Đề giao lưu học sinh giỏi lớp 5 Môn: Tiếng Việt Trường TH Lý Tự Trọng

Câu 1(5điểm)

Trong mỗi nhóm từ sau có từ nào không thuộc nhóm? Nếu có, hãy chỉ ra và giải thích tại sao?

a)Nhân viên, bệnh nhân, thương nhân, nhân kiệt, nhân chứng, nhân loại, nhân sĩ, nhân trung.

b) Nhân nghĩa, nhân hoà, nhân đạo,nhân hậu

Câu 2(5 điểm)

A, Xác định thành phần ngữ pháp trong các câu sau:

1) Cầu Thê Húc ở giữa thủ đô Hà Nội.

2) Cầu Thê Húc nằm bên cạnh đền Ngọc Sơn, đẹp tuyệt vời!

3) Cầu Thê Húc ở giữa thủ đô Hà Nội, đền Ngọc Sơn nằm bên cạnh.

B, Các câu trong đoạn văn sau được liên kết với nhau bằng cách nào? Hãy chỉ rõ các từ ngữ được dùng trong phép liên kết đó.

 Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạpvà chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4559 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề giao lưu học sinh giỏi lớp 5 Môn: Tiếng Việt Trường TH Lý Tự Trọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đơn vị ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 5 PHÒNG GD&ĐT TPTH Môn: Tiếng Việt Trường TH Lý Tự Trọng (Thời gian làm bài 60phút) ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 5 Môn: Tiếng Việt Thời gian làm bài: 60phút Câu 1(5điểm) Trong mỗi nhóm từ sau có từ nào không thuộc nhóm? Nếu có, hãy chỉ ra và giải thích tại sao? a)Nhân viên, bệnh nhân, thương nhân, nhân kiệt, nhân chứng, nhân loại, nhân sĩ, nhân trung. b) Nhân nghĩa, nhân hoà, nhân đạo,nhân hậu Câu 2(5 điểm) A, Xác định thành phần ngữ pháp trong các câu sau: 1) Cầu Thê Húc ở giữa thủ đô Hà Nội. 2) Cầu Thê Húc nằm bên cạnh đền Ngọc Sơn, đẹp tuyệt vời! 3) Cầu Thê Húc ở giữa thủ đô Hà Nội, đền Ngọc Sơn nằm bên cạnh. B, Các câu trong đoạn văn sau được liên kết với nhau bằng cách nào? Hãy chỉ rõ các từ ngữ được dùng trong phép liên kết đó. Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạpvà chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản. Câu 3(5điểm) Trong đoạn thơ sau, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Em thấy hình ảnh trăng trong cách nhìn của mỗi người như thế nào? Mẹ bảo trăng như lưỡi liềm Ông bảo: trăng tựa con thuyền cong mui Bà nhìn: như hạt cau phơi Cháu cười: quả chuối vàng tươi ngoài vườn Bố nhớ khi vượt Trường Sơn Trăng như cánh võng chập chờn trong mây. Câu 4 (15điểm) Em đã đọc những câu truyện cổ tích và bắt gặp nhiều nhân vật: nàng Bạch Tuyết xinh đẹp, anh Khoai chăm chỉ, ông Bụt hiền lành, … Em hãy tả lại một nhân vật trong truyện cổ tích đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 Câu 1(5điểm) a)Từ lạc là nhân trung(chỉ phần lõm từ dưới mũi xuống đến giữa môi trên). Vì nhân trung có tiếng nhân không có nghĩa là “người”. Các từ còn lại đều có tiếng nhân có nghĩa là “người”. (2.5điểm) b) Từ lạc là nhân hoà (sự hoà thuận, đoàn kết nhất trí giữa mọi người). Vì nhân hoà tiếng nhân không có nghĩa là “lòng thương người”. Các từ còn lại đều có tiếng nhân có nghĩa là “lòng thương người” (2.5điểm) - Ở mỗi ý, chỉ ra được từ lạc cho 1,5điểm; giải thích đúng cho 1điểm. Câu 2(5 điểm) A, (3điểm) Học sinh xác định đúng thành phần mỗi câu cho 1điểm. 1) Cầu Thê Húc ở giữa thủ đô Hà Nội. CN VN 2) Cầu Thê Húc nằm bên cạnh đền Ngọc Sơn, đẹp tuyệt vời! CN VN1 VN2 3) Cầu Thê Húc ở giữa thủ đô Hà Nội, đền Ngọc Sơn nằm bên cạnh. CN VN CN VN B,(2điểm) Cách liên kết Từ ngữ liên kết Thay thế từ ngữ anh ta thay cho một người Lặp từ ngữ những câu đơn giản Chỉ ra mỗi cách liên kết được 0.5điểm. Chỉ ra được các từ ngữ được dùng trong mỗi phép liên kết trên, được 0.5điểm. Câu 3(5điểm) HS nêu được một số ý cơ bản sau: - Tác giả sử dụng biện pháp so sánh (1điểm) - Khi thì dùng từ so sánh (như, tựa); khi thì dùng dấu hai chấm (1điểm) - Qua cách so sánh trên, hình ảnh trăng hiện lên thật sinh động. Ở mỗi cách nhìn, trăng lại mang một vẻ đẹp khác nhau: với mẹ, trăng là lưỡi liềm(vẻ đẹp của sự lao động); với ông trăng là con thuyền (vẻ đẹp của sự thảnh thơi); với bà trăng là hạt cau phơi (gần gũi và thân thiết); với cháu, trăng là quả chuối vàng (ngộ nghĩnh, cómàu sắc tươi tắn); với bố, trăng như cánh võng chập chờn (có sự hoạt động). Mỗi người khi nhìn tảưng đều liên tưởng đến hình ảnh một sự vật gần gũi với mình. (3điểm) Câu 5 (15điểm) *) yêu cầu chung: - HS viết đúng thể loại văn tả người - tả một nhân vật trong truyện cổ tích. - Về bố cục: đâyd đủ 3phần (mở bài, thân bài, kết bài ). Nội dung miêu tả nổi bật hình ảnh một nhân vật với những nét tiêu biểu về hình dáng, gắn với những hoạt động thể hiện tính cách của nhân vật đó. - Diễn đạt trôi chảy. mạch lạc, câu văn sinh động, biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong miêu tả, xen lẫn bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của người viết với nhân vật. - Chữ viểt rõ ràng, trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả. *) Biểu điểm: - Mở bài (tối đa 2 điểm): giới thiệu được nhân vật miêu tả tự nhiên. - Thân bài (tối đa 11 điểm): tả nổi bật nhân vật với những đặc điểm về ngoại hình, tính cách,tình cảm. - Kết bài (tối đa 2 điểm): bộc lộ được tình cảm, ấn tượng với nhân vật. *) Lưu ý: Tổng điểm toàn bài tối đa là 30 điểm (Không làm tròn điểm số). Giám khảo cho điểm thành phần từng câu như hướng dẫn chấm. Tuy nhiên, trong qua trình chấm bài, giám khảo phải biết vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm (đặc biệt là TLV) để cho điểm một cách thích hợp, thoả đáng với từng câu, từng bài làm cụ thể của học sinh.

File đính kèm:

  • docgiao luu hoc sinh gio.doc
Giáo án liên quan