Đề tài sáng kiến kinh nghiệm- Trường THCS Khánh Thượng

Trường THCS Khánh Thượng là một trường miền núi của huyện Ba Vì. Là xã nằm cuối cùng phía tây của TP Hà Nội. Phía tây nam giáp tỉnh Hoà Bình, phía Tây Bắc cách Sông Đà là tỉnh Phú Thọ. Từ trung tâm xã đi tới huyện Ba Vì xa trên 40 Km đường đồi núi. Xã Khánh Thượng với chiều dài 12 Km, số dân trên 8.000 người trong đó trên 70 % dân số là người dân tộc Mường, sống chủ yếu là nghề thuần nông, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn tỉ lệ hộ nghèo trong toàn xã trên 39 %. Cả xã còn 3 thôn thuộc vùng đặc biệt khó khăn của thành phố Hà Nội. Tuy vậy trường đã được đón nhận nhiều danh hiệu cao quý : Danh hiệu “ Cơ quan văn hoá ” năm 2007. Danh hiệu “ Trường đạt chuẩn quốc gia” năm 2008. Trong 3 năm qua liên tục đạt danh hiệu “ Trường tiên tiến cấp Thành phố ”. Năm học này trường cố gắng phấn đấu đạt danh hiệu “ Tiên tiến xuất sắc” cấp Thành phố. Chất lượng giáo dục còn nhiều hạn chế. Chưa có giáo viên được công nhận là giáo viên giỏi cấp thành phố, học sinh giỏi cấp huyện, cấp thành phố còn ít.

doc26 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài sáng kiến kinh nghiệm- Trường THCS Khánh Thượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à đảm bảo sự công bằng trong lao động của nhà giáo khi tham gia các hoạt động giáo dục. 4. Đối với cơ sở vật chât. Khắc phục về thiếu phòng học thêm: Nhà trường báo cáo với địa phương, tạm thời tận dụng khoảng trống của các phòng chức năng như phòng công đoàn, phòng đoàn đội... những buổi không có các hoạt động phong trào để làm phòng học bồi dưỡng. Tuy chưa đủ quy cách một phòng học, Song với số lượng học sinh học thêm khoảng 10 học sinh một lớp, thì cũng đảm bảo cho việc dạy và học diễn ra đạt kết quả tốt. Bồi dưỡng học sinh giỏi là một quá trình lâu dài. Cần phải bồi dưỡng hứng thú và tính tích cực, độc lập nghiên cứu của học sinh. - Cần phát hiện sớm các em học sinh giỏi và bồi dưỡng sớm, tốt nhất từ lớp 6 để có thể đạt kết quả cao. - Cách tốt nhất bồi dưỡng hứng thú cho học sinh là hướng dẫn dìu dắt cho các em đạt được những thành công từ thấp lên cao. Nhiều học sinh lúc đầu chưa bộ lộ rõ năng khiếu nhưng sau quá trình được dìu dắt đã trưởng thành rất vững chắc và đạt thành tích cao. - Để đạt hiệu quả cao, cần phải phải tăng cường hướng dẫn học sinh tự tìm đọc các tài liệu có định hướng theo những chuyên đề. Vì vậy M.goocki có nói: “ Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc”. III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN- SO SÁNH ĐỐI CHỨNG. Mặc dù là trường miền núi điều kiện CSVC nhà trường còn khó khăn, địa bàn cách xa trung tâm huyện nhưng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đã không ngừng phấn đấu rèn luyện chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị vững vàng. Trong quản lí chuyên môn trường THCS để đạt được kết quả tốt nhất thiết phải áp dụng đồng bộ nhiều phương pháp quản lí khác nhau và phải chú ý đến mục đích yêu cầu, nhiệm vụ của năm học cũng như tình hình thực tế của nhà trường và địa phương. Nâng cao chất lượng cho đội ngũ viáo viên Nhà trường là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài và liên tục mới có kết quả. Vì vậy trong SKKN này chỉ xin được trình bày 3 vấn đề đã thực hiện tai trường góp phần từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Bảng thống kê số lượng giáo viên giỏi các cấp, số giải thưởng, trong các kì thi giáo viên giỏi và số đề tài SKKN hàng năm. Năm học Số giáo viên giỏi cấp huyện Giải cấp huyện Số giáo viên giỏi cấp trường (Đ/C) 2009-2010 3 1-Ba, 2 CN 8 2010-2011 4 1-Ba,1-KK, 1-CN 9 2011- 2012 3 1-Nhì, 2-CN 13 Trong năm học nhiều giáo viên tích cực nghiên cứu nội dung, phương pháp giảng day thực hiện chuyên đề, đề tài sáng kiến kinh nghiệm rất sôi nổi nhiều đề tài đã được