Đề tài Tăng cường nền nếp, năng lực chuyên môn của giáo viên thông qua việc tổ chức kiểm tra và chỉ đạo thực hiện giờ dạy trên lớp cho giáo viên

Trong tác phẩm: “ Những vấn đề chủ nghĩa LÊNIN-XTALIN đã nêu ra một cách đầy đủ hình ảnh về ý nghĩa của công tác kiểm tra” sự kiểm tra thực hiện được đặt ra một cách đúng đắn, là ngọn đèn pha làm sáng tỏ tình hình hoạt động của bộ máy bất kỳ thời gian nào. Không còn nghi ngờ gì là khi có một sự kiểm tra việc thực hiện như thế, chắc chắn những chổ hổng và những chổ hở đều có thể ngăn ngừa được.

doc23 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1824 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng cường nền nếp, năng lực chuyên môn của giáo viên thông qua việc tổ chức kiểm tra và chỉ đạo thực hiện giờ dạy trên lớp cho giáo viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Do vậy giáo viên chuẩn bị bài khá kỹ * Theo tôi lực lượng kiểm tra trước khi tiến hành kiểm tra phải nghiên cứu chương trình bài giảng nhằm nắm bắt nội dung bài giảng, nắm bắt đồ dùng dạy học phục vụ cho bài giảng nhằm đánh giá tiết dạy sâu sát và chính xác. 4.2 Tiến hành kiểm tra giờ dạy trên lớp: * Khi tiến hành kiểm tra lực lượng kiểm tra thực hiện khá nghiêm túc. - Quan sát tổng quát lớp học từ đầu giờ đến cuối giờ. - Quan sát mọi hoạt động của giáo viên: Tác phong sư phạm, trình bày bảng, nội dung bài giảng, phương pháp truyền thụ. - Quan sát hoạt động học của học sinh. - Khảo sát chất lượng sau giờ học nhằm đánh giá hiệu quả giờ dạy. * Thực tế lực lượng kiểm tra thực hiện khi tiến hành kiểm tra khá tốt. Tuy nhiên có một số hiện tượng cần được khắc phục như: Một số giáo viên rãnh không là thành viên của đoàn kiểm tra cũng tháp tùng cùng đoàn đi dự giờ. Vì vậy đoàn quá đông gây lúng túng cho giáo viên khi bố trí chỗ ngồi cho các thành viên kiểm tra. Thậm chí một số giáo viên vào sau khi người dạy đã tiến hành bài giảng làm cho gián đoạn bài giảng, không có sự lo-gíc khi truyền thụ kiến thức. Mặt khác làm phân tán sự chú ý của học sinh. * Theo tôi lực lượng kiểm tra nên vào lớp trước, ổn định thành phần tham dự kiểm tra, không nên có sự tùy tiện, tùy hứng trong việc dự giờ khi chưa có sự nghiên cứu bài trước. Tuyệt đối không để các thành viên kiểm tra vào lớp sau khi giáo viên đã tiến hành bài giảng. 4.3 Phân tích giờ dạy của giáo viên: * Sau tiết dạy với các dữ liệu ghi chép được các thành viên trong lực lượng kiểm tra đều nghiêm túc phân tích giờ dạy của giáo viên một cách trung thực, khách quan nhằm giúp đỡ đồng nghiệp thấy được mặt mạnh, mặt yếu của mình. Quá trình phân tích sư phạm tiết dạy được đi sâu vào các vấn đề: - Nội dung kiến thức truyền thụ của giáo viên. - Phương pháp giảng dạy của giáo viên. - Phương tiện sử dụng trong tiết dạy. - Khâu tổ chức của giáo viên trong tiết dạy. - Kết quả học tập của học sinh. * Chính nhờ thực hiện nghiêm túc việc phân tích giờ dạy đã tạo ra không khí cởi mở và thẳng thắn giữa người dự giờ và người dạy. Từ đó rút ra được những kinh nghiệm quý góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường. * Tâm lý của người dạy là mong muốn được nghe góp ý giờ dạy càng sớm càng tốt. Vì vậy kiểm tra xong cần tổ chức phân tích giờ dạy ngay sau đó. - Cần lưu ý đến những tiết dạy mà giáo viên dạy không đạt yêu cầu khi phân tích rút kinh nghiệm không nên dồn ép họ làm cho họ chán nản. Ngược lại cần động viên giúp đỡ họ. Có như vậy họ cảm thấy được sự tôn trọng, được trưởng thành nhờ những góp ý chỉ dẫn chân tình của người kiểm tra. 4.4 Đánh giá xếp loại tiết dạy: * Các bước tiến hành khi đánh giá xếp loại tiết dạy: - Giáo viên dạy trình bày mục đích yêu cầu, nội dung, phương pháp của bài giảng. Tự đánh giá kết quả bài dạy đạt loại gì? - Các thành viên trong đoàn lần