Đề tài Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng thực hành sử dụng bản đồ, lựoc đồ, biểu đồ lát cắt...Cho học sinh trong quá trình giảng dạy bộ môm địa lý lớp 7 ở trường trung học co sở

I/TÊN ĐỀ TÀI:

Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng thực hành sử dụng bản đồ, lựoc đồ, biểu đồ lát cắt.Cho học sinh trong quá trình giảng dạy bộ môm địa lý lớp 7 ở trường trung học co sở .

II/LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Chúng ta đã biết đặc trưng của bộ môn địa lý ở trường THCS là một bộ môn khoa học mang tính trừu tượng cao đặc biệt là môm địa lý lớp 6,7. Bởi các kiến thức được đề cập đến trong trương trình dạy học và phần lớn là những kiến thức mà giáo viên và học sinh không được trực tiếp quan sát vượt quá tầm nhìn của học sinh dẫn đến học sinh khó hiểu bài, chán học, không yêu thích bộ môn.Do đó ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của thầy, trò.

Trong các phương tiện dùng để giảng dạy bộ môn địa lý như bản đồ lược đồ.có vai trò quyết định chất lượng của giờ dạy .

 

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3360 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng thực hành sử dụng bản đồ, lựoc đồ, biểu đồ lát cắt...Cho học sinh trong quá trình giảng dạy bộ môm địa lý lớp 7 ở trường trung học co sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối với bài này giáo viên cần phải rèn cho học sinh kỹ năng quan sát đó là: Xác định vị trí địa lý, giới hạn địa hình của Châu á, để đạt đựơc mục đích đó giáo viên phải chuẩn bị chu đáo các phương tiện dạy học, bản đồ hai nửa cầu, bản đồ tự nhiên Châu á tranh ảnh các dạnh địa hình Châu á, lược đồ câm. -Khi dạy mục 1: vị trí địa lý. Giáo viên nên thực hiện các thao tác sau: Treobản đồ hai nửa cầu yêu cầu học sinh quan sát tìm ra kiến thức giáo viên giải thích tên bản đồ và các ký hiệu bản đồ. Nên dành thời gian cho học sinh quan sát để các em tư duy trả lời các câu hỏi do giáo viên đưa ra. ? Xác định các điểm cực Bắc-Nam> diện tích Châu á . ? Xác định giới hạn đường bờ biển . ? Xác định các đường vĩ tuyến chạy qua lục địa Châu á. ? Nhận xét vị trí giới hạn của Châu á trên bản đồ . Họs sinh tư duy trả lời, giáo viên giúp học sinh rút ra được kết luận đó là Châu á có diện tích rộng lớn, phần lớn diện tích nằm ở nửa cầu bắc và có 3 mặt giáp biển, trải qua nhiều vĩ độ địa lý . -Khi dạy mục 2: Địa hình. Để giúp học sinh tìm ra địa hình của Châu á giáo viên hướng dẫn cho học sinh quan sát dải băng màu quy định độ cao của địa hình ở trong bảng chú giải từ đó gnắ với mầu sắc thể hiện trên bản đồ để các em nhận biết thấy địa hình Châu á phứ tạp nhiề dạng địa hình núi chạy theo nhiều hướng khác nhau, đồng bằng phân bố ven biển bằng cách điền các đặc điểm đó vào bảng sau: Các dạng địa hình Địa danh Phân bố và hướng chạy Núi cao>5000m Sơn nguyên Đồng bằng Với yêu cầu này giao viên có thể tổ chức cho các em thảo luận trong bàn, điền bảng . Đại diện một học sinh lên trả lời khi đã thảo luận kết hợp với chỉ bản đồ trên bảng các dạng địa hình đó . Sau đó giáo viên có thể sửa sai, bổ xung kiến thức mà các em vừa báo cáo . Để củng cố bài giáo viên có thể tiến hành bằng hình thức: Treo bản dồ câm lên bảng cho học sinh lên bảng gắn tên các đỉnh các dãy núi lớn đòng bằng lớn của Châu Á lên bản đồ câm bằng các mảnh bìa mà giáo viên đả chuẩn bị sẵn ở nhà có ghi địa danh của các dãy núi. đồng bằng. *Phương pháp tiến hành: chủ yếu là trực quan đàm thoại để phát huy tính tích cực của học sinh. *Phương pháptổ chức: giáo viên tổ chức học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau để khai thác triệt để lược đồ theo đúng yêu cầu và nội dung của bài học như tư duy độc lập, thảo luận cả lớp,theo nhóm, theo bàn... *Trong phần hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà ngoài yêu cầu về kiến thức, giáo viên cần nêu rõ yêu cầu bài học gắn lượcđồ bản đồ trong sách giáo khoa và