Đề tài Ứng dụng CNTT vào dạy và học

Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh đảo trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của công nghệ thông tin (CNTT). CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới, cho quá trình h ình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. CNTT đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong mọi ngành nghề và trong đó có một mảng hết sức quan trọng là giáo dục.

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2287 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ứng dụng CNTT vào dạy và học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dạy theo phương pháp truyền thống, chỉ cần “bấm chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh. Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của công nghệ thông tin và truyền thông đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người. B. XÂY DỰNG THƯ VIỆN HÌNH, TƯ LIỆU: Thế giới đã bước sang thiên niên kỷ mới với những quy luật mới, những cơ hội, tiềm năng và những mối hiểm họa mới. Biết bao thay đổi đang diễn ra trong đời sống xã hội và kinh tế thế giới. Đó là thời đại của công nghệ thông tin, Internet và giao lưu trực tuyến, thương mại điện tử, toàn cầu hoá và một thế giới không có biên giới kinh tế, thời đại của học tập liên tục...Sự ảnh hưởng của những xu hướng toàn cầu này hiển nhiên đang tác động tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong lĩnh vực thông tin-thư viện, các nhà thư viện thế giới đã thực sự đặt chân vào thế giới của thư viện điện tử từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20 với các ngân hàng dữ liệu khổng lồ của Dialog, Pascal... Còn ở Việt Nam, sau năm 1997, với việc đưa Internet vào ứng dụng rộng rãi đã tạo đà khởi đầu cho sự phát triển mới, các thư viện Việt Nam bắt đầu áp dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động nghiệp vụ. Đối với các hệ thống thông tin, sự phát triển chỉ được gọi là đồng bộ khi và chỉ khi hệ thống thông tin đó có đủ 2 thành phần: nội dung thông tin đầy đủ được tổ chức trong các cơ sở dữ liệu và phần hạ tầng công nghệ thông tin (bao gồm máy tính và hệ thống mạng) đảm bảo về mặt công cụ kỹ thuật để truyền tải thông tin tới người sử dụng. Hiện nay đa số giáo viên được sự hỗ trợ giá ưu đãi của VNPT trong việc sử dụng internet để tìm kiếm tư liệu, trao đổi, học tập. Nhạy bén với xu hướng phát triển và nhu cầu áp dụng công nghệ thông tin vào việc chuẩn hoá các quy trình nghiệp vụ thông tin-thư viện, một số công ty tin học đã nghiên cứu và phát triển các phần mềm ứng dụng phục vụ cho tổ chức, quản lý và khai thác thông tin. Nếu nói đến một giải pháp công nghệ thông tin cho hệ thống thông tin thư viện mà chỉ đơn thuần là một phần mềm không thôi thì không đủ. Một thư viện điện tử hay một hệ thống thông tin khoa học thực sự hoạt động hiệu quả khi nó phải kết hợp đồng bộ nhiều phần mềm, nhiều thành tố để đảm bảo tổ chức và quản lý được các khâu công việc sau: Quản lý các nguồn thông tin truyền thống: sách, báo, tạp chí, bản đồ...có trong kho tư liệu của các Trung tâm thông tin-thư viện. Tích hợp các loại cơ sở dữ liệu được xây dựng theo các quy tắc biên mục khác nhau. Quản lý các nguồn tin điện tử, nguồn tin số hóa, tài liệu đa phương tiện. Có khả năng trao đổi, liên kết với các cơ quan thông tin thư viện khác trong và ngoài hệ thống để hỗ trợ chuẩn nghiệp vụ, tiết kiệm thời gian xử lý thông tin; cung cấp nguồn thông tin đa dạng, phong phú tới người dùng tin. Có cổng thông tin tích hợp để cung cấp thông tin tới người dùng ở mọi lúc, mọi nơi. Vì vậy giáo viên phải tự chủ động để tìm tư liệu cho bài giảng của mình trên nhiều phương tiện khác nhau. Biện pháp: Google là công cụ tìm kiếm thông tin phổ biến nhất hiện nay trên Internet. Tuy nhiên, giữa thế giới thông tin đa dạng và phong phú, tìm được cho mình những nguồn tin phù hợp với nhu cầu bản thân là việc làm ai cũng cần hướng tới. Nhưng những nội dung tìm được không phải lúc nào cũng phù hợp. Để công tác tìm kiếm thông tin phục vụ cho công tác soạn giảng của giáo viên được thuận lợi cần có biện pháp như sau: Đối với các môn có phần mềm hỗ trợ như: môn Toán (Cabri, Graph, Mathcad, MathType…), môn Vật Lý, Hóa Học (Crocodile Physics và Crocodile Chemistry, Chương trình Chemwin, Chương trình Rasmol, môn Anh Văn có phần mềm để chuyển đổi và cắt âm thanh (Blaze Media Converter, Switch convert Splitter…) thì các cá nhân của tổ bộ môn trong nhà trường khi áp dụng và tạo được dữ liệu nào thì chia sẽ cho giáo viên khác. Đối với các môn cần hình ảnh sách giáo khoa thì các cá nhân của tổ bộ môn hỗ trợ nhau để chụp lại từ SGK và đưa vào máy tính để sử dụng khi cần. Khi cần những hình ảnh thực tế áp dụng vào bài giảng mà không tìm được trên internet, trong SGK không có thì giáo viên có thể sử dụng các phương tiện như: diên thoại di động có hỗ trợ ghi hình, máy ảnh kĩ thuật số… để lấy hình ảnh mà mình mong muốn. Sau đó chia sẽ cho giáo viên khác. Sau khi làm được các công việc trên, bộ phận tổ chuyên môn của Phòng giáo dục tập hợp lại hình ảnh và tư liệu của bộ môn tổ mình từ các trường, thực hiện các bước: Chọn lọc hình ảnh và tư liệu thích hợp. Ghi dữ liệu chọn lọc ra đĩa CDRom chuyển về các trường áp dụng. Upload lên mạng internet để giáo viên trong toàn quốc tham khảo. Biểu mẩu: Đặt tên theo đúng đề mục hoặc mục đích sử dụng: Ví dụ: Trong SGK Sinh học 7 bài 1 có 3 hình thì đặt tên là Sinh7.H1.1, Sinh7.H1.2, Sinh7.H1.3. Hoặc tranh ghi được từ thực tế về ô nhiễm môi trường cũng đặt tên theo chủ đề. Ví dụ: Ô nhiễm môi trường nước, Ô nhiễm môi trường không khí… Đặt tên theo phần: Ví dụ: Trong bài môn Anh văn bài 1 có 3 đoạn listen thì đặt Listen1.1, Listen1.2, Listen1.3… Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình. IV. BÀI HỌC KINH NGHIÊM VÀ ĐỀ XUẤT Qua 5 năm ứng dụng và trãi nghiệm CNTT, tôi có một số bài học kinh nghiệm như sau: - Giáo viên cần mạnh dạng, không ngại khó, tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình sẽ giúp cho giáo viên rèn luyện được nhiều kỹ năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác; - Khi thiết kế Bài giảng điện tử cần chuẩn bị trước kịch bản, tư liệu (Vedeo, hình ảnh, bảng đồ, ….), chọn giải pháp cho sử dụng công nghệ, sau đó mới bắt tay vào soạn giảng. Nếu sử dụng MS PowerPiont làm công cụ chính cần lưu ý về Font chữ, màu chữ (Xanh(đen)- trắng, vàng/đỏ) và hiệu ứng thích hợp (hiệu ứng đơn giản, nhẹ nhàn tránh gây mất tập trung vào nội dung bài giảng); - Nội dung bài giảng điện tử cần cô động, xúc tích, hình ảnh, các mô phỏng cần xác chủ đề (trong 1 slide không nên có nhiều hình hay nhiều chữ), những nội dung học sinh ghi bài cần có qui ước (có thể dùng khung hay màu nền) sẽ khắc phục được việc ghi bài của học sinh; Nội