Đề tài Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực

Đã nhiều năm dạy học ở trường tiểu học tôi thường chú ý nhiều trong việc giảng dạy và thực hiện kế hoạch, nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo và giáo dục học sinh, hầu như ít để ý đến công việc “ trang trí lớp học ”. Với tinh thần trách nhiệm vượt khó của bản thân, từ những năm học qua, tôi quyết tâm “ xây dựng lớp học tôi đang phụ trách thành lớp học thân thiện ”.

 Hiện nay, giáo dục tiểu học giữ vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục . Đó là bậc tiểu học đối với trẻ em trong độ tuổi đến trường.

 Đất nước ngày càng phát triển, giáo dục ngày càng được quan tâm và là vị trí then chốt trong nền tảng giáo dục nói chung. Do đó, xây dựng lớp học thân thiện cũng đóng vai trò không nhỏ trong giáo dục, giáo viên không chỉ truyền đạt trí thức, kĩ năng cho học sinh mà còn giáo dục những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, những thói quen nề nếp trong giao tiếp.

 

doc17 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 11290 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệm, thông qua kiến thức đã được học tập, kết hợp với một số tài liệu và kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn dạy học ở Trường Tiểu học A Long Bình. Bản thân cố gắng làm rõ lý luận, cùng với thực trạng, phân tích rút ra những bài học kinh nghiệm, đề ra một số giải pháp để góp phần xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực. - Đối tượng: Giáo viên và học sinh lớp 1D Trường Tiểu học A Long Bình. - Nội dung: Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực. - Thời gian: Từ năm học 2010 – 2011; 2011 – 2012 đến nay. IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: Từ những cơ sở trên việc trang trí lớp học cho thấy tầm quan trọng và sự cần thiết phải xây dựng mô hình trường học mới. Phần nội dung I.Thực trạng ban đầu: Trường Tiểu học A Long Bình thuộc xã biên giới , đời sống người dân còn khó khăn. Vì vậy, việc đầu tư cho giáo dục địa phương của người dân còn hạn chế. Tuy nhiên, để làm được điều đó đòi hỏi sự chịu khó của giáo viên. Lớp 1D nằm ở điểm chính của trường, thuộc ấp Tân khánh, nằm trên khu dân cư cao nên không ngập nước, thuận lợi cho việc học tập của học sinh và xây dựng cảnh quang của trường. - Môi trường xung quanh: xây dựng lớp học xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện. - Môi trường tâm lý xã hội: xây dựng tốt mối quan hệ gần gũi giữa giáo viên, học sinh, phụ huynh, nhân viên. - Môi truờng giáo dục: không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, sử dụng nhiều hình thức và phương pháp dạy học kích thích khả năng ham học hỏi của học sinh. II. Biện pháp thực hiện: 1. Xây dựng lớp học xanh, sạch, đẹp, an toàn: - Lớp 1 D nằm ở tầng 1 được lát gạch nên thuận lợi cho việc giữ vệ sinh, lớp có đủ đèn, quạt thoáng mát vào lúc trời oi bức. Trang trí thêm cảnh quang lớp học để không gian của lớp sinh động và sự yêu thích của các em. Bàn ghế giáo viên và bàn ghế học sinh được xếp ngay ngắn, giúp các em ngồi thẳng hàng, ngay lối. + Khẩu hiệu treo tường: “ Lớp học thân thiện, học sinh tích cực ” và “ Thi đua dạy tốt, học tốt” nhằm thể hiện không khí thật của lớp học, tạo không gian thoải mái, dễ chịu giúp các em thích đến lớp hơn ở nhà.. + Góc trưng bày các sản phẩm sưu tầm và sản phẩm do học sinh làm ra. + Góc treo bảng mẫu chữ, số giúp học sinh vừa chơi vừa học. Năm điều Bác Hồ dạy luôn luôn được đọc trong lúc đầu giờ giúp các em thực hiện tốt nhiệm vụ học sinh làm theo lời Bác dạy. + Trang trí cây xanh để trong lớp tạo không khí thoáng mát. +Lẳng hoa gắn tường tạo không khí lớp học ấm áp, trong lành giúp các em phấn khởi trong học tập. + Góc treo hình chụp có tên, ngày sinh từng thành viên trong lớp giúp các em làm quen với các bạn và