phát huy vở bài tập thực hành địa lí lớp 7 nhầm củng cố khắc sâu các kiến thưc đã học, giảm tính trìu tuợng của bài học học sinh sẽ hứng khởi học tập hơn. Cũng một trong những bài dạy về địa hình của các châu lục không chỉ dựa vào bản đồ, lược đồ để khai thác kiến thức mà giáo viên cón phải hướng dẫn học sinh sử dụng lát cắt tổng hợp để tìm ra kiến thức. Thông qua lát cắt học sinh sẽ ghi nhận dễ dàng hơn, giảm tính trìu tượng .Ví dụ như khi dạy phần 2 bài 35:Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên của Châu Mĩ. Với nội dung phần 2 để giúp học sinh hiểu được đặc diểm địa hình của Chau Mĩ: đơn giản, có dạng lòng máng,các dạng địa hình đều chạy theo chiều kinh tuyến từ Bắc xuống Nam. để đạt được mục đích đó giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách khai thác lắt cắtđó theocác bước sau: Giáo viên treo lắt cắt địa hình Châu Mĩ được vẽ phóng to ở vĩ tuyến 40 Bắc và 20 Nam sau đó yêu cầu học sinh quan sát dựa trên sự hướng dẫn, giới thiệu các kí hiệu của giáo viên trên lát cắt:Thang số liệu thể hiện độ cao của địa hình Châu Mĩ ở vĩ độ địa lí phù hợp. -Giáo viên đưa ra yêu cầu câu hỏi để học sinh tư duy tháo luận và trả lời: ? Quan sát lát cắt địa hình hãy cho biết Châu Mĩ gồm mấy dạng địa hình chính ? đó là những dạng địa hình nào?. ?Nhận xét sự phân bố và hướng chạy của các dạng địa hình đó . -Giáo viên bổ xung dựa trên lát cắt kết hợp với bản đồ tự nhiên Châu Mĩ sau đó giáo viên đưa ra câu hỏi mang tính kết luận: ? Em có nhận xét gì chung về địa hình Châu Mĩ (Địa hình Châu Mĩ đơn giản). Qua 2 ví dụ trên tôi nhận thấy dùng bản đồ, lược đồ, lát cắt để dạy dạng bài trên là rất phù hợp và cần thiết đồng thời là những kĩ năng rèn luyện cho học sinh không thể thiếu được. Đối chiếu bài này với những năm trước khi không sử dụng phương tiện dạy học, không chú trọng phương tiện dạy học thì giáo viên dạy học vất vả, phải nói nhiều nhưng học sinh vẫn khó hiểu bài thậm trí chán học kết quả kiểm tra không cao. Nhưng khi thực hiện phương pháp dạy học này, hiệu quả giờ dạy đã nâng cao rõ rệt đó là: Học sinh học có tâm thế, phấn khởi trong giờ học, co nhiều em tỏ rõ thái độ thích thú khi được học bằng các phương tiện trực quan, các em xay xưa quan sát, thảo luận đưa ra chính kiến của mình, hiểu bài nhanh nhớa lâu, còn giáo viên chỉ là người hướng dẫn tổ chức học sinh học tập, có thể nói giáo viên nhàn hơn rất nhiều trong quá trình lên lớp. Kiểm tra bài cũ đối với học sinh đạt kết quả cao hơn so với những năm trước,số lượng học sinh khá giỏi đối với bộ môn đã tăng lên hơn năm trước, không còn tình trạng học sinh coi thương bộ môn như những năm học vừa qua. Khi đã thanh công trong các bài dạy về địa lí địa hình thì đó là dấu hiệu thuận lợi để tiến hành có hiệu quủa cao đối với các bài dạy sau đó là: Đặc điểm khí hậu, sông hồ... của các châu lục. Bởi vì từ vị trí địa lí địa hình sẽ quyết định đén các đặc điểm tự nhiên tiếp sau, đó là mối liên hệ lô gic trong các thành phần tự nhiên .Vậy với những bài có nội dung tìm hiểu về khí hậu của một châu hay một khu vực ta cần tiên hành ra sao để rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh? Theo bản thân tôi vấn đề đó được tiến hành như sau: Ví dụ: Trong bài 25 điều kiện tự nhiên của khu vực Đông nam Á khi dạy phần 2 khí hậu: Để khai thác kiến thưc về khí hậu của Nam Á học sinh phải có kỹ năng tư duy địa li .dia hinh với khí hậu do đó đầu tiên giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại vị trí địa lí, địa hình của Nam Á, xác định lại toàn bộ khu vực Nam Á trên bản đfồ tự nhiên Châu Á hoặc bản đồ tự nhiên khu vực Nam Á, nêu đặc điểm nổi bật của khí hậu Nam Á. ( nhiệt độ ,lượng mưa, gió) giải thích tại sao ?.Nếu học sinh không trả lời được giáo viên đưa ra câu hỏi phụ có tính chất gợi mở để học sinh tiếp tục thảo luận đưa ra đáp án của mình như: vĩ độ địa lí , địa hình ,gió biển và dòng biển...Khi học sinh đã nêu