo vệ môi trường. Các mức đáp ứng còn lại nằm trong các hoạt động như đã phân tích ở trên là khó thực hiện đối với các em như: tham quan, khảo sát các nơi ô nhiễm, ghi nhận tác động ô nhiễm, làm báo cáo ô nhiễm, tham gia đội bảo vệ môi trường. Tác động của các hoạt động ngoại khóa đến ý thức bảo vệ môi trường của các em học sinh: Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy đánh giá của các em đối với các hoạt động ngoại khóa. Đa số 51,65 % cho rằng nó hào hứng và hấp dẫn. 24,49% cho rằng bình thường. Ý kiến cho rằng các hoạt động ngoại khóa chưa có gì đặc sắc cũng cần xem xét trong điều kiện thực tế hiện nay của hoạt động giáo dục môi trường không chỉ trong môn Địa lý mà còn trong các môn học khác. Chỉ có 1,67% cho là chán nản, không thú vị. Như vậy nhìn tổng quan chúng ta có thể thấy được đa số các em rất hào hứng với các hoạt động ngoại khóa trong giáo dục môi trường nhưng bản chất các hoạt động chưa thu hút và chưa mang lại hứng thú cho học sinh THPT hiện nay. Khoa Địa lý Hội thảo khoa học sinh viên lần 3 – 2006 Biểu đồ thể hiện đánh giá của các em học sinh khi tham gia các hoạt động ngoại khĩa 51.65% 22.49% 1.67% 7.52% 16.67% hào hứng, hấp dẫn bình thường chán nản, khơng thú chưa cĩ gì đặc sắc ý kiến khác Kết quả của các hoạt động ngoại khóa 36 8 63 10 3 0 10 20 30 40 50 60 70 cĩ, rất nhiều hồn tồn khơng cĩ một ít ý kiến khác phiếu trắng Biểu đồ cột thể hiện tác động của các hoạt động ngoại khĩa đến ý thức bảo vệ mơi trường của học sinh cĩ, rất nhiều hồn tồn khơng cĩ một ít ý kiến khác phiếu trắng Câu hỏi cuối cùng nhằm khẳng định các kiến thức mà các em góp nhặt được sau các hoạt động ngoại khóa. Nhìn vào biểu đồ cột ta thấy thực tế thật đáng buồn. Các em đều cho rằng các hoạt động ngoại khóa hiện nay chỉ giúp các em hiểu được một ít về bảo vệ môi trường (63/118 phiếu). Ta có thể thấy rằng thực tế hiện nay đa số các hoạt động ngoại khóa được tổ chức chỉ mang tính chất phong trào chưa tác động nhiều đến ý thức bảo vệ môi trường của các em học sinh. Vẫn có một số lượng học sinh chọn là “có, rất nhiều” (36/118 phiếu). Tuy nhiên số lượng này chỉ chiếm 30% trong tổng số học sinh. Điều này thể hiện một khía cạnh khác là đã có chương trình giáo dục môi trường trong các hoạt động ngoại khóa nhưng số lượng là không nhiều. Và hoạt động này đang dần đi vào chiều sâu hơn. Tuy nhiên về cơ bản là vẫn phải có nhiều hoạt động ngoại khóa hơn nữa đặc biệt trong môn Địa lý, để tác động đến ý thức bảo vệ môi trường của học sinh nhiều hơn nữa. Địa lý học – Những vấn đề ứng dụng trong thực tiễn 68 Khoa Địa lý Hội thảo khoa học sinh viên lần 3 – 2006 Địa lý học – Những vấn đề ứng dụng trong thực tiễn 69 Tổng hợp các ý kiến của các em về hoạt động bảo vệ môi trường hiện nay tại TP.HCM: - Nhắc nhở những người xung quanh không được vứt rác bừa bãi. - Trong trường học cần có các hoạt động ngoại khóa gây hứng thú hơn nữa đối với vấn đề giáo dục môi trường chứ không đơn thuần là những hoạt động như hiện nay. - Tăng cường các băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền bảo vệ môi trường. - Tăng cường thùng rác trong thành phố, trong trường học. - Phân loại rác thải để dễ dàng xử lí và tái sử dụng. - Giảm thiểu việc đi xe máy, tăng cường đi xe bus để giảm ô nhiễm không khí. - Trồng thêm nhiều cây xanh, xây dựng nhiều công viên trong thành phố. - Lập nhóm bảo vệ môi trường để nhắc nhở mọi người bảo vệ môi trường. - Giải quyết những hậu quả do ô nhiễm môi trường tạo ra. Vì bảo vệ môi trường không có nghĩa là chỉ hướng tới những gì chúng ta chưa làm được mà còn là khắc phục những điều chúng ta đã làm sai. - Xử phạt thật nặng đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường (xả rác, tiểu tiện bừa bãi…) III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Từ những số liệu cũng như các ý kiến của các em học sinh mà người nghiên cứu thu thập được, xin rút ra một số kết luận sau đây: - Các em học sinh bị thu hút bởi các hoạt động ngoại khóa ngoài trường học (như tham quan các địa điểm tự nhiên) nhiều hơn các hoạt động diễn ra trong trường học. - Các hoạt động ngoại khóa về giáo dục môi trường chưa được tổ chức thường xuyên tại trường học. Số lượng các hoạt động hiện nay rất hạn chế. - Các hoạt động ngoại khóa hiện nay được các em đánh giá là cần thiết đa số là các hoạt động có thể thực hiện được trong chương trình môn Địa lý để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em một cách hiệu quả. - Khả năng đáp ứng của các em đối với các hoạt động trên còn hạn chế do các em chưa được hướng dẫn thực hiện cụ thể. Bên cạnh đó là tâm lí e dè đối với các hoạt động mới trong chương trình ngoại khóa. Tuy nhiên nếu các hoạt động về giáo dục môi trường được tiến hành một cách bài bản thì khả năng đáp ứng của các em là rất lớn. Bởi các em rất hào hứng với các hoạt động về giáo dục môi trường trong chương trình ngoại khóa đặc biệt trong môn Địa lý. Khoa Địa lý Hội thảo khoa học sinh viên lần 3 – 2006 Địa lý học – Những vấn đề ứng dụng trong thực tiễn 70 - Thực tế hiện nay cho thấy những tác động của các hoạt động ngoại khóa đến ý thức bảo vệ môi trường của các em là không nhiều. Hầu hết chỉ là các hoạt động diễn ra với ý nghĩa phong trào chưa tác động mạnh đến ý thức của các em, cho nên chưa đạt được hiệu quả cao. Từ những ý kiến của các em, chúng ta nên nhìn nhận thực trạng của vấn đề giáo dục môi trường hiện nay trong trường THPT. Giáo dục môi trường thực chất vẫn nằm trên sách vở nhiều hơn đi sâu vào trong thực tế. Các em học sinh rất cần người hướng dẫn cho mình cách ứng xử đúng đắn đối với môi trường hiện nay.Đặc biệt đối với các sinh viên khoa Địa lý cần phải có sự tìm tòi và tự trang bị cho mình những kiến thức mới về bảo vệ môi trường. Để khi ra trường các bạn sẽ là những người giáo viên tương lai vừa nắm vững kiến thức vừa biết vận dụng các kiến thức về giáo dục môi trường vào trong tình hình thực tế của từng nơi, tạo hứng thú cho các em đối với môn học và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em thông qua các hoạt động ngoại khóa một cách hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đề tài cấp Bộ: Biên soạn tài liệu và tập huấn về giáo dục bảo vệ môi trường Sư phạm (mã số: B2001 - 23 -23 - TĐ, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM) (9/2004) [2] Khóa luận tốt nghiệp: “Xây dựng hệ thống modun giáo dục môi trường qua môn Địa lý 12”, Phạm Thị Bình. [3] Đề tài: “Thực trạng nhận thức về môi trường và việc bảo vệ môi trường của thanh thiếu niên phường 1, quận Bình Thạnh, TP.HCM, ThS. Lê Thị Minh (9/2004). [4] Đề tài: “Điều tra việc giáo dục môi trường thông qua bộ môn Sinh lớp 11 trường THTH Đại học Sư phạm TP.HCM”, ThS. Lê Thị Minh (9/2003) [5] Đề tài: “Xây dựng chương trình và hình thức giáo dục môi trường trong các trường ĐHSP nước ta thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”, TS. Phạm Xuân Hậu (in trong kỷ yếu Hội thảo khoa học khoa Địa lý năm 2004). [6] Đề tài: “Vệ sinh môi trường trường học ở quận 8 TP.HCM”, GS.TSKH Lê Huy Bá – Nguyễn Thị Trốn – Đinh Thị Thu Mai. (in trong kỷ yếu Hội thảo khoa học khoa Địa lý năm 2004). [7] Đề tài: “Những khả năng khai thác kiến thức giáo dục môi trường từ sách giáo khoa THPT”, ThS. Ngô Thị Lan. [8] Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999. [9] Giáo trình: Đo lường và đánh giá kết quả học tập, Khoa Tâm lý Giáo dục trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. [10] Tâm lý học sư phạm, Lê Văn Hồng, Nhà xuất bản Giáo dục.

File đính kèm:

  • pdfKy yeu hoi thao khoa hoc sinh vien lan 3.pdf