ngày sinh nhật của tất cả các bạn trong lớp tạo sự đoàn kết.. THƯ (23.6) KHANG (25.6) CHÁNH (19.5) KHOA (7.11) + Bình nước lọc giúp các em có nguồn nước sạch đảm bảo tốt sức khỏe cho các em. + Góc nghệ thuật dành cho các em tham khảo và yêu thích cái đẹp trong cuộc sống hằng ngày. + Góc Tiếng Việt giúp các em biết đọc và phát âm tiếng Việt đúng qua những bài viết đẹp và đúng chính tả. Ví dụ: tình bạn qua câu chuyện tìm tòi các từ có âm, vần, dấu thanh cần học hay phân biệt các câu trong khi đọc. + Góc toán giúp các em phân biệt về nhiều hơn ít hơn, các phép cộng, trừ. ngoài ra, các em còn biết đếm theo thứ tự qua các đồ vật, tranh ảnh. Góc Tự nhiên và xã hội giúp các em nhận biết được một số loài cây sống trên cạn và cây sống dưới nước,… Góc đạo đức giúp các em biết lễ phép với thầy cô, người lớn tuổi. Biết đi thưa về chào. +Mỗi học sinh là một đóa hoa, thể hiện niềm vui trong học tập, thích đến lớp hơn ở nhà. + Tranh ảnh đủ loại về các con vật, loài hoa, rau cải, trái cây,... có hình ảnh đẹp giúp học sinh nhận biết được các sự vật trong cuộc sống. + Trong giờ ra chơi các em còn được xem tranh về các con vật, tìm hiểu đặc điểm, hình dáng và sự sống của chúng. + Bệnh răng miệng trong học đường giúp học sinh quan sát cách đánh răng và một số bệnh về răng miệng thường gặp , trao đổi, học tập và tìm hiểu nhau vào giờ giải lao. +Một số hình ảnh về tư thế ngồi học: Ngồi học đúng tư thế để tránh bệnh cong vẹo cột sống. 2. Dạy và học có hiệu quả: * Đối với giáo viên: - Tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn - Giáo viên dạy lớp một cần rèn luyện chữ viết để cho học sinh noi theo trong quá trình luyện chữ cho các em. - Phát âm rành mạch, rõ ràng giúp học sinh phát âm đọc đúng. - Luôn dự giờ và trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp nhằm nâng cao tay nghề. - Dạy lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong từng tiết dạy và qua các tiết địa phương. - Dự học đầy đủ các lớp bồi bưỡng chuyên môn do trường, ngành tổ chức. - Hình thành đội ngũ cán bộ lớp biết quản lý lớp tốt. Lớp biết tự giữ trật tự, tổ chức truy bài 15 phút đầu giờ ( đọc bảng ôn âm, vần, số được giáo viên phát mỗi em một bảng) rất tốt; biết giữ vệ sinh lớp học; biết tự xếp hàng ra vào lớp,...Cán bộ lớp biết nhắc nhở các bạn giữ trật tự khi xếp hàng về và giữ trật tự trên đường về nhà. .- Chia nhóm những em gần nhà giúp đỡ nhau trong học tập. - Giờ giải lao tổ chức cho các em chơi trò chơi: tìm tiếng có phụ âm đầu bằng các chữ cái đã học có liên quan đến đồ dùng học tập,...vừa giúp các em bớt căng thẳng, vừa gây hứng thú học tập. - Phối hợp nhiều hình thức và phương pháp dạy học trong các tiết dạy như: thảo luận nhóm, đóng vai, hỏi đáp giúp các em hứng thú học tập không gây nhàm chán cho học sinh. Đối với học sinh. - Siêng năng, chăm chỉ học hỏi nhau ở bạn bè và thầy cô. - Tích cực học tập và tham gia phát biểu xây dựng bài. - Đi học đều 2 buổi/ ngày. - Không có hiện tượng trốn học, bỏ học. - Đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập. 3. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh: - Tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian trong các giờ giải lao, các ngày lễ,... - Tổ chức liên quan văn nghệ, nêu các câu hỏi mang tính giáo dục , nhằm thu hút học sinh trong các tiết sinh hoạt dưới cờ và các ngày Tết, lễ. 4. Rèn kĩ năng sống cho học sinh: - Tham gia tích cực các câu lạc bộ do trường tổ chức: vẽ tranh - Tăng cường giáo dục kĩ năng sống thông qua các môn học và các tiết địa phương. Giúp các em có kĩ năng giao tiếp, ứng xử có văn hoá, thói quen và kĩ năng làm việc. - Tổ chức trồng cây chăm sóc và bảo vệ cây xanh. 5. Sự tham gia của cộng đồng: - Trường vận động các mạnh thường quân phát sách vở, quần áo,...cho học sinh nghèo của các lớp. - Là một trường gần biên giới nên thường xuyên được sự hỗ trợ các công ty xổ số kiến thiết: phát cho mỗi học sinh nghèo một phần quà để hỗ trợ học sinh khó khăn, tặng áo phao phát cho học sinh Cam Pu Chia vào mùa lũ , ..