Bài soạn Lớp 5 Tuần 9

I. MỤC TIÊU

 - Đọc diễn cảm bài văn; Biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.

 - Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 

doc29 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài soạn Lớp 5 Tuần 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: (30 phút) Bài 1. HS nêu yêu cầu của BT: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: a) Tổng số học sinh của lớp 5A và lớp 5B là 66 bạn. Lớp 5A có nhiều hơn lớp 5B là 4 bạn. Số học sinh của 5A là: A. 62 bạn B. 31 bạn C. 35 bạn D. 33 bạn b) Hiện nay tổng số tuổi của hai bố con là 48 tuổi. Tuổi bố gấp 3 lần tuổi con. Tuổi con hiện nay là: A. 15 tuổi B. 16 tuổi C. 12 tuổi D. 14 tuổi - HS làm bài cá nhân vào vở rồi nêu kết quả. - Kết quả: a) C. 35 bạn; b) C. 12 tuổi Bài 2. Một xe đạp trong 3 giờ đi được 42 km. Hỏi trong 6 giờ xe đó đi được bao nhiêu li-lô-mét? - Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài. - Kết quả: 70 km Bài 3. Biết rằng 6 người lát xong nền của một ngôi nhà trong 8 ngày. Hỏi người ta muốn lát xong nền ngôi nhà đó trong 3 ngày thì cần bao nhiêu người? (mức làm của mỗi người như nhau). - Kết quả: 16 người Bài 4. Một phòng học dùng 8 bóng điện để thắp sáng thì một tháng hết 96 000 đồng tiền điện. Nếu người ta chỉ dùng 6 bóng điện để thắp sáng thì một tháng giảm đi bao nhiêu tiền điện? - GV hướng dẫn, cả lớp làm bài vào vở. - 1 HS lên bảng giải Nếu chỉ dùng một bóng điện thì một tháng hết số tiền là: 96 000 : 8 = 12 000 (đồng) 6 bóng điện thì một tháng hết số tiền là: 6 12 000 = 72 000 (đồng) Nếu chỉ dùng 6 bóng điện để thắp sáng thì một tháng giảm được số tiền là: 96 000 – 72 000 = 24 000 (đồng) Đáp số: 24 000 đồng * HS giỏi yêu cầu tìm thêm cách giải khác. 3. Củng cố, dặn dò: (3 phút) - HS hệ thống lại nội dung ôn tập. - Nhận xét tiết học. Tự học Luyện toán: Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân I. Mục tiêu - Biết viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân. II. Hoạt động dạy học 1.Giới thiệu bài 2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập rồi chữa bài Bài 1. Viết số thập phân thích hợp vào chổ chấm: HS viết được a. 3,62m2 ; b. 4,03m2 ; c. 0,37m2 ; d. 0,08m2 Bài 2. Viết số thập phân thích hợp vào chổ chấm: HS viết được : a. 8,15cm2 ; b. 17,03cm2 ; c. 9,23dm2 ; d. 13,07dm2 Bài 3. Viêtsố thập phân thích hợp vào chổ chấm: HS viết được: a. 0,5ha ; b. 0,2472ha ; c. 0,1km2 ; d. 0,23km2 Bai 4. Viết số thích hợp vào chổ chấm: Mẫu 4,27m2 = 427dm2 . Cách làm: 4,27m2 = 4m2 = 4m227dm2 = 427dm2 HS viết được: a. 373dm2 ; b. 435dm2 ; c. 653ha ; d. 35000m2 3. Củng cố dặn dò GV nhận xét tiết học ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Thứ năm, ngày 21 tháng 10 năm 2010 Tiết 1 Thể dục ôn 3 động tác đã học -Trò chơi "ai nhanh và khéo hơn" I. Mục tiêu: - Biết cách thực hiện động tác vươn thở, tay và chân của bài thể dục phát triển chung - Trò chơi "Ai nhanh và khéo hơn". Biết cách chơi và tham gia chơi được vào trò chơi . II. Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sân chơi cho trò chơi. III. Nôi dung và phương pháp lên lớp: 1. Phần mở đầu: 6 - 8 phút. - Cán sự điều khiển lớp tập trung, GV phổ biến nhanh nhiệm vụ, yêu cầu bài học: - Cả lớp cùng GV chạy quanh sân tập - Sau khi chạy xong lớp đứng thành vòng tròn, mặt quay vào trong để khởi động các khớp. Khởi động kỹ hơn các khớp cổ chân, đầu gối, hông, vai, cổ tay, mỗi động tác thực hiện 2 lần x 8 nhịp. * Chơi trò chơi khởi động: "Đứng ngồi theo hiệu lệnh": 2 - 3 phút. 2. Phần cơ bản: 18 - 20 phút. a) Học trò chơi "Ai nhanh và khéo hơn". 