lượt nêu ý kiến đánh giá chủ quan của mỗi người. - Lắng nghe ý kiến phản hồi của giáo viên. - Thống nhất ý kiến nhận xét chung của ban kiểm tra. - Đánh giá xếp loại giờ dạy. * Các bước tiến hành khi phân tích sư phạm tiết dạy đã đảm bảo tốt các yêu cầu của công tác kiểm tra: Tính chính xác, tính hiệu quả và tính dân chủ. - Tuy nhiên không phải tiết dạy nào cũng được tiến hành một cách suông sẽ. Nhiều khi chính giáo viên dạy không đồng tình với nhận xét đánh giá của một số thành viên trong đoàn kiểm tra, cho rằng “Vạch lá, tìm sâu” không mang tính cách xây dựng. - Nhiều tiết dự giờ do không bố trí rút kinh nghiệm được ngay mà sau đó khá lâu mới trao đổi phân tích nên chỉ phân tích chung chung làm cho người dạy không nhận thấy ưu điểm để phát huy, khuyết điểm để khắc phục. * Chúng ta đều biết rằng khả năng tiếp thu của học sinh chính là tiêu chuẩn đánh giá lao động của giáo viên. Để tránh tình trạng giáo viên được đánh giá là dạy giỏi mà học sinh tiếp thu quá ít. Do vậy lực lượng kiểm tra cần phối hợp trao đổi, phỏng vấn thăm dò, ra đề khảo sát nhằm đánh giá đối tượng kiểm tra thật chính xác. 5. Tổng hợp và điều chỉnh: * Sau khi hoàn tất các thủ tục dự giờ. Phó Hiệu trưởng chuyên môn tiến hành làm biên bản kiểm tra giáo viên, tổng hợp báo cáo kết quả cho Hiệu trưởng. Hiệu trưởng căn cứ vào biên bản để đánh giá giáo viên. Tuy nhiên việc ra quyết định điều chỉnh hầu như không được thực hiện. * Hiệu trưởng xác định được tầm quan trọng của công tác kiểm tra. Hồ sơ kiểm tra của từng giáo viên đều được lưu trữ. Qua đó Hiệu trưởng nắm được năng lực của đội ngũ giáo viên trong trường. Tuy nhiên sau khi tổng hợp không đưa ra được quyết định điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ. * Việc tổng hợp và điều chỉnh là giai đoạn cuối của quy trình tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp. Giai đoạn này phải được tiến hành nghiêm túc trên cơ sở kết hợp các loại thông tin riêng lẻ trong quá trình kiểm tra. Tổng hợp và điều chỉnh liên kết các thông tin lại, làm cơ sở cho việc ra quyết định điều chỉnh của Hiệu trưởng. Cần phải so sánh kết quả, nhận xét được các mặt tốt, chưa tốt đối chiếu với mục tiêu, yêu cầu đề ra, tìm hiểu những nhân tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đến kết quả kiểm tra. C. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: Qua việc quản lý tốt giờ dạy trên lớp của giáo viên và tổ chức thanh, kiểm tra thường xuyên trong nhà trường. Phát huy tính chủ động của ban chuyên môn và của tổ chuyên môn. Phát huy vai trò trách nhiệm của giáo viên bộ môn. Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, đẩy mạnh công tác thao, hội giảng và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Khuyến khích việc sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học. Đổi mới việc sinh hoạt ban chuyên môn, tổ chuyên môn đặc biệt đi sâu vào hội thảo các chuyên đề, dự giờ góp ý và trao đổi kinh nghiệm giảng dạy. Chính vì lẽ đó trong các năm qua chất lượng giảng dạy của giáo viên không ngừng được nâng lên tỷ lệ giáo viên dạy giỏi cấp trường luôn ở mức cao cụ thể. Năm Số lương 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 Giáo viên giỏi 42 45 41 43 Giáo viên khá 25 28 42 36 Giáo viên đạt yêu cầu 4 2 1 0 Giáo viên không đạt yêu cầu 1 0 0 0 Mặt khác chất lượng văn hóa của nhà trường không ngừng được nâng lên. Từ một trường vùng sâu, vùng xa ít ai biết đến thì đến hôm nay trường THPT xxx đã từng bước tự khẳng định chất lượng đào tạo của mình. Năm Tỷ lệ 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 Học sinh giỏi toàn diện 2.56% 4.12% 3,51% 3.36% Học sinh tiên tiến 35.94% 32.60% 31,52% 33.29% Học sinh trung bình 52.74% 56.12% 56,44% 54.02% Học sinh yếu 8.64% 7.10% 8,47% 8.94% Học sinh