Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh giải toán 3

1.Phân tích và hệ thống các dạng Toán có lời văn trong môn Toán ở Tiểu học.

2.Tìm hiểu đường lối chung để hướng dẫn học sinh giải các bài Toán đơn có lời văn ở lớp 3.

3.Tìm hiểu để phân biệt và giải các bài Toán đơn lớp 3.

4. Phân tích tìm hiểu thực trạng dạy học Toán ở Tiểu học, tìm được ý kiến hay nhằm cải tiến cách dạy học.

 

doc13 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 916 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh giải toán 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài toán hợp và toán điển hình thì trước hết các em phải giải thành thạo các bài toán đơn. Do đó việc học kỹ các bài toán đơn chính là một công việc chuẩn bị có ý nghĩa cần thiết cho việc giải toán hợp. Trong sangs kiến kinh nghiệm này tôi chỉ xin đề cập đến phương pháp giải toán đơn đối với học sinh lớp 3 hiện nay. Đối với lớp 3, các bài toán đơn được đề cập khi cho học sinh ôn tập các phép tính cộng, trừ ở đầu năm học hoặc khi các em vận dụng các quy tắc tính về số có nhiều chữ số vừa học. Trong khi giải các bài toán này thường được tiến hành theo 4 bước. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh giải các bài toán có lời văn theo 4 bước sau đây để có thể nâng cao khả năng tư duy và giúp cho học sinh có được cách tìm hiểu một bài toán cụ thể một cách hiệu quả nhất. * Bước 1. Tìm hiểu nội dung bài toán: Học sinh phải đọc kỹ đề toán ( Dưới dạng có lời văn, tóm tắt bằng chữ, tóm tắt bằng sơ đồ) để hiểu rõ bài toán cho biết gì? bài toán hỏi gì? . Khi đọc phải hiểu các thuật ngữ toán học quan trọng , học sinh có thể đọc lại tóm tắt bài toán. Trong khi hướng dẫn học sinh giải toán, điều quan trọng là giáo viên phải giúp cho học sinh hiểu được các thuật ngữ toán học trước khi tìm hiểu cách giải. Việc nghiên cứu và hiểu được nội dung của bài toán sẽ quyết định việc học sinh có thể giải được bài toán hay không. Do đó đây là một bước không thể thiếu nếu muốn rèn cho học sinh có ký năng giải một bài toán có lời văn. *Bước 2. Tìm cách giải bài toán. Sau khi học sinh đã hiểu được nội dung của đề bài. Việc hướng dẫn cho học sinh tìm tòi cách giải của bài toán thông qua việc vận dụng những hiểu biết về môn toán của học sinh sẽ giúp cho học sinh tìm ra cách giải bài toán một cách khoa học, hợp lý và tìm ra kết quả một cách chính xác. Việc tìm tòi cách giải bài toán cụ thể cho học sinh cần giải quyết một số công việc sau: - Biết minh hoạ bài toán bằng tóm tắt, sơ đồ: Học sinh có thể tòm tắt bài toán bằng sơ đồ ngắn gọn để học sinh có thể nhìn vào sơ đồ để lệp được kế hoạch giải bài toán. - Lập kế hoạch giải: Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên có thể lập kế hoạch giải bài toán chi tiết. Kế hoạch giải càng cụ thể thì thực hiện giải bài toán càng thuận lợi. * Bước 3. Thực hiện cách giải bài toán. - Hoạt động này gồm việc thực hiện phép tính đã nêu trong kế hoạch giải bài toán và trình bày bài toán trên cơ sở đã phân tích cụ thể nội dung của bài toán. - Trong khi giải bài toán, học sinh có thể trình bày từng phép tính đơn. - Mỗi phép tính kèm một câu lời giải, cuối bài toán có ghi đáp số. * Bước 4: Kiểm tra cách giải bài toán. Đây là bước thử lại để kiểm tra việc giải bài toán của học sinh để phân tích đúng, sai. Nếu sai sẽ sửa chữa, tìm cách giải khác. *Sau đây là một số ví dụ cụ thể về phương pháp giải toán đơn : - Ví dụ 1 : Bài tập 3 trang 70 ( SGK Toán 3 ) Có 31 mét vải, may mỗi bộ quần áo hết 3 mét. Hỏi có thể may được nhiều nhất là mấy bộ quần áo và còn thừa mấy mét vải? - Giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu bài toán : Bài toán cho biết gì ? (Có 31 m vải; may mỗi bộ quần áo hết 3m vải) Bài toán hỏi gì ? (Có thể may được nhiều nhất mấy bộ quần áo, còn thừa?m vải ). Sau khi tìm hiểu để học sinh nắm được nội dung bài toán. GV hướng dẫn học sinh tìm tòi cách giải và giải bài toán. Giải : 31 m vải có thể may được nhiều nhất là: 31 : 3 = 10 (dư 1) bộ quần áo. Đáp số: 10 bộ; thừa 1 m vải Như vậy, học sinh có thể biết được với 31 m vải theo bài toán trên có thể may đợc nhiều nhất là 10 bộ quần áo. Số dư trong phép tính chính là số vải thừa ra khi đã may số quần áo đó. - Học sinh có thể thử lại quá trình và kết quả giải bài toán đó bằng cách tính xem 10 bộ quần áo hết bao nhiêu mét. 1 m vải không đủ may 1 bộ quần áo cho nên đây chính là phần thừa ra trong tổng số vải. Ví dụ 2 : Bài tập 4 Trang 103 (SGK Toán 3 ) Một cửa hàng buổi sáng bán được 432l dầu, buổi chiều bán được gấp đôi buổi sáng. Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu lít dầu? - áp dụng các bước hướng dẫn, giáo viên cho học sinh tìm hiểu nội dung bài toán : Bài toán cho biết gì ? (Buổi sáng bán 432 l; buổi chiều bán gấp 2 lần buổi sáng). Bài toán hỏi gì ? (Cả hai buổi cửa hàng bán bao nhiêu lít dầu) - Giáo viên hướng dẫn học sinh lập kế hoạch giải bài toán và tiến hành theo các bước. Giải : Cả hai buổi bán được số lít dầu là: 432 x 2 = 864 (lít) Đáp số : 864 lít dầu 4. Hiệu quả mới, ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm : Đối với học sinh lớp 3 ở tiểu học, các bài toán đơn các em được học nhiều ở lớp 1, lên lớp 2, lớp 3 các bài toán đơn chỉ được đề cập lại khi học sinh ôn tập các phép tính có 6 chữ số hoặc vận dụng các quy tắc về nhân chia, số đo đại lượng vừa học. Qua đó giáo viên khắc sâu cho các em về phương pháp giải toán đơn. Biết vận dụng quy tắc đã học để thực hiện phép tính đó. So với việc giải toán có lời văn là toán hợp thì toán đơn dễ hơn, nhưng có học sinh còn hay mắc phải một số lỗi sau : - Khâu đọc hiểu đề bài toán hạn chế nên tóm tắt không chính xác. - Không thiết lập được mối qua hệ giữa các đơn vị. - Trình bày lời giải sai hoặc trong phép tính không ghi tên đơn vị. - Thiếu đáp số - Đặt tính đúng thì lại không dựa vào dữ kiện của bài toán Ngoài những nguyên nhân sai của học sinh còn phải kể đến những sai sót của giáo viên là : Khi hướng dẫn bài toán giáo viên chưa làm rõ bản chất của vấn đề, dấu hiệu của bài toán, chưa tạo cho các em thói quen tóm tắt bài toán, lập kế hoạch giải mà chỉ đọc đề rồi giải. Đặc biệt ở lớp 3 giáo viên thường coi nhẹ giải toán đơn, nghĩ là dễ, học sinh làm được ngay nên ít hướng dẫn mà cho học sinh tự đọc đề rồi làm. Đây là vấn đề giáo viên cần quan tâm để có thể hướng dẫn học sinh giải bài toán có lời văn một cách hiệu quả, qua đó có thể phát triển năng lực tư duy cho học sinh. Qua việc tìm hiểu những bước tiến hành giúp cho giáo viên có thể hướng dẫn học sinh lớp 3 giải toán có lời văn. Trong quá trình áp dụng các giải pháp nêu trên, tôi nhận thấy rằng đối với học sinh do tôi chủ nhiệm, việc hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu đề bài, lập kế hoạch giải, giải bài toán và thử lại kết quả là một việc làm không thể thiếu để học sinh có thể nhận thức đúng và tìm được lời giải chính xác cho một bài toán cụ thể. Qua việc hướng dẫn học sinh lớp 3 giải bài toán có lời văn sau quá trình triển khai thực hiện đã đạt được kết quả việc giải toán như sau: Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu Trước khi áp dụng 22/22 3=13.6% 4 = 18.1% 8 = 36.4% 7=31.8% Sau khi áp dụng 22/22 7 = 31.8% 5 = 22.7% 9 = 40.9% 1= 4.5% Nhìn vào bảng số liệu so sánh như trên, chúng ta