5 - 6 phút. - GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi, sau đó tổ chức cho HS chơi thử 1 - 2 lần rồi mới chơi chính thức. b) Ôn 3 động tác vươn thở, tay và chân của bài TD phát triển chung: 14 - 16 phút. - GV cùng HS nhắc lại các bước của 3 động tác đã học. - GV cho HS ôn lại 3 động tác. - Chia tổ tập luyện cho các em tự ôn tập. - Các tổ báo cáo kết quả ôn tập. 3. Phần kết thúc: 5 - 6 phút. - Đứng vỗ tay và hát hoặc chơi trò chơi tại chỗ mang tính chất thả lỏng . - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét và giao bài tập về nhà. Yêu cầu HS về nhà ôn lại 3 động tác thể dục đã học. ––––––––––––––––––––––––––––– Tiết 2 Tiếng Anh (Cô Hiền dạy) ––––––––––––––––––––––––––––– Tiết 3 Tập làm văn luyện tập thuyết trình, tranh luận I. Mục tiêu Nêu được lí lẽ, dẫn chứng và bước đầu biết diễn đạt gãy gọn, rõ ràng trong thuyết trình, tranh luận một vấn đề đơn giản II. Đồ dùng dạy học: - VBT Tiếng Việt 5 tập 1. - Bảng phụ kẻ sẵn nội dung BT1. III. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - HS đọc đoạn mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng tiết trước. 2. Bài mới: (30 phút) a) GV giới thiệu bài: - Các em đã là HS lớp 5. Đôi khi các em phải trình bày, thuyết trình một vấn đề trước nhhiều người hoặc tranh luận với ai đó về một vấn đề. Làm thế nào để bài thuyết trình, tranh luận hấp dẫn, có khả năng thuyết phục người khác, đạt mục đích đặt ra. Tiết học này sẽ giúp các em bước đầu có khả năng đó. b) HDHS luyện tập Bài tập 1: - Một HS đọc nội dung bài tập 1. - HS làm việc theo nhóm: Điền vào bảng phụ. Lời giải: Câu a) Vấn đề tranh luận: Cái gì quý nhất trên đời? Câu b) ý kiến và lí lẽ của mỗi bạn. Hùng: Quý nhất là lúa gạo > Có ăn mới sống được. Quý: Quý nhất là vàng > Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo. Nam: Quý nhất là thì giờ > Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc. Câu c) ý kiến, lí lẽ và thái độ tranh luận của thầy giáo: - Thầy giáo muốn thuyết phục Hùng, Quý, Nam công nhận điều gì? (Người lao động là quý nhất). - Thầy đã lập luận như thế nào? (Lúa, gạo, vàng, thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất. Không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc, thì giờ cũng trôi qua vô vị). - Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận như thế nào? (Thầy tôn trọng người đối thoại, lập luận có tình có lí: Công nhận những thứ Hùng, Quý, Nam nêu ra đều đáng quý (lập luận có tình). Nêu câu hỏi: "Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, ai biết quý thì giờ?" rồi ôn tồn giảng giải để thuyết phục học sinh (lập luận có lí)). GV: Khi thuyết trình, tranh luận về một vấn đề nào đó, ta phải có ý kiến riêng, biết nêu lí lẽ để bảo vệ ý kiến một cách có lí, có tình, thể hiện sự tôn trọng người đối thoại. Bài tập 2: Một HS đọc yêu cầu bài tập và ví dụ. - GV phân tích thêm ví dụ, giúp HS hiểu thế nào là mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng. - Từng tốp trao đổi, đóng vai Hùng, Quý, Nam để tranh luận. - GV và HS đánh giá, nhận xét. Bài tập 3: HS đọc bài tập 3. 3a) Tổ chức hoạt động nhóm để rút ra: * Điều kiện 1: Phải có hiểu biết về vấn đề được thuyết trình, tranh luận, nếu không, không thể tham gia thuyết trình, tranh luận. * Điều kiện 2: Phải có ý kiến riêng về vấn đề được thuyết trình, tranh luận. Không có ý kiến riêng nghĩa là không hiểu sâu sắc vấn đề, hoặc không dám bày tỏ ý kiến riêng, sẽ nói dựa, nói theo người khác. * Điều kiện 3: Phải biết cách nêu lí lẽ và dẫn chứng: Có ý kiến rồi còn phải biết cách trình bày, lập luận để thuyết phục người đối thoại. 