Bài giảng tuần 11 Ông trạng thả diều

- Hiểu ý nghĩa của truyện : Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh , có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi .

- Đọc trơn tru , lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi , cảm hứng ca ngợi .

 - Giáo dục HS có ý chí vượt khó .

 

doc38 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2089 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng tuần 11 Ông trạng thả diều, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n vị bé và ngược lại , cần vận dụng nhân , chia nhẩm với 100 . - Quan sát các số đo theo từng cặp , so sánh để viết dấu thích hợp vào chỗ chấm . Gợi ý HS cần đưa các số đo về cùng một đơn vị đo để dễ so sánh . - Quan sát hình vuông và hình chữ nhật để phát hiện mối quan hệ diện tích giữa hai hình theo các hướng : + Tính diện tích hai hình , so sánh rồi viết Đ hoặc S . + Không tính diện tích các hình , chỉ cắt ghép hình để so sánh . GHI CHÚ Thứ năm ngày …… tháng 11 năm 2008 Môn : Luyện từ và câu – Tiết : 22 – Tuần 11 TÍNH TỪ I. MỤC TIÊU : - Giúp HS hiểu thế nào là tính từ . - Bước đầu tìm được tính từ trong đoạn văn , biết đặt câu với tính từ - Giáo dục HS có ý thức dùng đúng từ tiếng Việt . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT.I.2,3 . - Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT.III.1 . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Bài cũ : Luyện tập về động từ . - 2 em làm lại BT2,3 tiết trước . 2. Bài mới : Tính từ . Hoạt động 1 : Nhận xét . - Bài 1 , 2 : + Phát riêng phiếu cho một số nhóm . - Bài 3 : + Dán 3 tờ phiếu ở bảng , phát bút dạ , mời 3 em lên bảng khoanh tròn được từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa . + Nhận xét , chốt lại lời giải đúng . - 2 em nối tiếp nhau đọc BT1 , 2 . - Cả lớp đọc thầm truyện Cậu học sinh ở Aùc-boa , trao đổi theo cặp , viết vào vở các từ trong mẩu chuyện miêu tả các đặc điểm của người , vật . - 1 em làm bài trên phiếu có lời giải đúng dán bài lên bảng để chốt lại lời giải đúng - Kết luận : Những từ miêu tả đặc điểm , tính chất như trên được gọi là tính từ . - Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng . - Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ . Hoạt động 2 : Ghi nhớ . - 2 , 3 em đọc ghi nhớ SGK . - Vài em nêu ví dụ để giải thích nội dung cần ghi nhớ . Hoạt động 3 : Luyện tập . - Bài 1 : + Dán 3 , 4 tờ phiếu ở bảng ; mời 3 , 4 em lên bảng làm bài . - Bài 2 : + Nhắc HS : Mỗi em đặt nhanh 1 câu theo yêu cầu a hoặc b . 3. Củng cố : - Nêu ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS có ý thức dùng đúng từ tiếng Việt . 4. Dặn dò : - Nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS học thuộc ghi nhớ SGK . - 2 em tiếp nối nhau đọc nội dung BT . - Làm bài cá nhân vào vở . - Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng . - Đọc yêu cầu BT . - Làm việc cá nhân , lần lượt đọc câu mình đặt . - Nhận xét . - Viết vào vở câu văn mình đặt . GHI CHÚ Thứ sáu ngày …… tháng 11 năm 2008 Môn : Tập làm văn – Tiết : 22 – Tuần 11 MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU : - Giúp HS biết được thế nào là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện . - Bước đầu biết viết đoạn mở đầu một bài văn kể chuyện theo hai cách : gián tiếp và trực tiếp . - Giáo dục HS yêu thích việc viết văn . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Phiếu khổ to viết nội dung ghi nhớ của bài kèm ví dụ minh họa cho mỗi cách mở bài . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 2. Bài cũ : Luyện tập trao đổi với người thân . - Kiểm tra 2 em thực hành trao đổi với người thân về một người có nghị lực , có ý chí vươn lên trong cuộc sống . 3. Bài mới : Mở bài trong bài văn kể chuyện . Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1 : Nhận xét . - Bài 1 , 2 : - Bài 3 : - Chốt lại : Đó là 2 cách mở bài cho bài văn kể chuyện : mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp . - 2 em tiếp nối nhau đọc nội dung BT1,2 . - Cả lớp theo dõi , tìm đoạn mở bài trong truyện , phát biểu : Đoạn mở bài trong truyện là Trời mùa thu mát mẻ . Trên bờ sông , mọt con rùa đang cố sức tập chạy . - Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , so sánh cách mở bài thứ hai với cách mở bài trước , phát biểu : Cách mở bài sau không kể ngay vào sự việc bắt đầu câu chuyện mà nói chuyện khác rồi mới dẫn vào câu chuyện định kể . Hoạt động 2 : Ghi nhớ . - Nhắc HS học thuộc ghi nhớ . - 3 , 4 em đọc ghi nhớ SGK . Hoạt động 3 : Luyện tập . - Bài 1 : + Chốt lại lời giải đúng : Cách a là mở bài trực tiếp . Cách b , c, d là mở bài gián tiếp . - Bài 2 : + Chốt lại : Truyện mở bài theo cách trực tiếp – kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện . - Bài 3 : + Nêu yêu cầu BT ; nhắc HS có thể mở đầu câu chuyện theo cách mở bài gián tiếp bằng lời của người kể chuyện hoặc lời của bác Lê . - Chấm điểm cho đoạn văn viết tốt . 