giải, được công nhận cấp huyên, cấp Thành phố. Năm học SKKN cấp trường SKKN cấp huyện SKKN cấp TP A B C A B C A B C 2009-2010 11 2 5 5 1 2 2010-2011 11 1 5 4 2 5 2011- 2012 Áp dụng kinh nghiệm này đòi hỏi phải lưu ý đầu tư đúng mức, cũng như có sự dân chủ bàn bạc kĩ lưỡng cho việc xây dựng kế hoạch, tạo định hướng cho sự phát triển, tôn trọng kế hoạch, đồng thời chỉ đạo tốt cho các bộ phận, các tổ xây dựng kế hoạch riêng cho mình. Bên cạnh đó cần có những quy trình, nội dung, tiêu chuẩn cụ thể cho việc kiểm tra, đánh giá cũng như công tác thi đua và đòi hỏi sự kết hợp đồng bộ nhà trường và các đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Trong quá trình thực hiện cùng với sự quan tâm chỉ đạo của Chi bộ Đảng, Ban giám hiệu, Ban trung tâm, các thầy cô giáo cùng các em học sinh đã phấn đấu hết mình trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và đã thu được kết qủa tốt. Cấp thành phố đã có 03 em tham gia dự thi 01 em đạt giải khuyến khích, cấp huyện đã có 02 giải nhât, 03 em đạt giải nhì, 03 em đạt giải ba, 06 em đạt giải khuyến khích. Như vậy tỉ lệ học sinh giỏi cấp trường tăng 0,1 %, tỉ lệ học sinh giỏi cấp huyện tăng được cả về số lượng và chất lượng : Bảng thống kê số lượng, chất lượng các giải học sinh giỏi cấp huyện. Năm học Giải nhất Giải nhì Giải ba Giải KK SL % SL % SL % SL % 2009-2010 1 0.31 0 0 0 0 2 0,61 2010-2011 1 0.34 0 0 0 0 5 1,68 2011- 2012 2 0.65 3 0.97 3 0.97 6 1,94 Tăng 1 0,31 3 0,97 3 0,97 1 0,26 - Về số lượng tăng 7 em. - Về chất lượng từ 1 giải nhất lên 2 bằng 0,31 %, giải nhì tăng từ 0 lên 3 em bằng 0,97 %, giải ba tăng từ 0 lên 3 em bằng 0,97 %, giải khuyến khích tăng 1 em 0,26 %, tỉ lệ học sinh giỏi cấp Thành phố tuy không tăng về số lượng nhưng chất lương đã có sự thay đổi có 03 em được vào vòng 2 để tham gia thi cấp Thành phố trong khi các năm trước chỉ có 01 em. Bảng thống kê so sánh sự phát triển học sinh giỏi các cấp. Năm học Cấp Thành phố Cấp huyện Cấp trường SL % SL % SL % 2009-2010 1 0,3 3 0,9 16 4,9 2010-2011 1 0,3 6 2,01 19 6,4 2011- 2012 1 0,3 13 4,2 20 6,5 Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Đảng ta quan niệm “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” và rất coi trọng việc bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Bộ giáo dục và đào tạo cũng có những chủ trương mới về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Đó là tiếp tục chú trọng xây dựng hệ thống các trường chuyên một cách hoàn thiện hơn, khuyến khích và tôn vinh các học sinh xuất sắc đạt thành tích cao. IV. KẾT LUẬN CHUNG a. Công tác quản lí chuyên môn Trong công tác chuyên môn hay trong mọi công việc, xây dựng kế hoạch là vấn đề cơ bản, thành hay bại đều do kế hoạch. Kế hoạch phải được chi tiết, cụ thể hoá từng nội dung công việc, đặc biệt quan trọng nhất là thời gian để thực hiện công việc đó. Đã có kế hoạch tốt thông qua Hội đồng sư phạm khi thực hiện chúng cần kiểm tra đánh giá, dùng kiểm tra để tác động, dùng kiểm tra để xếp loại, dùng kiểm tra để lấy cơ sở xây dựng, điều tiết kế hoạch; dùng kiểm tra để xác định vị trí vai trò các thành viên, các tổ chức trong nhà trường. Đông thời cần quan tâm động viên khuyến khích cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh tích cực hưởng ưng qua các phong trào thi đua . b. Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 1. Đối với Ban giám hiệu: - Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sự nghiệp giáo dục trong toàn xã hội và xây dựng ý thức quyết tâm thực hiện đổi mới trong sự nghiệp giáo dục cả về nội dung và phương pháp. Tăng cường công tác tham mưu cho UBND xã, chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương. Nâng cao chất lượng công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. - Trên cơ sở phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm học, ngay từ đầu năm học ban giám hiệu xác định công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường từ đó Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi. - Phân công chuyên môn một cách hợp lý chọn lựa những đồng chí giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm, cố gắng phân công theo hướng ổn định có tính kế thừa và phát huy kinh nghiệm. - Phát hiện và xây dựng nguồn bắt đầu từ lớp 6, cử giáo viên giỏi, có kinh nghiệm dạy bồi dưỡng, tổ chức học 2-3 buổi/ tuần (vào các buổi chiều). - BGH có lịch chỉ đạo cụ thể, trang bị đầy đủ sách nâng cao, tài liệu tham khảo cho giáo viên được phân công dạy. - Thực hiện tốt việc kiểm tra giáo án dạy học sinh giỏi lên lớp hàng tháng, có sổ ghi chép theo dõi. - Quản lí chặt chẽ việc ghi sổ đầu bài của giáo viên và học sinh để theo dõi nề nếp dạy và học, kiểm soát việc thực hiện chương trình giảng dạy của giáo viên. - Tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức từ đồng nghiệp để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của thời đại. - Có những chế độ động viên, khuyến khích, khen thưởng đối với giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi. 2. Đối với giáo viên dạy bồi dưỡng - Tích cực tìm tòi trau rồi kinh nghiệm bồi dưỡng, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo tuần, tháng, tích cực sưu tầm tài liệu, bộ đề liên quan. Thực hiện đúng theo lịch đề ra, cần đầu tư thích đáng và hiệu quả trong các giờ dạy, có kế hoạch và đề ra được mục tiêu yêu cầu cần đạt tới, phấn đấu trong quá trình bồi dưỡng phải có học sinh giỏi các cấp theo chỉ tiêu đề ra. - Định ra các giai đoạn bồi dưỡng 3. Đối với học sinh: - Nhận thức đúng về tầm quan trọng của học tập, trau rồi tri thức - Yêu môn học, say mê trong học tập, ham học hỏi - Có đầy đủ sách, vở, đồ dùng học tập, mua thêm sách bồi dưỡng, nâng cao 4. Đối với phụ huynh học sinh: - Quan tâm tạo điều kiện, động viên con em học tập tốt hơn - Trang bị cho con em đầy đủ sách vở, đồ dùng dạy học. - Thường xuyên liên lạc với nhà trường để nắm được tình hình học tập của con em mình ./. Trên đây là những việc làm đã áp dụng tại trường THCS Khánh Thượng trong năm học 2011 - 2012. Tôi rất mong muốn nhận được sự góp ý bổ sung của cấp trên, và các đồng nghiệp về những vấn đề, của đề tài này cần quan tâm tới mà tôi chưa làm được. Giúp cho nhà trường và cá nhân tôi làm tốt hơn nữa công tác giáo dục ở một trường THCS miền núi. V. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ NGHỊ SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI. - Công tác xây dựng kế hoạch cần triển khai sơm hơn để các trường chủ động xây dựng kế hoạch năm học đặc biệt là kế hoạch các cuộc thi : + Thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện và cấp thành phố. + Thi học sinh giỏi + Các cuộc thi khác trong năm. + Có ngân hàng đề thi học sinh giỏi chung của cả huyện để các Nhà trường và giáo viên dạy bồi dương học sinh giỏi nắm được mức độ của kiến thức, học sinh được chủ động làm quen vơi các đề thi tạo tâm lí tốt cho các em khi đi thi./. Khánh Thượng, ngày 16 tháng 5 năm 2012 Tác giả Nguyễn Ngọc Đại Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ ............................................................................................................................................................................................................ Khánh Thượng, ngày.........tháng........năm 2012 Chủ tịch Hội đồng ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN ........................................................................................................................................................................................................... Ba vì,ngày.........tháng........năm 2012 Chủ tịch Hội đồng

File đính kèm:

  • docSÁNG KIẾN ĐAI.doc