được những đặc điểm cơ bản của khí hậu Nam Á giáo viên có thể gọi từ 1 đến 2 em học sinh lên bảng xác định trên bản đồ những khu vực mưa nhiều khu vực mưa ít và giải thích tại sao đối với các đặc điểm đã nêu ở trên. - Cuói cùng giáo viên có thể khắc sâu lại các kiên thức trên bằng bản đồ giúp học sinh nắm được các kiến thức cơ bản của khí hậu Nam Á. - Rèn luyện kĩ năng lược đồ, bản đồ ... không chỉ tiến hành trong khi dạy bài mới mà còn được tiến hành ở phần kiểm tra bài cũ hay tiét ôn tập, đặc biệt trong các tiét thực hành , ví dụ như khi kiểm tra bài cũ đê vào tiết học mới giáo viên có thể đặt ra câu hỏi như sau: Em hay ác định vị trí giới hạn của Châu Phi trên bản đồ thế giới? Hoặc trong các tiết thực hành giáo viên có thể thường xuyên liên hệ kiến thức đã học với bản đồ , lược đồ ,biểu đồ... để học sinh rèn luyện ki năng tư duy lô gíc hơn. - Ngoài bản đồ, lược đồ giáo viên còn rèn luyện cho học sinh kĩ năng vẽ phân tích biểu đồ thể hiện các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa của một khu vực hay của một châu lục nào đó .Để giúp các em nắm chắc đặc điểm khí hậu thì biểu đồ cũng là một phương tiện quan trọng không thể thiếu được vì dựa vào biểu đồ học sinh có thể hiểu được đặc điểm cụ thể về hai yếu tô quan trọng là nhiệt độ, lượng mưa của địa phương mà các em đang học như: - Nhiệt độ trung bình là bao nhiêu. - Diễn biến nhiệt độ trong năm như thế nào, biên độ nhiệt lớn hay nhỏ giữa các tháng trong năm, giữa ngày và đêm - Đối với lượng mưa các em sẽ phân tích xem tổng lượng mưa trong năm là bao nhiêu lượng mưa của các tháng trong năm như thế nào, sự phân bố lượng mưa trong năm mưa đều trong năm hay mưa theo mùa. Sự chênh lệch lượng mưa giưa các tháng mưa nhiều nhất so với các tháng mưa ít nhất...Tính lượng mưa trung binh của năm.giải thích tại sao - Từ các yếu tố được phân tích ở trên học sinh rút ra địa phương đó thuộc kiểu khí hậu gì? Nêu đặc điêm chung về khí hậu của địa phương đó. Kĩ năng biễu đồ không chỉ rèn luyện theo cách trên mà có thể rèn luyện bằng cách cho học sinh chọn một trong các biểu đồ giáo viên đưa ra phù hợp với nội dung của bài học yêu cầu học sinh phân tích nhanh rồi từ đó các em xác định kiểu khí hậu, hoặc giáo viên đưa ra bảng số liệu yêu cầu học sinh dựa vào đó để vẽ biểu đồ Đối với ki năng này học sinh đã được làm quen ở lớp 6, đến lớp7 kĩ năng này tiếp tục được củng cố và được nâng cao hơn. Với cách rèn luyện kỹ năng nhận biết phân tích biểu đồ khí hậu như trên tôi nhận thấy biểu đồn không những giúp học sinh lĩnh hội kiến thức mới một cách nhanh nhạy khoa học mà còn giúp học sinh mở rộng hơn cách nhận biết, phân tích, vẽ biểu đồ, củng cố các kiến thứcđã học, đồng thời các em có thể nhận biết các dạng biểu đồkhác mà các em có thể gặp phải trong quá trình học tập và trong cuộc sống. Trong các đối tượng địa lý khinghiên cứu các đực điểm tự nhiên ngoài địa hình, khí hậu thì sông ngòi cũng là yếu tố được đề cập đến nhiều trong chương trình và có quan hệ mật thiết với địâ hình khí hậu của một khu vực hay một châu lục. Đẻ học sinh nắm được đặc điểm của sông ngòi giáo viên cũng cần yêu cầu học sinh quan sát biểu đồ dựa vào các ký hiệu của sông ngòi từ đó giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi cho học sinh tư duy tìm tòi phát hiện ra các kiến thức như: - Nhận xét mạng lưới sông ngòi nơi bắt nguồn, hướng chảy, nơi đổ ra, đặc điểm dòng chảy. - Giải thích các đặc điểm đótừ đó rút ra đặc điểm chung của sông ngòi của địa phương đang học. - Hoặc học sinh lên bảng xác định các con sông lớn nơi bắt nguồn đặc điểm dòng chảy v.v.v trên bản đồ. Sau đó giáo viên có thể sửa sai hoặc bổ sung. Trong phần củng cố toàn bài giáo viên có thể rèn luyện kỹ năng cho học sinh bằng cách gắn tên các con sông lớn vào lược đồ câm dựa vào các mảnh bìa

File đính kèm:

  • docMot so bien phap ren luyen ky nang thuc hanh sudung ban do luoc do bieu do lat cat.doc