3. Củng cố : - Nêu ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS yêu thích việc viết văn . 4. Dặn dò : - Nhận xét tiết học . - Dặn HS về nhà viết hoàn chỉnh lời mở bài gián tiếp cho truyện Hai bàn tay . - 4 em tiếp nối nhau đọc 4 cách mở bài của truyện Rùa và Thỏ . - Cả lớp đọc thầm lại , suy nghĩ , phát biểu ý kiến . - 2 em nhìn SGK thực hiện : + 1 em kể phần mở đầu truyện Rùa và Thỏ theo cách mở bài trực tiếp . + 1 em kể chuyện trên theo cách mở bài gián tiếp . - 1 em đọc nội dung BT . - Cả lớp đọc thầm phần mở bài truyện Hai bàn tay , trả lời câu hỏi . - Trao đổi theo cặp , viết lời mở bài gián tiếp . - Tiếp nối nhau đọc đoạn mở bài của mình . - Nhận xét . GHI CHÚ Thứ sáu ngày …… tháng 11 năm 2008 Môn : Khoa học – Tiết : 22 – Tuần 11 MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ? MƯA TỪ ĐÂU RA ? I. MỤC TIÊU : - Giúp HS hiểu được hai hiện tượng mây và mưa trong thiên nhiên . - Trình bày được sự hình thành của mây ; giải thích được nước mưa từ đâu ra ; phát biểu định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên . - Yêu thích tìm hiểu khoa học . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Hình trang 46 , 47 SGK . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Bài cũ : Ba thể của nước . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 2. Bài mới : Mây được hình thành như thế nào ? Mưa từ đâu ra ? Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự chuyển thể của nước trong tự nhiên . - Giảng như nội dung mục Bạn cần biết SGK . - Yêu cầu HS phát biểu định nghĩa về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên . - Từng cặp nghiên cứu câu chuyện Cuộc phiêu lưu của giọt nước SGK . Sau đó , nhìn vào hình vẽ kể lại với bạn . - Quan sát hình vẽ , đọc lời chú thích và tự trả lời 2 câu hỏi : + Mây được hình thành như thế nào ? + Nước mưa từ đâu ra ? - Tự vẽ minh họa và kể lại với bạn về 2 hiện tượng trên . - Từng cặp trình bày với nhau về kết quả đã làm việc . Hoạt động 2 : Trò chơi đóng vai Tôi là giọt nước . - Chia lớp thành 4 nhóm . 3. Củng cố : - Đọc lại ghi nhớ SGK . - Nêu lại sự hình thành mây và mưa . 4. Dặn dò : - Nhận xét tiết học . - Xem trước bài Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên . - Các nhóm hội ý và phân vai theo : giọt nước – hơi nước – mây trắng – mây đen – giọt mưa ; chuẩn bị lời thoại . - Lần lượt các nhóm lên trình bày . - Các nhóm khác nhận xét , góp ý về khía cạnh khoa học là chủ yếu . - Đánh giá xem nhóm nào trình bày sáng tạo , đúng nội dung . GHI CHÚ Thứ sáu ngày …… tháng 11 năm 2008 Môn : Toán – Tiết : 55 – Tuần 11 MÉT VUÔNG I. MỤC TIÊU : - Giúp HS hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích mét vuông . Biết 1 m2 = 100 dm2 và ngược lại . - Biết đọc , viết và so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo mét vuông . Bước đầu biết giải một số bài toán có liên quan đến cm2 , dm2 , m2 . - Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Chuẩn bị hình vuông cạnh 1 m đã chia thành 100 ô vuông , mỗi ô có diện tích 1 dm2 bằng giấy bìa . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Bài cũ : Đề-xi-mét vuông . - Sửa các bài tập về nhà . 2. Bài mới : Mét vuông Hoạt động 1 : Giới thiệu mét vuông . - Giới thiệu : Cùng với cm2 , dm2 , để đo diện tích , người ta còn dùng đơn vị mét vuông . - Chỉ hình vuông đã chuẩn bị , yêu cầu tất cả HS quan sát , nói : Mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 m - Giới thiệu cách đọc , viết : Mét vuông viết tắt là m2 . - Quan sát hình vuông , đếm số ô vuông 1 dm2 có trong hình vuông và phát hiện mối quan hệ : 1 m2 = 100 dm2 và ngược lại . Hoạt động 2 : Thực hành . - Bài 1 , 2 : + Chữa bài và kết luận chung . - Bài 3 : - Bài 4 : + Gợi ý HS tìm các cách giải bài toán . 3. Củng cố : - Các nhóm cử đại diện thi đua đổi các đơn vị đo diện tích ở bảng . - Nêu lại định nghĩa về mét vuông cùng quan hệ của nó với các đơn vị khác . 4. Dặn dò : - Nhận xét tiết học . - Làm các bài tập Bài 2 (phải), 4 - Chuẩn bị: Nhân một số với một tổng. - Đọc kĩ đề bài và tự làm bài . - Đọc kết quả từng câu . - Lớp nhận xét . - Đọc kĩ bài toán để tìm lời giải . GIẢI Diện tích của một viên gạch là : 30 x 30 = 900 (cm2) Diện tích căn phòng bằng diện tích số viên gạch lát nền là : 900 x 200 = 180 000 (cm2) = 18 (m2) Đáp số : 18 m2 - Đọc đề , suy nghĩ tìm cách giải . - Tiến hành giải vào vở một trong các cách : GIẢI Diện tích hình chữ nhật to là : 15 x 5 = 75 (cm2) Diện tích hình chữ nhật (4) là : 5 x 3 = 15 (cm2) Diện tích miếng bìa là : 75 – 15 = 60 (cm2) Đáp số : 60 cm2 GHI CHÚ

File đính kèm:

  • docGiao an lop 4 tuan 11.doc
Giáo án liên quan