3b) HS nêu, GV kết luận: Khi thuyết trình, tranh luận, để tăng sức thuyết phục và bảo đảm phép lịch sự, người nói cần có thái độ ôn tồn, hoà nhã, tôn trọng người đối thoại; tránh nóng nảy, vội vã hay bảo thủ, không chịu nghe ý kiến đúng của người khác. 3. Cũng cố, dặn dò: (3 phút) - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ các điều kiện thuyết trình, tranh luận. Xem trước nội dung bài sau. ––––––––––––––––––––––––––––– Tiết 4 Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Biết viết số đo độ dài, diện tích, khối lượng dưới dạng số thập phân II. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: (5 phút) - Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 8cm214mm2 = ……..cm2 15cm24mm2 = ……..cm2 5dm243cm2 = ……..dm2 12 dm2 9cm2 =……… dm2 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập rồi chữa bài : (30 phút) Bài 1: Viết số đo độ dài, dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau. - HS tự làm bài, nêu cách làm và kết quả. Bài 2: Viết số đo khối lượng dưới dạng số đo có đơn vị là ki-lô-gam. - HS tự làm bài, nêu cách làm và kết quả. Bài 3: Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân có đơn vị đo là mét vuông. - HS tự làm bài, nêu cách làm và kết quả. (Chú ý so sánh sự khác nhau giữa việc đổi đơn vị đo diện tích với việc đổi đơn vị đo độ dài). Bài 4: Cho HS đọc đề ra, Một HS trình bày các bước giải: Bài giải: 0,15km = 150m. Chiều dài Chiều rộng 150m * Ta có sơ đồ: Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 3 + 2 = 5 (phần) Chiều dài sân trường hình chữ nhật là: 150 : 5 x 3 = 90 (m). Chiều rộng sân trường hình chữ nhật là: 150 - 90 = 60 (m). Diện tích sân trường hình chữ nhật là: 90 x 60 = 5400 (m2) 5400m2 = 0,54ha. Đáp số: 5400m2; 0,54ha. 3. Củng cố, dặn dò : (3 phút) - GV nhận xét tiết học. - Nhắc nhỡ HS lưu ý việc đổi đơn vị đo diện tích với việc đổi đơn vị đo độ dài. ––––––––––––––––––––––––––––– Buổi chiều Tiết 1 Âm nhạc (Thầy Chung soạn giảng) ––––––––––––––––––––––––––––– Tiết 3 Hoạt động ngoài giờ Vệ sinh lớp học I. Mục tiêu: - HS hiểu vì sao phải giữ vệ sinh lớp học? - HS biết thực hành làm vệ sinh lớp học, biết thực hiện các việc làm khác để giữ vệ sinh trường lớp. II. Chuẩn bị: chổi, ven xúc rác, khẩu trang, giẻ lau, cuốc. III. Hoạt động dạy học: 1. GVphổ biến nội dung của tiết học: (2 phút) 2. Thảo luận: (3 phút) Vì sao phải giữ vệ sinh lớp học? (Để cho không khí trong lành, sức khỏe được tốt) 3. GV hướng dẫn HS cách làm vệ sinh lớp học, phân chia công việc cho các tổ: (5 phút) Tổ 1 làm vệ sinh trong lớp học (quét mạng nhên, quét cửa sổ, lau bàn ghế, quét phòng học); tổ 2, 3 làm ở khu vực sân trường, đường vào trường, (cuốc cỏ, quét sạch). 4. HS thực hành làm vệ sinh theo khu vực được phân công: (20phút) GV theo dõi giúp đỡ, hướng dẫn thêm để tất cả các em đều thực hiện đúng. Cả lớp nhận xét kết quả làm việc của từng tổ 5. Hỏi thêm: (3 phút) - Sau khi làm vệ sinh lớp học, em cảm thấy như thế nào? - Hằng ngày, chúng ta cần phải làm gì để giữ cho lớp học được sạch sẽ, gọn gàng? 6. GV nhận xét tiết học: (3phút) - Tuyên dương tổ làm tốt. - Dặn HS thực hiện giữ vệ sinh trường lớp hằng ngày. –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

File đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 9.doc