kém 0.12% 0.06% 0,06% 0.12% Đặc biệt là tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT, tỷ lệ học sinh đậu vào các trường Đại học, Cao đẳng và số học sinh đạt học sinh giỏi cấp tỉnh năm sau cao hơn năm trước. Trong 5 năm qua từ khi bắt đầu thực hiện cuộc vận động 2 không 4 nội dung do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động thì chất lượng hàng năm đều được nâng lên cụ thể: Năm Tỷ lệ 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 TN THPT 86,80% 92,44% 93,90% 95,45% Chưa Đại học-CĐ Nguyện vọng I 49,3% 65,9% 50,0% 49,7% Chưa Số học sinh giỏi cấp tỉnh 12 24 19 38 42 Số học sinh giỏi cấp quốc gia 0 0 0 0 01 D. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: 1. Đánh giá chung: Từ thực trạng và phân tích thực trạng trong việc chỉ đạo công tác chuyên môn thông qua kiểm tra giờ dạy trên lớp của Hiệu trưởng trường THPT xxx cho thấy Hiệu trưởng đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác thanh, kiểm tra. Mặc dù các hình thức tổ chức kiểm tra của nhà trường chưa phong phú chỉ chú trọng vào hình thức kiểm tra gián tiếp nhưng Hiệu trưởng cũng đã xây dựng được kế hoạch, tổ chức chỉ đạo các lực lượng trong nhà trường tham gia khá sôi nổi. Chính vì vậy trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên ngày được nâng cao. Chất lượng giáo dục đào tạo năm sau luôn cao hơn năm trước. Để làm tốt việc chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường thông qua tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên. Hiệu trưởng cần phải: - Không ngừng học tập lý luận dạy học để nắm vững và hiểu sâu sắc về lý luận kiểm ra nội bộ trường học nói chung và kiểm tra giờ dạy trên lớp nói riêng. Có như vậy mới chỉ đạo lực lượng kiểm tra thực hiện công tác kiểm tra đạt hiệu quả. - Giúp cho giáo viên nhận thức đầy đủ, sâu sắc về ý nghĩa việc kiểm tra giờ dạy trên lớp. Mỗi giáo viên phải tự học tập, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, nghiêm túc trong giảng dạy. - Nhận thức cụ thể về mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm tra để xây dựng một bầu không khí lành mạnh, tổ chức kiểm tra giảng dạy một cách dân chủ công khai với tinh thần xây dựng cao. - Sắp xếp thời gian làm việc khoa học, để có điều kiện tham gia đầy đủ các buổi dự giờ và phân tích sư phạm giờ dạy. Từ đó mới nắm bắt được năng lực của đội ngũ giáo viên nhằm đưa ra những quyết định quản lý cho phù hợp. 2. Kiến nghị: 2.1 Đối với trường: Đầu năm học Hiệu Trưởng cần cho giáo viên thảo luận nhằm xây dựng thống nhất chuẩn trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Vì chuẩn là yếu tố quy chiếu, là mô hình của đối tượng. Phải nghiên cứu cụ thể hoá các tiêu chí, xây dựng chuẩn rõ ràng, minh bạch có tính khả thi cao. 2.2 Đối với Sở giáo dục và đào tạo: - Cần phân bổ giáo viên về cho trường đủ chỉ tiêu 2,25 giáo viên / lớp. Đặc biệt là những môn chưa có giáo viên. Tránh mất cân đối giáo viên giữa các bộ môn. - Tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ trên chuẩn. Cần tổ chức các buổi hội thảo báo cáo kinh nghiệm tốt trong công tác tổ chức kiểm tra cũng như công tác giảng dạy nhằm góp phần xây dựng lực lượng kiểm tra ngày càng hoàn thiện hơn. - Có những hình thức khen thưởng kịp thời cho lực lượng kiểm tra ở các trường khi họ có những thành tích nỗi bật trong công tác kiểm tra. E. TÀI LIỆU THAM KHẢO Một số vấn đề lý luận thanh tra giáo dục và kiểm tra nội bộ trường học, Huỳnh Quyến Quản lý giáo dục và đào tạo, Trần Thị Tuyết Mai Hiệu trưởng quản lý hoạt động dạy học , Nguyễn Thị Bích Yến Luật giáo dục Điều lệ trường trung học

File đính kèm:

  • docSKQLGD tang cuong nen nep nang luc cmon cua gv thong qua viec to chuc k tra va chi dao thuc hien gio day tren lop cho GV.doc
Giáo án liên quan