Đặc biệt năm nay trường mở lớp bán trú cho học sinh ở lại tại trường có chỗ nghỉ ngơi, ăn uống hợp vệ sinh.. Nhằm tạo điều kiện cho học sinh học tốt hơn. - Lớp tổ chức họp phụ huynh 3lần/ năm nhằm tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của phụ huynh. Qua đó nhằm khẳng định rằng muốn con em chúng ta có một tương lai tốt đẹp không việc gì khác ngoài giáo dục. III. Kết quả đạt được: - Bản thân tôi rất hài lòng với những gì mình đã làm. - 90% học sinh lớp 1D được hỏi đã trả lời là thích đến lớp vì lớp rất vui. - Luôn tham gia tốt các hoạt động của truờng ngành tổ chức - Điều quan trọng là tạo được niềm tin vững chắc của phụ huynh. Cụ thể là qua các cuộc họp giúp phụ huynh hiểu rõ tình hình lớp. Việc trang trí lớp sạch đẹp, an toàn, tạo cảm giác lớp học như ngôi nhà nên từ đó, việc nghỉ học của các em giảm nhiều so với những năm học trước. Đa số học sinh đi học đều 2 buổi/ ngày, nghỉ học đều có xin phép, không còn hiện tượng trốn học như những năm học trước. - Qua các kỳ thi cho thấy kết quả học tập có nhiều tiến bộ, có rất nhiều học sinh giỏi. - Đa số phụ huynh đến lớp đều hài lòng, khen cảnh quang của lớp. Họ cảm thấy yên tâm hơn, đặc biệt còn ủng hộ cây xanh, để xây dựng lớp học tốt hơn. - Trong các cuộc họp, tôi luôn mạnh dạn trình bày cách trang trí, xây dựng môi trường lớp học thân thiện của lớp tôi cho tổ khối cùng biết. Kết quả điều tra cụ thể là: Năm học Lớp Sỉ số Thích học Tỉ lệ Không thích học Tỉ lệ Năm 2010-2011 1E 34 28 82 % 6 18% Năm 2011-2012 1E 35 30 86% 5 14% Năm 2012-2013 1E 39 36 92% 3 8% 1. Nguyên nhân thành công: - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu, chính quyền địa phương và phụ huynh học sinh. - Bản thân luôn tâm quyết với nghề, tìm tòi phương pháp giảng dạy để gây hứng thú cho học sinh. 2. Hạn chế: Kinh phí để trang trí lớp chỉ được hỗ trợ phần nào nên gặp khó khăn trong việc mua sắm những dụng cụ, thiết bị cần thiết cho lớp học được đẹp hơn và an toàn hơn. Phần Kết Luận I. Bài học kinh nghiệm: Như chúng ta đã biết sự vật hiện tượng không đứng yên một chỗ mà nó luôn chuyển động. Bản thân tôi cũng vậy, tôi nhận thấy mình không nên hài lòng với những gì đã có mà cần phấn đấu nhiều hơn nữa. Qua thời gian thực hiện tôi rút được nhiều bài học cho bản thân: + Luôn tạo niềm tin với học sinh và phụ huynh. + Phải giải quyết tốt khâu nhận thức của giáo viên về phong trào này để giáo viên có sự tự giác trong thực hiện vì thay đổi một thói quen là rất khó. + Bản thân phải luôn có tâm quyết với nghề, phải yêu thương học sinh mới đạt được kết quả tốt đẹp trong công việc. II. Kết luận: - Việc xây dựng “ lớp học thân thiện, học sinh tích cực ” không chỉ là hưởng ứng cuộc vận động của ngành, mà còn là tâm quyết của bản thân tôi. Tất cả ai trong chúng ta cũng muốn mình được ở trong một môi trường tốt đẹp. Bản thân tôi sẽ không ngừng học hỏi, sáng tạo để làm cho lớp học của mình ngày càng đẹp hơn, an toàn hơn và thân thiện hơn. - Phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một việc làm lâu dài ; đòi hỏi sự kiên trì, tinh thần khắc phục khó khăn và sự vận dụng linh hoạt các biện pháp để huy động tốt các lực lượng xã hội. - Tôi mong rằng trường tiểu học A Long Bình sẽ góp nhiều “ lớp học thân thiện, học sinh tích cực” để làm thành một “trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trên đây là những đúc kết kinh nghiệm của bản thân tôi. Trong quá trình giảng dạy tôi mong được sự hỗ trợ của Ban giám hiệu về mặt kinh phí trang trí lớp đẹp hơn.

File đính kèm:

  • docXay dung truong hoc than thien hoc sinh tich cuc (Nguyen Thi Mong Tuyen).doc
Giáo án liên quan