đều thấy được rằng trước khi áp dụng sáng kiến vào công tác giảng dạy thì tỉ lệ học sinh giải toán qua các bài khảo sát rất thấp. Sau khi áp dụng sáng kiến, kết quả đã được nâng lên rõ rệt. Điều đó chứng tỏ được sự đúng đắn, tính chính xác khi áp dụng các bước giải toán có lời văn vào thực tế giảng dạy ở lớp 3 do tôi chủ nhiệm. C. Bài học kinh nghiệm 1. Kinh nghiệm cụ thể: Dạy giải Toán là một hoạt động trí tuệ khó khăn và phức tạp. Do đó khi giải toán đòi hỏi học sinh phải phát huy trí tuệ, tư duy một cách tích cực cụ thể, linh hoạt chủ động và sáng tạo, đồng thời qua việc giải toán của học sinh mà giáo viên dễ dàng phát hiện ra những ưu điểm và nhược điểm để giúp các em khắc phục và phát huy. Dạy giải Toán góp phần quan trọng vào việc rèn luyện năng lực tư duy và những đức tính tốt đẹp của người lao động mới. ở chương trình Toán lớp 3 là chương trình cần cung cấp, củng cố cho học sinh các ký năng giải toán, đặc biệt là dạng toán có lời văn nên các em tiếp xúc với nhiều dạng Toán mới, khó và phức tạp. Do vậy chúng ta phải trú trọng đến phần toán đơn, nhằm giúp các em nắm vững cách giải toán đơn, thì từ toán đơn sẽ giải tốt toán hợp. Các em biết phân tích đề bài dựa vào các dấu hiệu của bài Toán để phát hiện ra dạng toán và tìm cách giải đúng. Sau mỗi dạng Toán, giáo viên cần làm nổi rõ đặc điểm cơ bản của loại Toán đó để khắc sâu cho học sinh. Qua quá trình nghiên cứu đề tài, với sự giúp đỡ của BGH và các động nghiệp cùng với sự nỗ lực của bản thân tôi đã cố gắng nghiên cứu và đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra của thực tế dạy môn Toán lớp 3 ở Tiểu học. 2. Sử dụng sáng kiến kinh nghiệm: Sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã được thực nghiệm trong quá trình giảng dạy học sinh tại lớp do tôi chủ nhiệm và đạt được kết quả khả quan. Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi trong quá trình dạy toán có lời văn trong chương trình tiểu học nói chung và bộ môn Toán 3 nói riêng ở trường Tiểu học. 3. Đề xuất hướng phát triển của SKKN: * Những đề xuất liên quan đến SGK,SGV : Đối với SGK chương trình đã sắp đặt từ dễ đến khó, phần toán có lời văn nên ra đề gần gũi với cuộc sống của các em hơn. SGV cần biên soạn cụ thể hơn phần hướng dẫn giải toán có lời văn. * Đối với phương pháp giảng dạy : Để đạt được kết quả tốt trong giảng dạy thì trước hết mỗi giáo viên phải biết tự nâng cao kiến thức nghiệp vụ của bản thân, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp. Sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học theo từng nội dung bài học phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh theo vùng miền.. Đội ngũ giáo viên cần được thường xuyên được bồi dưỡng để nâng cao tay nghề sư phạm bằng cách tổ chức các buổi chuyên đề, thao giảng các tiết dạy. Bên cạnh đó mỗi giáo viên nâng cao trách nhiệm đối với học sinh. Trong tiết dạy phải chú ý tới tất cả các đối tượng học sinh. Thiết kế những bài giảng hay để thu hút các em học tập, yêu thích học toán. Trong bản sáng kiến này do kinh nghiệm và trình độ của tôi còn nhiều hạn chế nên không thể tránh được những thiếu sót trong quá trình thực hiện. Rất mong sự góp ý của các đồng nghiệp, Ban giám hiệu nhà trường để sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn. Địch Quả, ngày tháng năm 200 Người viết Nguyễn Thị Miền Tài liệu tham khảo Sách giáo khoa Toán lớp 3 – NXB Giáo dục Sách giáo viên Toán lớp 3 – NXB Giáo dục Phương pháp dạy Toán ở Tiểu học – NXB Giáo dục. Thực hành giải Toán Tiểu học. Tạp trí giáo dục Tiểu học. Tạp chí Toán tuổi thơ.

File đính kèm:

  • docSKKN Mon Toan lop 3.doc
Giáo án liên quan