dung bài giảng chứa nhiều liên kết nhất là liên kết đến hệ thống câu hỏi để khắc phục những tình huống sư phạm phát sinh (như nhắc lại kiến thức, dàn bài, hết giờ, … các liên kết nầy có thể đặt trong slide chủ), cần khai thác thế mạnh của CNTT trong kiểm tra đánh giá và kiểm chứng kết quả. (Cũng cố bài cần hướng đến các câu hỏi mang tính vận dụng hay các hình thức trắc nghiệm); - Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy học và sự phát triển của học sinh, công nghệ mô phỏng nếu không phản ánh đúng nội dung, giá trị nghệ thuật và thực tế thì không nên sử dụng, Chuẩn kiến thức ở mức độ vận dụng cần kết hợp bảng và sử dụng các phương pháp dạy học khác mới có hiệu quả; - Giáo viên cần học, tập huấn các lớp soạn, giảng bài giảng điện tử, thường xuyên truy vào các trang web và thành viên của diễn đàn: bachkim.vn, dayhocintel.org, giaovien.net, moet.edu.vn, … mỗi trường cần có câu lạc bộ “Giáo án điện tử” để trao đổi và rút kinh nghiệm, tiếp thu những công nghệ mới trao đổi những các làm hay. - Trang bị thêm Phòng đa năng và đầu tư đồng bộ như: máy chiếu, máy quay, máy chụp, nối mạng, …và hướng dẫn sử dụng, (vị trí đặt máy chiếu, đèn chiếu, độ sáng cũng cần xem xét) , dự phòng kinh phí cho sửa chữa nâng cấp phần cứng, phần mềm giáo dục, có phụ cấp cho cán bộ phụ trách phòng này để khắc phục sự cố và bảo quản sử dụng lâu dài; - Sở giáo dục cần có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các trường triển khai Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học (triển khai từ đâu và triển khai như thế nào?), Mỗi năm cần tổ chức hội thi “Giáo viên sử dụng công nghệ Giỏi” hay giải “ Bàn phím vàng”, … để kích thích lòng đam mê sáng tạo phục vụ cho sự nghiệp giáo dục. - Các chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục sớm đưa ra tiêu chí đánh giá tiết dạy có sử dụng công nghệ thông tin, Chuẩn bài giảng điện tử để có cơ sở thẩm định, tạo ra ngân hàng bài giảng điện tử có chất lượng. - Sở Giáo dục cần có Máy chủ Web (WebServer) để triển khai các văn bản, tạo kho tư liệu giáo dục, www, elearning, … hơn thế nữa là cấp tên miền cho các đơn vị trực thuộc (host Domian name) để giảm chi phí và quản lý dữ liệu tập trung. V. LỜI KẾT: Đổi mới phương pháp dạy học hiện đang là vấn đề cốt tử để nâng cao chất lượng dạy học. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong cải cách giáo dục ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy học là một công việc lâu dài, khó khăn đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và năng lực của đội ngũ giáo viên. Do đó, để đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong dạy học trong thời gian tới có hiệu quả, không có gì khác hơn, là nhà nước tăng dần mức đầu tư để không ngừng nâng cao, hoàn thiện và hiện đại hoá thiết bị, công nghệ dạy học; đồng thời hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông để mọi trường học đều có thể kết nối vào mạng Internet. Bên cạnh đó, có sự chỉ đạo đầy đủ, đồng bộ, thống nhất bằng các văn bản mang tính pháp quy để các trường có cơ sở lập đề án, huy động nguồn vốn đầu tư cho hoạt động này, góp phần làm thay đổi nội dung, phương pháp, hình thức dạy học và quản lý giáo dục, tạo nên được sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội thông qua mạng, làm cơ sở tiến tới một xã hội học tập.

File đính kèm:

  • docUng dung CNTT vao day va hoc.doc